Giật cục cổ phiếu Công ty cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông Vận tải Việt Nam – Vietravel (VTR)
Sau khi chào sàn, giá cổ phiếu VTR của Công ty cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông Vận tải Việt Nam (Vietravel) tăng hơn gấp đôi so với giá tham chiếu, sau đó giảm mạnh và giảm dần đều cho đến nay.
Vietravel tiền thân là công ty thuộc Bộ Giao thông Vận tải, được cổ phần hóa năm 2014. Ngày 27/9/2019, 12,6 triệu cổ phiếu với mã chứng khoán VTR của Vietravel chào sàn UPCoM, với giá tham chiếu 40.000 đồng/cổ phiếu.
Dựa vào vị thế và uy tín thương hiệu, cùng kế hoạch mở rộng đầu tư sang lĩnh vực hàng không còn nhiều tiềm năng, với chuyến bay đầu tiên dự kiến cất cánh trong quý II/2020, Vietravel tự tin, giá cổ phiếu VTR sẽ không dừng lại ở mức 40.000 đồng/cổ phiếu.
Thực tế, ngay trong phiên giao dịch đầu tiên, giá cổ phiếu này đã tăng hết biên độ 40% cho phép, đạt 56.000 đồng/cổ phiếu, sau đó tăng trần thêm 15%/phiên trong 3 phiên tiếp theo, lên mức 85.100 đồng/cổ phiếu vào ngày 3/10.
Tuy nhiên, chuỗi ngày lao dốc xuất hiện sau đó, đến ngày 22/10, giá cổ phiếu VTR sụt giảm còn 51.000 đồng/cổ phiếu và xu hướng chung từ đó đến nay là giảm dần đều, đóng cửa phiên giao dịch 20/11 ở mức 45.100 đồng/cổ phiếu.
Cuối ngày 30/10, trên website của Vietravel đăng tải báo cáo tài chính quý III/2019, với kết quả lợi nhuận tăng trưởng, nhưng yếu tố này không giúp giá cổ phiếu phục hồi.
Báo cáo tài chính hợp nhất cho thấy, trong quý III/2019, Vietravel lãi sau thuế 24,2 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước lãi 18,1 tỷ đồng, vì sao giá cổ phiếu vẫn giảm?
Hoạt động của Vietravel có gì bất thường, hay do nhà đầu tư quan ngại giá cổ phiếu VTR ngày chào sàn được định giá cao…?
Đại diện công bố thông tin của Vietravel chia sẻ, giá cổ phiếu là do thị trường quyết định, ngoài tầm kiểm soát của Công ty.
Video đang HOT
Trao đổi với phóng viên, một số nhà đầu tư cho biết, họ quan ngại về áp lực trả nợ và lãi vay của Vietravel, trong khi lĩnh vực hàng không mà Công ty đang theo đuổi có mức độ cạnh tranh cao.
Thời điểm cuối quý III/2019, Vietravel có nợ ngắn hạn 1.239,5 tỷ đồng, tăng so với mức 926,8 tỷ đồng đầu năm; nợ dài hạn 749,6 tỷ đồng so với mức 56,3 tỷ đồng đầu năm.
Như vậy, sau 9 tháng đầu năm, nợ phải trả của Công ty tăng gấp đôi, từ hơn 983,1 tỷ đồng lên 1.989,1 tỷ đồng.
Trong tháng 9, Vietravel đã phát hành 700 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 2 năm, huy động vốn cho dự án hàng không, với lãi suất cố định 9,25%/năm trong 15 tháng đầu, sau đó là 11%/năm.
Tuy thị trường hàng không còn nhiều tiềm năng, nhưng việc Vietravel theo đuổi tham vọng tham gia thị trường bằng cách lập Công ty TNHH Hàng không Lữ hành Việt Nam – Vietravel Airlines và có kế hoạch khai thác vào cuối quý II, đầu quý III/2020, trong bối cảnh cạnh tranh ngày một gay gắt là điều khiến nhà đầu tư thận trọng.
Trên thực tế, từng có hãng hàng không “gãy cánh” khi cố chen chân vào thị trường này.
Ngoài ra, quy mô của Vietravel nhỏ, vốn điều lệ 126 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu thời điểm cuối tháng 9/2019 là 254,1 tỷ đồng, áp lực nguồn vốn để theo đuổi lĩnh vực hàng không là rất lớn.
Trong khi đó, riêng khoản phải trả lãi trái phiếu (700 tỷ đồng) trong năm đầu tiên (tháng 9/2019 – 9/2020) là gần 65 tỷ đồng, lớn hơn lợi nhuận đạt được năm 2018 (58 tỷ đồng).
Theo báo cáo thường niên 2018, trong cơ cấu cổ đông của Vietravel, cổ đông cá nhân chiếm tỷ lệ áp đảo, sở hữu 78,9% cổ phần, tiếp đến cổ đông chiến lược là Công ty TNHH MTV Dịch vụ du lịch và lữ hành quốc tế Sài Gòn sở hữu 16,22% cổ phần, còn lại là cổ đông Ban chấp hành Công đoàn và cổ phiếu quỹ.
Trong số các cổ đông cá nhân có tên trong Hội đồng quản trị Vietravel, ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch Hội đồng quản trị nắm giữ lượng cổ phiếu cao nhất, với tỷ lệ 9,07%.
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Choáng với "tân binh" Vietravel Airlines: Cổ phiếu tăng 113% chỉ sau 4 ngày
Với 4 phiên liên tục tăng trần kể từ khi chào sàn, thị giá VTR (mã cổ phiếu của Vietravel) đã tăng hơn gấp đôi (tăng gần 113%) và đưa vốn hoá công ty lên con số 1.075,8 tỷ đồng tại thời điểm chốt phiên hôm qua.
