Giáo viên yêu cầu sắp xếp các số từ lớn đến bé, học sinh lớp 1 trả lời ra sao mà ai nấy phải thốt lên: IQ vô cực
Có những sự sáng tạo… bá đạo của tụi nhỏ mà người lớn không thể tưởng tượng ra nổi.
Có những bài văn tả thật đến bá đạo khi những đứa trẻ được thầy cô yêu cầu kể về bố mẹ mình. Cũng có những bài tập tiếng Việt được các cô cậu tha hồ biến hóa câu từ khiến vừa thực tế mà cũng siêu sáng tạo. Và ngay cả Toán, một bộ môn tưởng chừng khô khan cũng có thể trở thành “nạn nhân” cho sự phá cách của tụi nhỏ. Chẳng hạn bài tập sắp xếp các số từ lớn đến bé sau đây.
Đỉnh của đỉnh là đây chứ đâu.
Với đề bài cho sẵn: Viết các số sau theo thứ tự từ lớn đến bé: 3; 6 ; 9; 4; 7; 1. Thay vì sắp xếp theo giá trị nhỏ dần, học sinh này lại cho số 3 lớn nhất, sau đó mới đến 6, 9 và viết theo kích cỡ… nhỏ dần. Quả là 1 pha bẻ lái không ai ngờ, chắc cô giáo nhận được bài làm cũng ngỡ ngàng ngơ ngác bật ngửa.
Video đang HOT
Dân tình thì đúng là ngả mũ thán phục bởi đầu óc người lớn không thể nghĩ ra được cách làm quá phá cách như thế: “Người làm bài quá trong sáng, giản đơn trong khi người ra đề thật sự suy nghĩ sâu xa và phức tạp!”; “Vừa thông minh vừa hài hước”; “Thì từ lớn đến bé mà. Còn chẳng ai lại từ so lớn đến so bé cả. Đáp án chuẩn câu hỏi”; “Ai chỉ giúp tôi xem cậu bé đó trả lời sai chỗ nào. Quá thông minh”; “Yêu tư duy trẻ con! Ko phải lúc nào cũng chỉ là 1 đáp án duy nhất”…
Tuy vậy cũng có nhiều người cho rằng, sở dĩ bé có đáp án sai nhưng… hợp lý như vậy là vì đề bài không rõ ràng. Đề bài đầy đủ phải là: “Viết các số sau theo thứ tự giá trị từ lớn đến bé”: “Câu từ trong đề bài ko rõ ràng nên học sinh mới nghĩ ra trò này. Nếu câu từ ghi rõ “sắp xếp các số sau theo thứ tự giá trị nhỏ dần” nó sẽ chặt chẽ hơn”, một người nêu ý kiến.
Nếu nói tới một trong những đặc điểm ở trẻ khiến người lớn ngạc nhiên thì chính là khả năng sáng tạo. Ở lứa tuổi tiểu học, trẻ không ngừng nảy sinh ý tưởng, dường như chẳng có giới hạn nào. Thành quả của chúng, vì thế, đôi khi làm những người xung quanh vô cùng bất ngờ.
Những sai sót trong bài tập ở lứa tuổi tiểu học vì các em học sinh còn ngô nghê và non nớt nhưng các em đều rất cố gắng hoàn thành bài tập bằng tất cả kiến thức và sự sáng tạo của mình. Nếu thấy con làm sai, bố mẹ không nên quát mắng con mà nên giảng giải nhẹ nhàng cho con hiểu câu thành ngữ đúng là gì, và giải thích cho con biết ý nghĩa của câu thành ngữ đó thông qua những câu chuyện, sự tích liên quan. Nhờ vậy, con sẽ nhớ kỹ và hiểu rõ hơn về những câu thành ngữ tục ngữ lâu đời mà ông cha đã truyền lại.
Thêm một bài tập tiếng Việt của học sinh khiến dân tình đọc xong sợ xanh mặt: Kiểu này bị ông đuổi ra khỏi nhà cũng còn nhẹ!
Ai nấy xem xong bài tiếng Việt thắc mắc: Liệu "số phận" cậu bé này sẽ ra sao khi ông mình đọc được bài làm tiếng Việt bá đạo này?
