Giật mình hàng loạt trường ĐH dân lập lấy điểm chuẩn ngành y, dược từ 15
Việc Trường ĐH Kinh doanh Công nghệ tuyển sinh ngành Y vào năm học tới đã khiến dư luận phản ứng. Điều đáng lo ngại, trước đó đã có hàng loạt trường ĐH ngoài công lập mở ngành đào tạo thuộc khối Y dược, mức điểm chuẩn đầu vào bằng điểm sàn.
Vào ngành Y chỉ bằng điểm sàn
Hiện cả nước có hơn 20 trường ĐH đào tạo nhân lực ngành này với các chuyên ngành bác sĩ, điều dưỡng, dược sĩ… 35 trường CĐ y, dược đào tạo điều dưỡng, hộ sinh, dược sĩ… cùng 44 trường trung cấp và 16 viện, bệnh viện đào tạo sau ĐH.
Trong khi một số trường có điểm đầu vào rất cao như ĐH Y Hà Nội, ĐH Y dược TP Hồ Chí Minh, ĐH Y dược Cần Thơ… thì ở một số trường ngoài công lập, thí sinh chỉ cần đạt điểm sàn hoặc trên mức sàn không đáng kể đã có thể theo học ngành y.
Năm học 2013- 2014, Trường ĐH Đại Nam tuyển sinh Dược sĩ đại học khóa đầu tiên trên cơ sở xét tuyển NV2 với mức điểm khối A, B từ 15 điểm trở lên. Tương tự, năm học 2015, Trường ĐH Lạc Hồng công bố điểm chuẩn vào ngành Dược sĩ đại học với mức điểm 15 trở lên.
Ngành dược học Trường ĐH Nam Cần Thơ trong mùa tuyển sinh trước cũng tuyển ngành Dược học với mức điểm 15. Ở Trường ĐH Thăng Long năm 2015 cũng tuyển ngành Điều dưỡng, y tế công cộng với mức điểm trúng tuyển từ 15- 16 điểm.
Năm 2015, ĐH Tây Đô công bố mức điểm chuẩn vào ngành Dược học và điều dưỡng là 15 điểm. Cũng trong năm học này, Trường ĐH Thành Đô cho biết điểm vào ngành dược học khối A chỉ ở mức 15 điểm.
Trường ĐH Nguyễn Tất Thành có mức điểm chuẩn vào ngành Dược học cao hơn (18,75 điểm) nhưng đầu vào ngành Điều dưỡng của trường chỉ ở mức 15 điểm.
Cử nhân y, dược
Video đang HOT
Mặc dù nhân lực đào tạo ngành y trong những năm qua tăng đột biến nhưng trong một cuộc hội thảo mới đây của Bộ GD&ĐT, đại diện Bộ Y tế cũng thừa nhận: Chất lượng đào tạo nhân lực y tế còn nhiều bất cập. Sinh viên, học sinh ngành y ra trường chưa có khả năng làm việc độc lập, chất lượng đầu vào và sản phẩm đào tạo giữa các trường có khoảng cách khá xa.
Đơn vị này đã bức xúc cho rằng việc mở ngành quá dễ dàng trong khi một số trường đa ngành, trường ngoài công lập không đủ điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo.
Chia sẻ với PV Dân trí, ông Nguyễn Minh Lợi, Cục phó Khoa học Công nghệ và Đào tạo (Bộ Y tế) cho biết, việc đánh giá chất lượng của sinh viên không thể nói ngay bởi các trường này chỉ mới đào tạo các nhóm ngành liên quan đến Y dược trong mấy năm gần đây.
Tuy nhiên, nếu nhìn vào điểm chuẩn có thể thấy mức chênh lệch rất cao giữa đầu vào nhóm ngành Y dược của trường dân lập với một số trường công lập có bề dày trong đào tạo Y dược.
