Giật mình: Mận Tàu “đội lốt” mận Việt, dân Việt ăn hết 3.000 tấn
Không tính mận Việt Nam, mận Mỹ hay Úc, chỉ riêng mận Trung Quốc, trong vòng chưa đầy 4 tháng dân Việt đã ăn hết khoảng trên 3.000 tấn.
Mận hậu, mận tam hoa hay một số loại mận đặc sản khác của Việt Nam đều đã hết mùa từ lâu. Thế nhưng, những ngày này, tại các chợ hay trên nhiều tuyến phố ở Hà Nội, mận vẫn được bày bán la liệt.
Không chỉ bán với số lượng lớn, tại chợ cũng xuất hiện rất nhiều các loại mận khác nhau như: mận seo quả nhỏ, có màu xanh, khi chín sẽ chuyển dần sang màu tím đen, ăn róc hạt, giòn; mận cơm vàng có vỏ màu vàng bóng rất đẹp mắt, quả to và đều hơn mận seo, khi chín màu vàng sẽ chuyển dần sang màu đỏ; mận hồng có kích thước to hơn mận hậu, mận sẽ chuyển dần từ màu hồng sang đỏ khi chín… Đây thực chất đều là mận Trung Quốc.
Mận Trung Quốc đang được bày bán la liệt ở chợ
Đáng chú ý, tại chợ còn có loại mận đen siêu to khổng lồ được quảng cáo là mận Sapa. Loại mận này có đặc điểm vỏ tím đen, ruột vàng, trọng lượng quả khoảng 200-300 gram/quả, ăn hơi chua, mềm.
Hay như loại mận tam hoa cũng được quảng cáo là mận Lào Cai chuẩn xịn dịp cuối mùa. Đặc điểm của loại mận này là có kích thước tương đương quả mận hậu, ruột đỏ, vỏ bên ngoài quả hơi nhạt màu so với vỏ mận hậu, khi ăn có vị hơi chua ngọt.
Do được quảng cáo là hàng chuẩn xịn của Việt Nam nên mận tam hoa cực kỳ hút khách. Thậm chí, nhiều người còn mua cả vài cân về tích trữ trong tủ lạnh ăn dần vì sợ hết mùa.
Loại mận Trung Quốc này được người bán quảng cáo là mận tam hoa muộn của Việt Nam khiến nhiều người tưởng thật.
Hiện giá mận tại chợ dao động từ 25.0000-50.000 đồng/kg tùy loại và tùy thời điểm.
Video đang HOT
Trao đổi với PV. VietNamNet, đại diện Sở NN-PTNT tỉnh Lào Cai cho biết, tại tỉnh này ngoài mận tam hoa còn có một số loại mận đặc sản, thời gian thu hoạch thường bắt đầu từ tháng 4 âm lịch đến đầu tháng 6 âm lịch là kết thúc. Sản lượng của mận đặc sản này vào khoảng 200 tấn.
Riêng với mận tam hoa – loại mận đặc sản của Lào Cai được trồng thành vùng hàng hóa lớn, năm nay mất mùa, sản lượng chỉ đạt khoảng 3.900 tấn. Song, vị đại diện này cũng khẳng định mận tam hoa đã hết mùa thu hoạch từ 10/5 âm lịch. Hiện trên Lào Cai không còn vùng nào có mận nữa cả.
Giá của các loại mận Trung Quốc dao động từ 25.000-50.000 đồng/kg tùy loại.
Trong khi đó, chị Lê Thị Lan, một đầu mối chuyên đổ sỉ mận ở Lào Cai cũng cho biết, hầu hết các loại mận xuất hiện ở chợ thời điểm này đều là mận Trung Quốc vì mận Việt Nam đã hết mùa từ thời điểm tháng 5 âm lịch.
Một số loại mận đặc sản thời gian thu hoạch muộn nhưng diện tích trồng nhỏ lẻ nên sản lượng không nhiều.
Riêng với loại mận tam hoa bán ở chợ hiện nay, tuy tên là mận tam hoa nhưng chúng có xuất xứ từ Trung Quốc, không phải mận tam hoa của Việt Nam. Hiện chị đổ buôn loại mận này với giá 15.000 đồng/kg, một sọt mận nặng 20kg. “Tính chung các loại mận, trung bình mỗi ngày tôi đổ buôn cho các đầu mối nhỏ lẻ khoảng 1,5-2 tấn/ngày”, chị Lan tiết lộ.
Thoạt nhìn mận này khá giống mận tam hoa Việt Nam nhưng màu nhạt hơn, ăn chua hơn.
Ông Lê Sơn Hà, Trưởng phòng Kiểm dịch thực vật ( Cục Bảo vệ thực vật, Bộ NN-PTNT) cho biết, theo số liệu của Cục này, năm 2018 Việt Nam nhập khẩu khoảng 2.500 tấn mận tươi của Trung Quốc. Con số này là 3.000 tấn kể từ đầu năm đến nay.
Theo đó, thời điểm nhập khẩu mận tuỳ thuộc vào vụ thu hoạch và nhu cầu thị trường nên tuỳ năm có thể sớm hoặc muộn hơn một chút tuỳ từng năm.