Có những bài tập tiếng Việt với người lớn thì chỉ xong trong 1 nốt nhạc nhưng khi giao cho học sinh lớp 1 thì thật sự là một nhiệm vụ khó khăn. Nguyên do là bọn trẻ mới làm quen với dạng bài này, vốn từ còn ít, suy nghĩ khá ngây ngô.... Và thành quả của những em bé mới chuyển từ mầm non lên tiểu học khiến cho nhiều người đi từ ngạc nhiên đến buồn cười.
Một cô giáo mới đây "khoe" bài tập của học sinh lớp mình khiến hội phụ huynh được thêm dịp cười nghiêng ngả.
Ông đọc được thì có đáng đánh đòn không?
Trong yêu cầu sắp xếp các tiếng để có câu đúng với các tiếng: Có một; nhà ông; con chó. Thay vì sắp xếp: Nhà ông có một con chó thì học sinh này "sáng tạo" này: Nhà em có một con chó... ông . Dù không nhịn được cười nhưng cô giáo này cũng mạnh dạn đề xuất: "Thiết nghĩ giáo viên chúng em cũng cần 1 cái máy đo huyết áp".
Một người khác kể: Tôi cũng có bài văn của cháu học sinh lớp 3 gần nhà, bạn Hằng viết: Hằng năm cứ đến hè là ba má cho chúng em về thăm quê ngoại, cu cậu ngồi bên chép lại nguyên văn nhưng sợ bị lộ nên mới sửa: Thịnh năm cứ đến hè là ba má cho chúng em về thăm quê ngoại ( cậu bé ấy tên Thịnh).
Trước đó, bài tập tiếng Việt của một học sinh cũng khiến cô giáo sang chấn tâm lý. Nguyên văn bài tập này như sau: Viết lời đáp trong tình huống sau: "Hà hớn hở hỏi Hoa: "Cậu chuẩn bị đi du lịch Vũng Tàu à? Thích thế! Chúc mừng cậu nhé".
Với câu hỏi này, yêu cầu của cô giáo là trả lời đúng ý, đủ nội dung, chỉ gói gọn trong 2 dòng chứ không cần phải giải thích quá nhiều về chuyến đi. Thế nhưng có lẽ chưa từng đi Vũng Tàu, hoặc quá mệt để nói lời... hoa mỹ, cậu bé chỉ trả lời duy nhất 1 chữ: Ừ!
Hỏi thì cứ việc hỏi nhưng trả lời ngắn hay dài đúng là còn tùy... tâm trạng nhé!
Xét trên nội dung bài tập, câu trả lời này không hề sai, vậy nên dù dân tình thì cười nghiêng ngả nhưng phen này cô giáo chắc cũng khá khó xử rồi đây.
Nhưng nói đi cũng phải nói lại, tuy kèm tụi nhỏ học mệt mỏi là vậy nhưng như một cô giáo tên U.N nhận xét dưới bài chia sẻ, những đứa trẻ ở độ tuổi này cũng khiến người lớn thấy đáng yêu lắm: "Lớp Một ơi lớp Một, đáng yêu lắm các Mẹ thân yêu ơi. Em đây ngày hai buổi mệt với 30 bạn lớp. Một nhưng dù mệt vẫn thương lắm ý".
Cô cho rằng chỉ cần sự yêu nghề, tận tâm và nhất là yêu trẻ, hiểu tính cách tâm lý của trẻ thì dù khó khăn cũng thấy vui và đầy yêu thương. Cứ nghĩ đến nụ cười hồn nhiên của con và những tháng ngày vật vã cùng con chữ mấy chục năm trước của mình, chắc hẳn phụ huynh sẽ đồng cảm và có động lực "chiến đấu" với lũ nhỏ mà thôi.
Bài tập hoàn thành câu Tiếng Việt của du học sinh, đọc xong đến người Việt cũng phải trầm cảm vì độ lắt léo Nhìn bài tập Tiếng Việt tưởng dễ, mà không dễ tí nào đâu nha! Tiếng Việt là ngôn ngữ giàu âm điệu, độc đáo bởi ngoài bảng chữ cái, chúng ta còn có 6 thanh ngang, sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng tạo nên đồ trầm bổng trong tiếng nói. Không phải ngẫu nhiên, Tiếng Việt nằm trong top những ngôn ngữ khó học...