Theo ông Lợi, về nguyên lý chất lượng đào tạo phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng có một yếu tố rất quan trọng đấy là đầu vào. Ngoài ra, còn phụ thuộc vào cả quá trình đào tạo và các tiêu chí đảm bảo chất lượng.
Các cơ sở mới đào tạo này đang chỉ có những chuẩn bị ban đầu, thậm chí một số nơi còn chưa đầy đủ cũng là vấn đề đáng bàn. Trong khi đó, theo chia sẻ của ông Lợi, một số trường trước đây có mời đại diện của Bộ Y tế đến thẩm định cơ sở vật chất của trường để đào tạo nhóm ngành y dược nhưng một số trường thì không thực hiện điều này, trong khi đó là việc vô cùng quan trọng.
Theo PGS. TS Trần Quang Phục – Phó Hiệu trưởng ĐY Dược Hải Phòng, ở một số nước tiên tiến, để được hành nghề bác sĩ đa khoa, nhà trường yêu cầu các trường phải đáp ứng cơ sở vật chất hiện đại hơn chúng ta rất nhiều.
Được biết, ở các nước tiên tiến, để hành nghề bác sĩ, người học phải qua một chương trình y khoa được kiểm định và công nhận bởi cơ quan cấp chứng chỉ hành nghề quốc gia, phải thi đỗ kỳ thi cấp chứng chỉ hành nghề. Còn muốn trở thành bác sĩ chuyên khoa, họ phải học thêm ít nhất 2 năm tại cơ sở đào tạo chuyên khoa.
“Trong khi đó, các trường dân lập mở ngành này nhưng chưa rõ lấy cơ sở thực hành ở đâu thì giới chuyên môn chúng tôi rất lo lắng. Nếu chỉ dạy lý thuyết mà không có cơ sở thực hành đúng quy định, sẽ chỉ đào tạo ra một thế hệ cử nhân Y dược, khó mà hành nghề bác sĩ”, PGS Phục cho biết.
Về điều này, GS. TS Lê Quan Nghiệm – nguyên Phó Hiệu trưởng, giảng viên ĐH Y dược TP Hồ Chí Minh cũng tỏ ra băn khoăn, quan trọng trong quá trình đào tạo ở các trường này có đảm bảo được hay không?
Ông phân tích: “Với mức điểm đầu vào ngành Y dược quá thấp như trên, các em có thể đạt được nền tảng cơ bản nhưng chắc chắn sẽ có sự “vênh” rất lớn về chất lượng giữa thế hệ bác sĩ, dược sĩ tốt nghiệp từ các trường đại học dân lập và các trường công lập danh tiếng chuyên đào tạo Y bác sĩ.
Ngoài ra, trong quá trình đào tạo, các trường ngoài công lập này có tuân thủ các quy định hay không? Tôi chỉ sợ với triết lý kinh doanh phải có lãi của các trường ngoài công lập, giữa lý thuyết đưa ra ban đầu và thực tiễn đào tạo của họ sẽ rất khác”.
Tại hội nghị mới đây của ngành giáo dục, Bộ Y tế đã đề nghị Bộ GD&ĐT cần có quy định chặt chẽ hơn trong mở ngành liên quan đến nhóm Y dược với sự tham gia về chuyên môn của Bộ Y tế và các chuyên gia y tế. Ngoài ra, việc giao chỉ tiêu đào tạo nhân lực y tế cho các cơ sở đào tạo ngoài công lập cần căn cứ vào cả tiêu chí năng lực chuyên môn và cơ sở thực hành.
Quốc Huy
Theo Dantri
Thổ Nhĩ Kỳ bàn giao thi thể phi công Su-24 cho Nga
Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmed Davutoglu ngày 29/11 cho hay nước này đã bàn giao thi thể phi công Su-24 bị bắn rơi ngày 24/11 cho các nhà ngoại giao Nga.