Năm 2019, mận Trung Quốc bắt đầu được nhập về từ cuối tháng 3 đến tháng 6 là chủ yếu, trong đó cao điểm là vào tháng 5. Đến nay lượng mận nhập từ Trung Quốc về đã giảm bởi bên đó sắp hết vụ, ông Hà cho hay.
Theo Bảo Phương (VietnamNet)
Nước mắt... mực khô
Cả ngàn tấn mực khơi khô không xuất được sang Trung Quốc khiến ngư dân Quảng Nam nợ nần chồng chất, tương lai mù mịt
Ngày 6-7, trời miền Trung nắng như thiêu đốt, chúng tôi tìm về xã Tam Giang (huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam) - nơi được xem là "thủ phủ" của nghề đánh bắt mực khơi ở tỉnh Quảng Nam. Những ngôi làng chài bên này giáp biển, bên kia giáp sông Trường Giang không còn vắng lặng, không còn cảnh chỉ có phụ nữ và trẻ em như mọi ngày. Ở các hàng quán, những người đàn ông thất nghiệp ngồi tụm năm tụm bảy nói chuyện, uống cà phê nhưng gương mặt ai cũng đượm buồn...
Khó khăn chồng chất
Khung cảnh ảm đạm cũng bao trùm lên cảng cá An Hòa - nơi tập trung số lượng lớn tàu thuyền của ngư dân tỉnh Quảng Nam. Hàng chục chiếc tàu hành nghề bắt mực khơi nằm phơi nắng im lìm trước cửa biển. Trên các con tàu, lâu lâu có một vài ngư dân tạt qua coi ngó hàng hóa. Một số người tranh thủ may lại mành lưới, sửa chữa những hư hỏng nhỏ trên tàu. Đôi mắt họ thi thoảng lại hướng về phía biển như mong ngóng, nhung nhớ một điều gì đó ở phía khơi xa. Nếu buôn bán thuận lợi, có lẽ giờ đây họ đang ở giữa biển khơi cùng sóng gió chứ không phải ăn không ngồi rồi trên bờ như vậy.
Gặp chúng tôi, anh Phan Văn Thành (SN 1971) - chủ tàu QNa 91679 - nói như khóc: "Quá tệ, năm nay thất bại rồi. Đi làm chi mà cả tháng trời về không có đồng bạc". Anh Thành cho biết tàu của anh hành nghề mành chụp, trên tàu có 15 lao động. Sau 2 chuyến biển liên tiếp (mỗi chuyến 20 ngày), tàu của anh đánh bắt được mười mấy tấn mực khô nhưng chưa bán được đành phải bỏ trong hầm.
Mỗi chuyến biển, anh Thành phải bỏ ra hơn 200 triệu đồng mua dầu và các nhu yếu phẩm phục vụ cho việc đánh bắt mực khơi. Trước đây, thương lái mua mực với giá từ 140.000 - 160.000 đồng/kg thì nay hạ xuống chỉ còn 70.000 đồng/kg. Nếu chấp nhận bán với giá này, anh lỗ ít nhất 100 triệu đồng/chuyến biển. Vì vậy, anh để mực lại trong hầm tàu với hy vọng giá tăng lên trong thời gian tới nhưng cứ nơm nớp lo để quá lâu mực sẽ hỏng.
Mực hạ giá sốc, vợ chồng anh Thành không biết lấy đâu ra tiền để trả nợ ngân hàng. Con tàu của vợ chồng anh đóng mới vào năm 2016 từ nguồn vốn vay theo Nghị định 67 của Chính phủ, mỗi tháng trả 14 triệu đồng tiền lãi và trong năm nay phải trả 700 triệu đồng tiền nợ gốc. "Năm ngoái việc đánh bắt, tiêu thụ mực thuận lợi nên vợ chồng tôi trả được 500 triệu đồng tiền gốc và gần 200 triệu đồng lãi. Năm nay, ngân hàng báo tiền gốc phải trả tăng lên 700 triệu đồng. Mùa này là mùa đánh bắt chính mà phải ở nhà chơi thế này đây. Giờ đi thì chắc chắn lỗ, ở nhà thì bụng dạ cồn cào, lo lắng không ngủ được. Nợ thì ngân hàng đòi. Kiểu này chắc chết, tính không ra" - anh Thành than thở.
