Giật mình trước “hung thần” chở quá tải kiểu mới
Những phương tiện “lai” này được trang bị thùng container đã gia cố khung xương thép phía trong để đảm bảo khả năng chịu lực như một thùng ben khi nâng hạ và tự đổ hàng.
Thời gian gần đây, trên địa bàn cả nước, đặc biệt là các tỉnh phía Bắc và Thủ đô Hà Nội xuất hiện của một loại phương tiện “lai” giữa xe sơ-mi rơ mooc và xe tải tự đổ ( xe tải ben) với thùng hàng là những chiếc container từ 20ft đến 40ft. Loại xe cực dị này đang dần thế chỗ cho những chiếc xe ben “hổ vồ” (Howo) hạng nặng làm nhiệm vụ vận chuyển vật liệu xây dựng như cát sỏi, đá dăm, than…
Đặc điểm dễ nhận biết của chiếc xe lai “độc và dị” này là ống bơm dầu gắn từ đầu kéo đến trục bơm ben thủy lực được sử dụng để nâng thùng container và đổ như một chiếc xe tải tự đổ. Đây là kết cấu kỹ thuật mà không một chiếc xe sơ mi rơ mooc chở hàng bằng containter nào có. Đối với các loại xe container bình thường, do không sử dụng trục bơm ben thủy lực nên chỉ có các dây dẫn khí nén để phục vụ cho hoạt động của hệ thống phanh xe.
Một chiếc xe “công ben” chở gần 100 tấn đá dăm vô tư lưu thông trên đường vành đai 3 trên cao (Hà Nội). Ảnh: PV
Ngoài ra, những chiếc thùng container cũng được “độ” bằng việc gia cố khung xương thép phía trong để đảm bảo khả năng chịu lực như một thùng ben khi chiếc xe thực hiện việc nâng hạ và tự đổ hàng. Những chiếc thùng hàng này chuyên được sử dụng để chở cát sỏi, đá dăm, than… nên cũng rất dễ phát hiện vì nó thường bị biến dạng và méo mó.
Theo một cán bộ thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam (Bộ GTVT) thì đây là loại xe được hoán cải trái với quy định tại Thông tư số 85/2014/TT-BGTVT ngày 31/12/2014 của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định về cải tạo phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
Video đang HOT
Liên quan tới những chiếc xe lai “độc và dị” này, mới đây, lực lượng Công an thị xã Kinh Môn (tỉnh Hải Dương) đã phối hợp với công an thị trấn Minh Tân tiến hành dừng xe container biển số 14C-180.65 kéo theo rơ mooc biển số 15R-119.50 để kiểm tra.
Xe BKS 90C-090.90 “hô biến” thùng xe container để chở quá tải vật liệu xây dựng bị TTGT Hà Nội phát hiện, xử lý trên đường Trường Sa (huyện Đông Anh, Hà Nội).
Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng đã phát hiện trên xe chở hơn 90 tấn than, xít. Theo hồ sơ đăng kiểm, tổng tải trọng cho phép là 48 tấn. Như vậy, chiếc xe này chở quá tải trên 150% rất nguy hại cho hạ tầng giao thông.
Được biết, chiếc xe container trên cùng một số xe khác đã lấy than từ một doanh nghiệp đóng trên địa bàn thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh đi theo đường quốc lộ 18 rồi rẽ vào đường tránh Mạo Khê để đi sang địa bàn tỉnh Hải Dương.
Xe “công ben” chở hơn 90 tấn than nghi ngờ là “than lậu” từ Quảng Ninh sang Hải Dương thì bị phát hiện.
Tương tự, ngày 7/5/2020, Đội Thanh tra cầu đường bộ (Thanh tra Sở GTVT Hà Nội) thực hiện tuần tra, kiểm soát tải trọng phương tiện trên tuyến đường Trường Sa, huyện Đông Anh. Đến khu vực gần lối rẽ vào Đại lộ Võ Nguyên Giáp, nhận thấy xe container BKS 90C-090.90 có dấu hiệu bất thường, tổ công tác ra hiệu lệnh, yêu cầu tài xế dừng phương tiện để kiểm tra.
Ngay khi xe tấp vào lề đường, lực lượng thanh tra nhanh chóng phát hiện chiếc container kéo theo đã bị cắt nóc, chất đầy đá dăm có ngọn với lớp bạt che chắn rất hời hợt.
Chưa kể, một số lốp xe đã bị vỡ gai, các tấm chắn bùn bị bóp méo, hư hỏng. Từ trục gầm, cabin đến vỏ container bị bao phủ bởi những viên đá dăm rơi vãi. Khi di chuyển trên đường, lượng đá dăm này sẽ rơi xuống đường khiến nhiều người tham gia giao thông gặp nguy hiểm.
Sau gần một tiếng đồng hồ xin xỏ bất thành, chiếc xe đã buộc phải lên bàn cân tải trọng.