VN-Index một lần nữa lùi bước trước ngưỡng 1.000 điểm
Sau khi VN-Index không chinh phục được ngưỡng 1.000 điểm, áp lực bán mạnh đã diễn ra trong phiên hôm qua, đặc biệt là càng về cuối phiên chiều. Chỉ số sàn HSX đánh mất tới 8,4 điểm tương ứng 0,84% còn 991,19 điểm.
Diễn biến tương tự cũng xảy đến với sàn HNX. Chỉ số của sàn này mất 0,58 điểm tương ứng 0,55% còn 105,27 điểm.
Sắc đỏ bao trùm toàn thị trường với số lượng mã giảm áp đảo hoàn toàn so với số mã tăng. Có 385 mã giảm giá, 38 mã giảm sàn trong phiên hôm qua so với chỉ 240 mã tăng và 31 mã tăng trần.
Không những thế, chỉ số còn chịu áp lực lớn từ tình trạng giảm giá của một loạt cổ phiếu lớn, vốn là "đầu tàu" kéo chỉ số tăng trong những phiên trước đó. Cụ thể, thiệt hại trong phiên này xuất phát từ VIC là 1,87 điểm, từ VCB là 1,53 điểm, từ GAS là 1,52 điểm. Chưa hết, VNM, VRE, CTG, MWG giảm giá cũng ảnh hưởng tiêu cực đến VN-Index.
Có đến 21/30 mã trong rổ VN30 bị mất giá. Một số mã mất giá mạnh như REE giảm 2,9%; GAS giảm 2,5%; MSN giảm 2,3%; FPT giảm 2,2%. Song vẫn có một số mã tăng như PNJ tăng 1,4%; SAB tăng 1,1%; SSI tăng 1,1%.
Cũng tại phiên này, lực cầu đối với FTM vẫn mạnh và mã này tiếp tục tăng trần và có dư mua giá trần lên tới gần 1 triệu cổ phiếu khác. Các cổ phiếu nhỏ khác như PHC tăng 5,5%; PLC tăng 3,8%; TDH tăng 3,2%; VCI tăng 2,9%.
Đồ thị VTR thẳng đứng "băng băng" tăng giá sau khi chào sàn
VTR của Vietravel vẫn "cần mẫn" tăng trần lên 85.100 đồng/cổ phiếu, dư mua giá trần hơn 26 nghìn đơn vị và không hề có dư bán cuối phiên. Như vậy, với 4 phiên liên tục tăng trần kể từ khi chào sàn, thị giá VTR đã tăng hơn gấp đôi (tăng gần 113%) và đưa vốn hoá công ty lên còn số 1.075,8 tỷ đồng tại thời điểm chốt phiên hôm qua.
Trước mối băn khoăn về "bầu trời" đang trở nên chật chội vì có nhiều hãng bay được cấp phép, ông Nguyễn Quốc Kỳ - Tổng giám đốc Vietravel đã khẳng định trước báo chí "không đầu tư theo xu hướng", "theo hứng" mà xuất phát từ nhu cầu của doanh nghiệp (mỗi năm Vietravel phải bỏ ra 3.000 tỷ đồng để mua vé).
Hôm qua, thanh khoản thị trường được đẩy lên khá cao với 178,78 triệu cổ phiếu được giao dịch trên HSX tương ứng 4.244,82 tỷ đồng và 20,22 triệu cổ phiếu giao dịch trên HNX tương ứng 279,34 tỷ đồng.
Theo nhận định của BVSC, sau khi tiếp tục thất bại trong việc chinh phục mốc cản tâm lý 1.000-1.005 điểm, VN-Index dự báo có thể giảm về kiểm định vùng hỗ trợ 983-988 điểm trong một vài phiên tới. Tại đây, nhóm phân tích kỳ vọng chỉ số sẽ cho phản ứng hồi phục tăng điểm trở lại.
Với cái nhìn dài hơn, BVSC vẫn duy trì quan điểm lạc quan với kỳ vọng thị trường sẽ sớm vượt qua vùng kháng cự tâm lý 1.000-1.005 điểm để hướng đến các mốc cản mạnh hơn trong thời gian tới.
Điểm tiêu cực hiện tại là việc khối ngoại vẫn duy trì hoạt động bán ròng trong những phiên gần đây.
Trong những tuần đầu tháng 10, thị trường sẽ bắt đầu đón nhận các con số ước tính về lợi nhuận quý 3 của các doanh nghiệp niêm yết. Các ngành dự kiến có kết quả lợi nhuận khả quan trong quý này gồm có ngân hàng, bán lẻ, bất động sản, điện, cao su tự nhiên, cao su săm lốp...
Nhóm ngân hàng được dự báo vẫn duy trì xu hướng tăng ngắn hạn khá tốt, các nhịp điều chỉnh vẫn được xem là cơ hội để thực hiện giải ngân đối với nhóm ngành này.
Theo Dân trí
Cổ phiếu VTR của Vietravel tăng kịch trần trong ngày giao dịch đầu tiên trên UpCoM Ngày 27/9, Công ty cổ phần Du lịch và Tiếp thị giao thông vận tải Việt Nam (Vietravel) đã đăng ký giao dịch 12,6 triệu cổ phiếu trên thị trường UPCoM với mã chứng khoán VTR. Với giá tham chiếu 40.000 đồng/cổ phiếu, VTR đã tăng kịch biên độ 40% lên 56.000 đồng ngay trong phiên giao dịch đầu tiên. Với mức giá...