Thuyền viên Võ Văn Anh buồn bã vì lênh đênh, làm việc giữa biển 2 tháng trời mà không nhận được tiền
Cùng hoàn cảnh, anh Đỗ Văn Tâm (SN 1976) - chủ tàu cá QNa 91612 - cho biết sau 20 ngày lênh đênh trên biển, 12 lao động trên tàu của anh đánh bắt được gần 10 tấn mực khô nhưng giờ chưa bán được đành bỏ trong kho. Nếu chấp nhận bán với giá 70.000 đồng/kg, anh lỗ gần 100 triệu đồng, trong khi các lao động của anh vất vả gần cả tháng ngoài biển chẳng thu được đồng nào. Anh Tâm cũng đang rất lo lắng bởi để có tàu vươn khơi bám biển, vợ chồng anh vay ngân hàng hơn 16,2 tỉ đồng theo nguồn vốn vay của Nghị định 67. "Mỗi năm vợ chồng tôi phải trả lãi 170 triệu đồng, chưa tính tiền gốc gần 1 tỉ đồng. Giá cá, giá mực thì giảm trong khi giá dầu lại tăng cao khiến ngư dân khó khăn chồng chất. Bây giờ lâm vào tình cảnh thế này, riêng tiền lo cho hai đứa con ăn học cũng không có chứ đừng nói có tiền tỉ để trả nợ" - anh Tâm ngao ngán.
Anh Võ Văn Anh (SN 1972) - thuyền viên tàu QNa 91522, sau 2 tháng đi câu mực hết sức vất vả, tàu của anh trở về bờ đã hơn 10 ngày nhưng do giá quá thấp, chủ tàu chưa bán được mực nên anh và các thuyền viên chưa nhận được đồng nào. "Ăn sóng nằm gió, làm việc nguy hiểm giữa biển 2 tháng trời nhưng giờ có nguy cơ tay trắng không biết lấy gì để nuôi vợ con đây" - anh Văn Anh buồn bã.
Theo anh Đặng Văn Hội (SN 1971) - chủ tàu QNa 91568, tàu của anh hành nghề câu mực, con mực to gấp đôi so với nghề mành chụp nên bình thường thương lái mua với giá từ 170.000 - 180.000/kg. Nhưng vừa qua, anh đành chấp nhận bán hơn 20 tấn mực với giá chỉ 105.000 đồng/kg vì sợ để lâu mực hỏng. Với giá bán này, anh Hội may mắn không bị lỗ nhưng số tiền thu được chẳng bao nhiêu. Lao động trên tàu của anh cũng chỉ được 5-10 triệu đồng sau 2 tháng trời làm việc vất vả trên biển nên ai cũng chán nản.
Tồn 1.300 tấn
Ông Ngô Tấn, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam, cho biết toàn tỉnh có 67 tàu với hơn 3.000 thuyền viên làm nghề đánh bắt mực khơi. Sản lượng hằng năm khoảng 5.000 tấn mực khô. Trước đây, sản phẩm mực khơi khô được thương lái thu mua, xuất khẩu chủ yếu sang Trung Quốc bằng đường tiểu ngạch. Tuy nhiên, thời gian gần đây, Trung Quốc yêu cầu việc nhập khẩu một số sản phẩm nông nghiệp, trong đó có mực khơi khô, phải theo đường chính ngạch nên tình hình tiêu thụ không được thuận lợi như trước. Số mực khơi chưa bán được tại huyện Núi Thành là gần 1.000 tấn, tại xã Bình Minh (huyện Thăng Bình) cũng có khoảng 300 tấn.
Liên quan đến việc mực khô không tiêu thụ được, ngày 3-7 vừa qua, ông Lê Trí Thanh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, đã ký văn bản gửi Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản đề nghị xem xét, hỗ trợ việc đàm phán với các bộ, ngành, hải quan Trung Quốc để sản phẩm mực khơi khô của tỉnh được xuất khẩu sang thị trường này trong thời gian sớm nhất. Tỉnh Quảng Nam cũng đề nghị được hướng dẫn cách thức, yêu cầu cụ thể để sản phẩm mực khơi khô có thể xuất khẩu sang Trung Quốc theo đường chính ngạch. Ngoài ra, tỉnh Quảng Nam đề nghị được hỗ trợ xúc tiến đầu tư, kêu gọi các doanh nghiệp trong nước chế biến sâu các mặt hàng từ mực khơi khô để giúp ngư dân tiêu thụ sản phẩm...
Quảng Ngãi: Tồn hơn 2.000 tấn mực khô
Ngày 5-7, ông Nguyễn Thành Tín - Phó Chủ tịch UBND xã Bình Chánh, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi - cho biết do Trung Quốc không thu mua khiến số mực khô tồn tại nhà các ngư dân, cơ sở chế biến đã lên hơn 2.000 tấn.
"Bình Chánh có 70 tàu hành nghề câu mực với khoảng 3.000 lao động tham gia đánh bắt, chế biến, kinh doanh mực khô. Tuy nhiên, việc tiêu thụ mực khô tại địa phương đang gặp khó làm ảnh hưởng đến cuộc sống của nhiều gia đình" - ông Tín nói.
T.Trực
Bài và ảnh: TRẦN THƯỜNG
Theo nld.com.vn
Có không việc Cục BVTV đặc cách cho 1 DN kinh doanh thuốc cấm? Mọi việc bắt đầu từ một công văn của Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) đề nghị Công ty TNHH Tập đoàn An Nông (TP.HCM) kiểm kê chi tiết và có phương án kinh doanh đến hết ngày 30/9/2019 đối với hai loại thuốc bảo vệ thực vật là Cỏ cháy 20SL và Lagoote 210SL đã đóng gói không thể xuất khẩu...