Giật mình trước những tác hại ít biết từ rau mồng tơi
Rau mồng tơi là loại rau quen thuộc trong mâm cơm mùa hè nhưng không phải ai cũng biết nếu quá lạm dụng, loại rau này sẽ mang lại những hậu quả kinh khủng.
Mồng tơi là một loại rau quen thuộc của rất nhiều bữa cơm gia đình Việt, vừa có giá trị dinh dưỡng cao, vào mùa hè rau mồng tơi còn có tác dụng giải nhiệt rất tốt.
Tuy nhiên loại rau này cũng có những ‘mặt trái’ nhất định mà ai cũng cần biết, để tránh lạm dụng, giúp cho loại rau này phát huy được hết những giá trị dinh dưỡng của nó và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Tuy rau mồng tơi có giá trị dinh dưỡng cao nhưng nếu quá lạm dụng, loại rau này vẫn có những hạn chế nhất định.
Kém hấp thụ dinh dưỡng
Axít oxalic trong mồng tơi nếu được đưa nhiều vào cơ thể sẽ liên kết với sắt và canxi làm cản trở việc hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể.
Nguy cơ mắc bệnh sỏi thận
Hàm lượng purin có trong mồng tơi được đưa nhiều vào cơ thể sẽ biến thành axít uric, đồng thời axít oxalic của mồng tơi cũng sẽ thúc đẩy việc sản xuất canxi oxalate trong cơ thể khiến bạn dễ mắc sỏi thận và sỏi đường tiết niệu.
Video đang HOT
Chất xơ trong rau mồng tơi có tác dụng nhuận tràng, tuy nhiên ăn quá nhiều một lúc sẽ khiến hệ tiêu hóa rối loạn. Bên cạnh đó mồng tơi có tính hàn nên nếu ăn quá nhiều mồng tơi sẽ dễ bị tiêu chảy.
Ăn nhiều rau mồng tơi có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi thận, hấp thu chất dinh dưỡng kém, tiêu chảy…
Tiểu nhiều
Mồng tơi tính mát, có tác dụng lợi tiểu vì vậy ăn nhiều mồng tơi sẽ khiến bạn phải đi tiểu nhiều lần trong ngày.
Gây mảng bám ở răng
Một tác dụng phụ phổ biến nhưng vô hại của việc ăn rau mùng tơi đó là có cảm giác như răng có mảng bám hoặc nhớt. Nguyên nhân là do các axít oxalic trong thực phẩm này. Axít oxalic có chứa tinh thể nhỏ, không hòa tan trong nước. Các grit là vô hại và có thể được loại bỏ dễ dàng bằng cách đánh răng.
Gây khó chịu trong dạ dày
Rau mồng tơi có chứa hàm lượng cao chất xơ; một chén rau mồng tơi nấu chín có chứa 6g chất xơ. Mặc dù chất xơ rất cần thiết trong quá trình thúc đẩy tiêu hóa, tuy nhiên nếu ăn quá nhiều cùng một lúc có thể khiến dạ dày khó chịu.
Cũng chính vì đặc tính này của rau mồng tơi nên người Tỳ Vị hư hàn (lạnh bụng), tiêu chảy, đại tiện lỏng nên hạn chế ăn rau mồng tơi. Nếu cố tình sử dụng rau mồng tơi, tình trạng bệnh sẽ càng thêm nặng.
Theo vtc.vn
Phòng ngừa sỏi thận, uống bao nhiêu nước là đủ?
Để phòng ngừa bệnh sỏi thận, các bác sĩ khuyên nên có chế độ ăn không quá nhiều canxi và uống đủ nước theo cân nặng của cơ thể.
Sỏi đường tiết niệu là những tinh thể rắn, hình thành trong thận từ các chất có trong nước tiểu. Những viên sỏi có kích thước khác nhau, có thể lớn đến vài cm gây ảnh hưởng đến đường tiết niệu, từ thận đến bàng quang.
Nếu không điều trị, sỏi sẽ rơi xuống niệu quản hoặc phát triển tại chỗ (tạị thận và càng ngày càng lớn gây ra bệnh thận ứ nước, nhiễm trùng và tổn thương làm hư thận).