Loại xe cực dị này đang dần thế chỗ cho những chiếc xe ben “hổ vồ” (Howo) hạng nặng làm nhiệm vụ vận chuyển vật liệu xây dựng như cát sỏi, đá dăm, than…
Kết quả, xe đầu kéo BKS 90C-090.90 do lái xe Lê Văn Khoát (SN 1987, trú tại Kim Bảng, Hà Nam) điều khiển thuộc Công ty TNHH Thương mại Minh Định vượt tải trọng 126%, không có giấy chứng nhận kiểm định rơ-moóc. Căn cứ Nghị định 100, lực lượng thanh tra lập biên bản tạm giữ phương tiện, xử phạt vi phạm hành chính đối với lái xe và chủ xe hơn 60 triệu đồng.
Đánh giá về dòng xe vận chuyển vật liệu xây dựng “đội lốt” container, ông Đặng Văn Trung, Phó vụ trưởng Vụ ATGT (Tổng cục Đường bộ Việt Nam) cho biết, hành vi sử dụng thùng giống container để chở đất, đá quá nguy hiểm.
“Các xe chở vật liệu tỷ trọng lớn sẽ được thiết kế thùng xe chắc chắn, độ cao thấp (chỉ khoảng 60cm) để loại trừ nguy cơ vỡ thành thùng. Do đó, việc sử dụng vỏ container chuyên chở hàng nhẹ với chiều cao hơn 2,4m chứa đầy đá, dù được gia cố ở mức độ nào, nguy cơ vỡ vẫn rất cao, mức độ rủi ro mất ATGT trên đường rất lớn”, ông Trung nói.
Toàn quốc xử lý 20.000 "ma men" trong tháng tổng kiểm soát phương tiện
Chỉ trong một tháng tổng kiểm soát phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, lực lượng cảnh sát giao thông (CSGT) toàn quốc đã xử lý hơn 400.000 trường hợp vi phạm, trong đó có hơn 20.000 vi phạm về nồng độ cồn.
Trung tướng Vũ Đỗ Anh Dũng - Cục trưởng Cục CSGT (đứng) thông tin về tình hình đảm bảo trật tự, an toàn giao thông với các phóng viên báo chí tại hội nghị sáng 17/6
Sáng 17/6, tại hội nghị gặp mặt, thông tin báo chí 6 tháng đầu năm, Trung tướng Vũ Đỗ Anh Dũng - Cục trưởng Cục CSGT (Bộ Công an) thông tin, sau một tháng ra quân tổng kiểm soát phương tiện, lực lượng CSGT và công an các đơn vị, địa phương đã phát hiện, lập biên bản đối với 401.027 trường hợp vi phạm, trong đó: 14.869 xe khách (3,7%), 4.221 xe container (1,1%), 50.898 xe tải (12,9%), 32.174 xe con (7,9%), 287.085 mô tô (71,2%), 11.780 phương tiện khác (3%); tước Giấy phép lái xe 27.293 trường hợp; tạm giữ 61.563 phương tiện (5.687 ô tô, 55.110 mô tô, 766 phương tiện khác). So với thời gian liền kề trước khi thực hiện kế hoạch, số vi phạm tăng 73.379 trường hợp, tăng 60%.
Hành vi vi phạm tập trung xử lý: 276 trường hợp vi phạm về sử dụng chất ma tuý; 20.120 trường hợp vi phạm về nồng độ cồn; hơn 33.300 trường hợp vi phạm tốc độ, 5.007 trường hợp vi phạm tải trọng; 12.231 trường hợp không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu; 448 trường hợp lạng lách, đánh võng, điều khiển xe chạy bằng một bánh...
Thông qua công tác tuần tra kiểm soát, lực lượng CSGT đã phối hợp bắt giữ nhiều vụ việc phạm pháp hình sự, buôn lậu, gian lận thương mại bàn giao cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật. Cụ thể, lực lượng CSGT phát hiện 381 vụ, bắt giữ 458 đối tượng có dấu hiệu tội phạm.
Theo thống kê của Cục CSGT, trong 6 tháng đầu năm 2020 (từ ngày 15/12/2019 đến ngày 14/6/2020), toàn quốc xảy ra 6.781 vụ tai nạn giao thông, làm 3.235 người tử vong, 4.939 người bị thương. So sánh với cùng kỳ năm 2019, giảm 1.598 vụ, giảm 572 người chết và giảm 1.419 người bị thương.
Tuy nhiên, tai nạn giao thông gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng tăng (xảy ra 23 vụ, làm chết 74 người, bị thương 12 người). Đặc biệt nổi lên các vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng mà nguyên nhân do người điều khiển phương tiện sử dụng rượu, bia; tai nạn giao thông liên quan đến các xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa và vận tải hành khách.
Hết tổng kiểm soát, khi nào CSGT được dừng xe kiểm tra hành chính? Kết thúc đợt tổng kiểm tra phương tiện giao thông cơ giới đường bộ trên toàn quốc từ ngày 15/5 đến 14/6, CSGT có được dừng xe kiểm tra giấy tờ nữa không? Ngày 14/6/2020 là ngày kết thúc đợt tổng kiểm tra phương tiện giao thông cơ giới đường bộ trên toàn quốc được bắt đầu diễn ra từ ngày 15/5. Theo...