Giáp Tết, lại có người chết vì cúm gia cầm H5N1
Sau 9 tháng không ghi nhận ca bệnh trên người, ngày 20/1, Bộ Y tế xác nhận ca nhiễm và tử vong đầu tiên trong năm 2014 do virus cúm gia cầm A/H5N1. Sự việc xảy ra vào thời điểm giáp Tết, lượng vận chuyển và tiêu thụ gia cầm tăng mạnh.
Trong thông báo chính thức, ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết bệnh nhân là nam, 52 tuổi, trú tại xã Bình Minh, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước.
Ngày 11/1/2014, bệnh nhân xuất hiện triệu chứng ho, sốt, khó thở và được đưa đến khám, điều trị ở bệnh viện đa khoa huyện Bù Đăng với chẩn đoán viêm phổi nghi do virus.
Đến ngày 17/1/2014, bệnh nhân được chuyển vào khoa Nhiễm, bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Phước cũng với chẩn đoán tương tự. Tuy nhiên lúc này tổn thương nặng rất nhanh, bệnh nhân khó thở liên tục nên đến ngày 18/1 gia đình xin chuyển lên điều trị tại bệnh viện Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh.
Bệnh nhân tử vong vì nhiễm virus cúm gia cầm H5N1, trước đó bệnh nhân đã giết mổ, ăn thịt vịt
Video đang HOT
Bệnh nhân tử vong ngày 18/1, mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân được gửi Trung tâm Cúm quốc gia – Viện Pasteur TP HCM làm xét nghiệm và cho kết quả dương tính với cúm gia cầm A/H5N1.
Điều tra dịch tễ cho thấy gia đình bệnh nhân có giết mổ, ăn thịt vịt, gia đình bệnh nhân và khu vực xung quanh có hiện tượng gà ốm chết không rõ nguyên nhân.
Ngay sau khi xảy ra sự việc, Sở Y tế, Trung tâm y tế dự phòng đã phối hợp với ngành thú y của tỉnh triển khai xử lý ổ dịch và theo dõi sức khỏe của người tiếp xúc, đến nay chưa phát hiện thêm trường hợp mắc mới.
Cục Y tế dự phòng cho biết đây là ca nhiễm cúm A/H5N1 đầu tiên trong năm 2014 sau 9 tháng không ghi nhận ca bệnh trên người.
Để chủ động phòng chống dịch cúm A/H5N1, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đã triển khai các hoạt động cần thiết, phối hợp với các Bộ, ngành để chủ động phát hiện, dập dịch và tuyên truyền cho người dân hiểu, không hoang mang lo lắng ảnh hưởng đến cung ứng, tiêu thụ gia cầm trong dịp Tết đang cận kề.
Khuyến cáo phòng dịch cúm A/H5N1 của Bộ Y tế:
1. Không ăn gia cầm, các sản phẩm gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc; đảm bảo ăn chín uống sôi, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn.
2. Không giết mổ, vận chuyển, mua bán gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc.
3. Khi phát hiện gia cầm ốm, chết tuyệt đối không được giết mổ và sử dụng mà phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn.
4. Khi có biểu hiện cúm như sốt, ho, đau ngực, khó thở có liên quan đến gia cầm phải đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.
Cẩm Quyên
Theo_VietNamNet
Không giết mổ gia cầm trong bếp ăn trường học
Ông Nguyễn Hiệp Thống, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết, Sở vừa có thông báo khẩn đối với các trường về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh hè - thu năm 2013 trước tình hình dịch bệnh phức tạp đang xảy ra ở một số địa phương như sốt xuất huyết, tay chân miệng, viêm não Nhật Bản, dịch tả, cúm A/H5N1 đặc biệt cúm gia cầm lây sang người, cúm A/H7N9.
Theo đó, Sở GD-ĐT đặc biệt yêu cầu các trường học tổ chức bếp ăn bán trú tuyệt đối không giết mổ gia cầm trong khu vực bếp ăn trường học, không sử dụng gia cầm nhập lậu. Các trường học phối hợp với các Trung tâm y tế của địa phương tập huấn cho đội ngũ cán bộ y tế trường học về kiến thức phòng chống dịch, đặc biệt dịch cúm A/H7N9 và đảm bảo an toàn thực phẩm trong trường học. Ngoài ra, nhà trường phải tăng cường theo dõi, giám sát sĩ số và diễn biến tình hình sức khỏe học sinh hàng ngày. Khi xuất hiện các trường hợp học sinh có biểu hiện sốt, nghỉ học do dịch, bệnh phải thông tin, báo cáo kịp thời cho các cấp quản lý giáo dục và cơ quan y tế địa phương.
Theo ANTD
Hàng ngàn người từ vùng dịch H7N9 đến Hà Nội mỗi ngàyHàng ngàn người từ vùng dịch H7N9 đến Hà Nội mỗi ngày Mỗi ngày chỉ tính riêng tại sân bay quốc tế Nội Bài đã có trung bình 2.000 khách đến từ vùng dịch. Việt Nam triển khai chặn cúm A/H7N9 từ biên giới (Ảnh: Báo Hải quan) Công tác kiểm dịch tại sân bay này đang được triển khai gắt gao hơn bao giờ hết. Trong khi đó, các tỉnh có chung đường biên...