Máy bay đưa thi thể phi công Su-24 về Nga
Hiện trường thi thể phi công Nga được bàn giao cho các nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ sáng 29/11 (Ảnh: AP)
Theo yêu cầu của phía Nga, thi thể phi công đã được cử hành theo nghi thức Chính thống giáo và sau đó sẽ bàn giao cho phía Nga, theo Thủ tướng Davutoglu.
Lĩnh cữu phi công Oleg Peshkov sáng ngày 29/11 đã được chở bằng một xe cứu thương tới sân bay Hatay, ở miền Nam Thổ Nhĩ Kỳ, gần biên giới Syria, và sau đó được chuyển về thủ đô Ankara, nơi đại sứ Nga và tùy viên quân sự đợi để nhận bàn giao.
Peshkov là một trong 2 phi công nhảy dù ra khỏi chiến đấu cơ Su-24 sau khi bị trúng hỏa lực từ một tiêm kích F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ tại khu vực biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ. Phi công Peshkov bị phiến quân Syria sát hại, còn phi công kia được cứu thoát và đã trở về căn cứ không quân Khmeimim an toàn, theo RT.
Chưa có thông tin Ankara đã tiếp nhận thi thể phi công Su-24 của Nga bằng cách nào từ phiến quân Syria.
Thổ Nhĩ Kỳ, một thành viên NATO, ngày 24/11 đã bắn rơi chiến đấu cơ Su-24 của Nga, sự cố đầu tiên sau Chiến tranh Lạnh. Vụ việc đã gây phương hại cho nỗ lực chung trên mặt trận liên kết tiêu diệt tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS sau khi IS đứng ra nhận trách nhiệm cho loạt tấn công khủng bố đẫm máu tại Paris ngày 13/11, khiến 130 người chết.
Moscow đã phản ứng giận dữ với Ankara, gọi đây là "cú đâm sau lưng" và "đồng lõa với khủng bố" cũng như "hành vi khiêu khích đã được lên kế hoạch từ trước". Ngày 28/11, Tổng thống Nga Putin đã ký sắc lệnh trừng phạt kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ. Theo sắc lệnh, hàng hóa của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ bị cấm nhập khẩu vào Nga và một số biện pháp khác sẽ được công bố trong vài ngày tới.
Trong khi đó, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Davutoglu cũng kêu gọi hợp tác quân sự với Nga để tránh những sự cố tương tự trong tương lai trước khi lên máy bay đến Brussels để họp bàn với lãnh đạo EU nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng di cư ngày 29/11.
Bộ trưởng Thể thao Nga ngày 29/11 cũng tuyên bố Moscow sẽ không tẩy chay các sự kiện thể thao quốc tế sẽ được tổ chức tại Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, Nga yêu cầu Ankara thắt chặt an ninh tối đa và sẽ hạn chế các chuyến tập huấn tại Thổ Nhĩ Kỳ, theo hãng tin RIA.
Ngay sau vụ việc Su-24 bị bắn rơi, Điện Kremlin đã triển khai hệ thống phòng không S-400 tới căn cứ không quân nước này tại Syria, cách biên giới Thổ Nhĩ Kỳ chừng 45-50km, và tuần dương hạm tên lửa Moskva nhằm tăng cường bảo vệ cho các máy bay của Nga tham gia không kích IS tại Syria.
Căng thẳng Moscow-Ankara vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Vũ Duy
Tổng hợp
Theo Dantri
Cử nhân về quê nuôi heo rừng thu nhập 50 triệu đồng/tháng Khi còn là sinh viên, anh Đoàn Phan Dinh đã đi phụ bàn, bán hàng... lo chi phí học tập và dành tiền mua heo rừng giống nuôi thực nghiệm. Từ niềm đam mê này, khi tốt nghiệp anh Dinh về quê nuôi heo rừng và hiện nay anh bỏ túi 50 triệu đồng mỗi tháng. Ngày học, tối phụ bàn... giành tiền...