Theo Bác sĩ Vũ Đình Kha, Trưởng khoa Tiết niệu, BV Hoàn Mỹ Sài Gòn, các triệu chứng thường gặp khi bị sỏi thận là đau vùng hông lưng lan ra phía trước bụng, có thể đau đột ngột từng cơn hoặc đau liên tục, dữ dội.
Một bệnh nhân bị sỏi thận đang được tán sỏi ngoài cơ thể tại BV Hoàn Mỹ Sài Gòn. Ảnh: HL
Phần lớn không tìm thấy nguyên nhân gây ra sỏi thận. Tuy nhiên, khoảng 10% có nguyên nhân tạo sỏi như mắc dị tật bẩm sinh có tắc nghẽn hệ tiết niệu (niệu quản đôi, đài bể thận đôi, van niệu đạo,...). Hoặc có thể do nhiễm trùng tiết niệu (viêm đường tiểu), các bệnh làm tăng canxi trong máu như gãy xương, bệnh tuyến giáp, bệnh gout (tăng acid uric làm hình thành sỏi).
Ngoài ra, chế độ ăn uống, sinh hoạt như uống ít nước, nhịn tiểu, ăn quá nhiều muối và dầu mỡ cũng là một trong những nguyên nhân gây sỏi thận. Nữ giới thường mắc sỏi thận nhiều hơn nam giới và bệnh thường xảy ra ở những vùng có khí hậu nắng nóng. Sỏi dưới 5mm, khi chưa có triệu chứng rõ rệt thì chưa cần can thiệp, chỉ điều trị nội khoa. Tán sỏi ngoài cơ thể thường cho kết quả tốt trong trường hợp kích thước sỏi dưới hai cm.
Để phòng ngừa bệnh sỏi thận, các bác sĩ khuyên nên có chế độ ăn không quá nhiều canxi và uống đủ nước theo cân nặng của cơ thể. Cách tính lượng nước cần uống mỗi ngày như sau: Trọng lượng cơ thể (kg) x 0.033 (lít); nếu có vận động, tập thể thao (các hoạt động ra mồ hôi nhiều) thì cứ mỗi 30 phút vận động cộng thêm 355ml nước .
Ngoài ra, để phát hiện sớm sỏi đường tiết niệu cần khám sức khỏe định kỳ. Trường hợp có triệu chứng đau như trên, kết hợp với siêu âm bụng để phát hiện sỏi. Khi đã phát hiện có sỏi đường tiết niệu nên theo dõi định kỳ tại các cơ sở y tế uy tín để được điều trị kịp thời và hiệu quả.
Hiện nay, giới y khoa có rất nhiều phương pháp trị sỏi thận nhưng tán sỏi ngoài cơ thể được xem là giải pháp hiện đại, hiệu quả nhất bởi máy hoạt động theo nguyên lý dùng sóng chấn động ở bên ngoài cơ thể, tập trung vào viên sỏi với một áp lực lớn khiến viên sỏi vỡ và sau đó theo nước tiểu ra ngoài.
Do không xâm lấn nên phương pháp không gây nguy hiểm, tránh phải phẫu thuật, tránh được các biến chứng của vết mổ và hồi phục nhanh. Đây là thủ thuật được thực hiện trong vòng 30 - 45 phút, tùy kích cỡ của sỏi, khắc phục tình trạng sót sỏi trong phẫu thuật lấy sỏi, nhờ khả năng cho phép kiểm tra toàn bộ các đài bể thận và niệu quản. BV Hoàn Mỹ Sài Gòn đã đưa phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể để điều trị bệnh nhân từ năm 2005 và đã điều trị thành công cho hơn 5000 ca bệnh.
HOÀNG LAN
Theo plo.vn
Những tác dụng phụ của rau dền Cùng với rất nhiều lợi ích, cũng có một số điều cần lưu ý khi ăn rau dền. 1. Rối loạn dạ dày Hàm lượng chất xơ trong rau dền, khi ăn quá nhiều, có thể gây ra các vấn đề về dạ dày. Ăn quá nhiều rau dền có thể dẫn đến đầy hơi, tạo thành hơi trong bụng, co thắt dạ...