Giật mình con số khủng trái cây Trung Quốc đội lốt hàng Việt
Gần đây thông tin trái cây Trung Quốc đội lốt hàng Việt được công bố khiến người tiêu dùng không khỏi hoang mang.
Gần đây, thông tin trái cây Trung Quốc đội lốt hàng Việt được công bố khiến người tiêu dùng không khỏi hoang mang.
Trái cây Trung Quốc đội lốt hàng Việt đang là tình trạng phổ biến và đáng quan tâm nhất hiện nay. Hơn 4.000 tấn mận hay 11.000 tấn dưa lưới Trung Quốc được nhập vào thị trường Việt mỗi năm là con số khủng khiến người tiêu dùng Việt không khỏi giật mình.
Ngày 27/5, báo chí đưa tin Trạm Kiểm dịch thực vật cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn), cho biết, trong năm 2015, hơn 785 lê, 11.000 tấn dưa lưới Trung Quốc được nhập về Việt Nam qua cửa khẩu Tân Thanh. Trong đó, lượng dưa về nhiều nhất vào các tháng 8, 9 và 10, thời điểm chính vụ mùa dưa lưới bên Trung Quốc.
Trái cây Trung Quốc đang tràn ngập thị trường Việt. Ảnh minh họa.
Trước đó, thông tin trên báo Dân Việt cho biết, theo số liệu từ Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng VII (Lạng Sơn) và vùng VIII (Lào Cai) tính từ đầu mùa mận đến cuối mùa mận năm 2015, mận Trung Quốc được nhập về Việt Nam với số lượng lớn lên đến 4.206 tấn mận các loại. Trong đó, mận Trung Quốc nhập về qua cửa khẩu Lào Cai là chủ yếu với số lượng khoảng 3.668 tấn.
Ngoài những số liệu được công bố này, trên thực tế cũng không ít vụ vận chuyển hàng tấn trái cây Trung Quốc vào thị trường Việt Nam đã bị cơ quan chức năng phát giác.
Báo Công an TP HCM đưa tin, ngày 7/5/2016, Phòng Cảnh sát môi trường Công an tỉnh Đắk Lắk đã lập biên bản tịch thu, tiêu hủy 750 kg trái cây theo quy định, đồng thời xử phạt hành chính về hành vi mua bán trái cây không rõ nguồn gốc, xuất xứ đôi vơi ông Nguyễn Sum (ngu xã Ea Kênh, huyện Krông Pắk, Đắk Lắk) va bà Đào Thị Bích Liên (ngu P. Tân An, TP. Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk). Tại hiện trường vụ việc, số lượng trái cây nói trên đều gắn nhãn mác Trung Quốc.
Video đang HOT
Cuối năm 2015, một vụ bắt xe tải chở hơn 1,6 tấn trái cây Trung Quốc gồm lựu, quýt, cam, táo, lê… ở Bảo Lộc, Lâm Đồng cũng khiến dư luận hoang mang.
Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan và Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn, trong 5 tháng đầu năm 2015, Việt Nam đã chi 49,584 triệu USD để nhập rau quả từ Trung Quốc (mỗi tháng gần 10 triệu USD).
Nhụy Hồ (tổng hợp)
Theo NTD
Hà thành giải khát 100 tấn cam Trung Quốc mỗi ngày
Chưa tính ở các cửa khẩu khác, chỉ riêng tại cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn), hiện mỗi ngày đã có gần 100 tấn cam Trung Quốc được nhập về Việt Nam. Đa số được tiêu thụ ở khu vực phía Bắc, nhất là Hà Nội.
Xem bài khác trên Vef.vn
Bà Nguyễn Thị Hà, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng VII (Lạng Sơn), cho biết, thời điểm hiện tại, mỗi ngày khoảng 250-350 tấn rau củ, quả Trung Quốc về qua cửa khẩu Tân Thanh. Trong đó, mặt hàng rau củ chủ yếu là hành, tỏi, khoai tây.
Còn mặt hàng hoa quả, hiện có táo Trung Quốc mỗi ngày về 60-80 tấn, nho đỏ Trung Quốc khoảng 30 tấn... Nhiều nhất là mặt hàng cam có vỏ ngoài màu xanh với số lượng nhập qua cửa khẩu Tân Thanh khoảng gần 100 tấn mỗi ngày.
Vậy, sau khi qua cửa khẩu Tân Thanh, số rau củ quả, đặc biệt là số lượng cam gần 100 tấn đó được tiêu thụ ở đâu?
Mỗi ngày có gần 100 tấn cam xanh Trung Quốc được nhập về qua cửa khẩu Tân Thanh
Thực tế, trên thị trường hiện nay có bán khá nhiều loại cam như: cam sành, cam xoàn Sài Gòn, cam cara, cam đường, cam Hà Giang... Tuy nhiên, tất cả các loại cam này đều được người bán khẳng định là cam Sài Gòn, cam Hà Giang, cam Hưng Yên hay cam Mỹ. Tuyệt nhiên không có cam Trung Quốc bán trên thị trường.
Cụ thể, trên đường Nguyễn Xiển, Giải Phóng hay khu vực các chợ trên địa bàn Hà Nội hiện nay có bán khá nhiều loại cam giá rẻ chỉ 25.000 đồng/kg, bên ngoài loại cam này có vỏ màu xanh, vỏ mỏng, bên trong ruột vàng ăn hơi chua. Người bán cho biết đây là cam bóc vỏ, dùng để vắt nước rồi bỏ thêm chút đường để uống hoặc có thể ăn luôn.
Tuy nhiên, tất cả các chủ hàng đều khẳng định loại cam này là cam từ Hưng Yên và các chủ hàng đều cho biết mùa cam ở Hưng Yên bắt đầu từ tháng 7 âm lịch đến khoảng tháng 9 âm lịch là hết.
Tại đường Kim Giang (Thanh Xuân, Hà Nội), loại cam giá có vỏ xanh này còn được bán với giá chỉ 20.000 đồng/kg với mác cam Hà Giang chính hiệu.
Song, tại thị trường, các loại cam đều được biến thành cam Hưng Yên, Hà Giang để lừa người tiêu dùng.
"Em ơi mua cam đi, cam Hà Giang mới vào vụ tươi ngon lắm. Chị bảo hành luôn nhé. Chị bán toàn người lấy 2-5kg về ăn thôi", một người bán cam tên Thuận trên đường Kim Giang nói.
Bà Nguyễn Thị Yến, một đầu mối chuyên bỏ sỉ cam tại chợ Long Biên (Hà Nội), cho biết, ở Hà Nội, nếu muốn biết nguồn gốc hoa quả ngoài chợ thì chỉ có ra chợ đầu muối người mua mới biết đích xác được nguồn gốc rau củ quả có xuất xứ từ đâu.
"Chợ đầu mối hàng Trung Quốc thì bảo là hàng Trung Quốc, hàng Việt Nam bảo là hàng Việt Nam, không có chuyện lẫn lộn hàng Trung Quốc thành hàng Việt. Song, ra đến chợ bán lẻ, hàng Trung Quốc đều được người bán gắn cho cái mác hàng Việt để dân tin mua nhiều hơn", bà Yến nói.
Trao đổi với PV Báo VietNamNet, bà Đoàn Thị Chải, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên, khẳng định, tại Hưng Yên chưa có cam bán ra thị trường các tỉnh bởi cam tại các vườn trồng giờ vẫn còn nhỏ.
Theo bà Chải, tùy thuộc vào thời tiết mà cam Hưng Yên cho thu hoạch sớm hay muộn, song những năm trước cam Hưng Yên thường cho thu hoạch vào dịp cuối năm chứ không thể nào mới tháng 7 âm lịch đã có cam của Hưng Yên bán tràn lan trên thị trường như thế này được.
Tương tự, ông Nguyễn Đức Vinh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Giang, cũng khẳng định loại cam vỏ mỏng màu xanh có giá bán 20.000 - 25.000 đồng ở Hà Nội không phải là cam Hà Giang.
Theo ông Vinh, cam Hà Giang có hai loại, loại cam sành mẫu mã không được đẹp như cam sành Sài Gòn, vỏ ngoài khi chín có màu vàng đỏ, cam có vị thơm, ăn ngọt xen lẫn vị hơi chua, có hạt. Còn một loại nữa là cam vỏ xanh gần giống quýt. Tuy nhiên, tại các vườn trồng, cả hai loại cam này vẫn còn nhỏ, đường kính của quả cam mới được khoảng 3cm.
"Phải đến tầm tháng 10 âm lịch mới có cam Hà Giang bán, chứ bây giờ mà nói có cam Hà Giang bán trên thị trường Hà Nội thì đều là cam từ nơi khác đội lốt cam Hà Giang hết", ông Vinh nói.
Bảo Hân
Theo VNN
Xoài, chuối, thanh long... dồn dập xuất ngoại Việc các thị trường khó tính, đòi hỏi tiêu chuẩn cao như Australia, Đài Loan, Hàn Quốc... đồng ý nhập khẩu các loại trái cây như xoài, chuối, thanh long, chanh leo, vải tươi của Việt Nam là tín hiệu vui cho triển vọng xuất khẩu của ngành hàng này. Từ đầu năm 2016 tới nay, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông...