Giáo viên tố bị chê bai, miệt thị, hiệu trưởng nói gì?
Giáo viên bức xúc trước những hành xử và lời lẽ của hiệu trưởng cùng với những phản ứng về việc thao giảng với tổ trưởng chuyên môn.
Trường THPT Hùng Vương (Q.5, TP.HCM) nơi xảy ra sự việc
Giáo viên không bằng học sinh
Báo Thanh Niên đã nhận đơn của bà H.T.M.N, giáo viên tổ hóa học Trường THPT Hùng Vương (Q.5, TP.HCM), tố cáo giáo viên này “bị Hiệu trưởng Trường THPT Hùng Vương là ông N.V.Y gây khó khăn trong công tác, khủng bố tinh thần, miệt thị sỉ nhục”. Cũng trong đơn gửi Báo Thanh Niên , giáo viên H.T.M.N tố cáo bà L.T.M.L, Tổ trưởng chuyên môn tổ hóa học, Trường THPT Hùng Vương, đã “chuyên quyền, áp đặt, vi phạm nguyên tắc dân chủ, hành xử coi thường sỉ nhục quần chúng, xúc phạm giáo viên”.
Cụ thể, trong đơn, giáo viên H.T.M.N phản ánh: “Ông Y. và bà L. đã gây khó dễ cho việc thao giảng cụm của tôi và gây áp lực để thay đổi quy mô thao giảng cụm thành thao giảng trường mà lý do đưa ra không thuyết phục, họ đã phủ nhận công sức của tôi và học sinh. Sau đó bà L. liên tục có những động thái che giấu số điểm sau buổi thao giảng, có ý công bố chậm trễ không theo như thường lệ của tổ trước đó…”.
Đồng thời, theo phản ánh của giáo viên thì: “Ông Y. nhiều lần quy chụp, hạ uy tín về chuyên môn mà không có căn cứ thậm chí trái ngược với kết quả đánh giá công tác trong quá trình giảng dạy và trong năm học khiến tôi bị hoang mang không biết kết quả được nhà trường đánh giá là đúng hay lời chê bai kết luận đầy miệt thị của hiệu trưởng là đúng. Đỉnh điểm là vào ngày 12.11.2020, ông Y. đã dùng lời lẽ mạt sát, đe dọa khiến tôi tổn thương tinh thần đến mức trầm cảm. Sau buổi nói chuyện tôi luôn bị giật mình thức giấc giữa đêm và khóc vì lo sợ”.
Về những ứng xử của hiệu trưởng, giáo viên H.T.M.N cho hay: Ông Y. thường không cho tôi nói, giọng nói và quyền hành luôn cắt ngang lời trình bày, lất át, dọa dẫm. Ông nhục mạ tôi là giáo viên mà thua học trò. Tôi vẫn luôn tôn trọng sự năng động giỏi giang của học trò, tôi ý thức rằng tôi luôn cố gắng làm một người hướng dẫn, khơi gợi. Nếu học trò trình bày học tập tốt thì đó là điều đáng quý, cần phát huy, tại sao ông yên lại lấy lý do đó để xúc phạm và chà đạp công sức, tâm huyết lao động của giáo viên”.
Video đang HOT
Trong đơn gửi Báo Thanh Niên , giáo viên H.T.M.N gửi kém theo băng ghi âm cuộc trao đổi với hiệu trưởng diễn ra vào ngày 12.11. Theo giáo viên, sở dĩ giáo viên ghi âm cuộc trao đổi này là do trước đó nhiều lần ông Y. mời giáo viên vào phòng dọa nạt, mắng nhiếc, trấn áp không cho trình bày… “Nhiều lần như vậy nên tôi rất uất ức nhưng không có bằng chứng để bảo vệ mình. Nên khi được ông Y. gọi vào phòng làm việc, tôi đã chủ động chuẩn bị ghi âm buổi nói chuyện để làm sáng tỏ mọi việc”, giáo viên này cung cấp thông tin.
Hiệu trưởng Trường THPT Hùng Vương nói gì?
Sau khi tiếp nhận thông tin phản ánh của giáo viên, phóng viên Báo Thanh Niên đã trực tiếp gặp ông Nguyễn Vân Yên, Hiệu trưởng Trường THPT Hùng Vương.
Ông Nguyễn Vân Yên nói rằng: Thông tin phản ánh hoàn toàn mang tính chất quy chụp, không mang tính xây dựng. Đây là sự việc đau lòng cho lãnh đạo nhà trường. Một giáo viên mình đã bồi dưỡng, đào tạo, chia sẻ, giúp đỡ nhưng chỉ qua 1 buổi nói chuyện đã thay đổi tất cả, đã quy chụp tất cả.
Ông Yên nói rằng: Đoạn băng ghi âm không phản ánh trung thực buổi nói chuyện, phần cuối đã bị cắt rất nhiều và có những đoạn đã bị cắt, chỉ còn lại những đoạn theo ý của giáo viên cho là lãnh đạo nạt nộ. Và cuộc nói chuyện này không phải tôi mời mà cô giáo chủ động vô để ghi âm và dẫn dắt câu chuyện, cắt xén câu chuyện. Chỉ mong mọi người hiểu.
Còn nói là đại diện cho tầng lớp thấp cổ bé họng thì trường này không có chuyện đó. Trường này rất dân chủ, thậm chí Ban Giám hiệu còn bị đánh giá là dễ.
Qua sự việc này tôi chỉ nói rằng: Đây là một giáo viên đã được giúp đỡ rất nhiều về chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp nhưng về chuyên môn không thấy tiến bộ còn về đạo đức thì thường xuyên xung đột với đồng nghiệp, hay mượn mạng xã hội để nói lên suy nghĩ của mình mà không có tính xây dựng. Buổi nói chuyện lần này là buổi nói chuyện lần đầu tôi không hợp tác và không giúp đỡ thì đã dẫn đến sự việc.
Hiệu trưởng Trường THPT Hùng Vương nói tiếp: “Trước đó tôi đưa cô H.T.M.N từ phòng thí nghiệm về, phân lớp dạy, phân công tác chủ nhiệm. Và dù hiệu quả công tác giảng dạy chưa cao nhưng tôi vẫn đứng ra bảo vệ và cho rằng cô cần rèn luyện do cô không có sức khỏe. Việc gì cũng có một quá trình chứ trong một phút nóng giận tôi nói như vậy thì các bạn coi băng ghi âm tôi không xúc phạm. Giọng tôi nó cứng như vậy, do giọng nói của tôi chứ hoàn toàn hôm đó tôi đã hỏi tới hỏi lui “giờ em cần gì, có thấy hạnh phúc trong ngôi trường này hay không?”. Tôi vẫn hỏi tới hỏi lui về nguyện vọng của cổ nhưng hôm đó cô đã cố ý đưa tôi vào kịch bản mà cô định hướng. Tôi chỉ nói đây là lần đầu tiên mà trong tập thể sư phạm của trường tôi không ủng hộ cổ là lập tức có chuyện xảy ra, bị thưa kiện về việc dùng lời lẽ như trên”.
Nói về tiết thao giảng của giáo viên, ông Yên nói: “Thật ra, đây là giáo viên mình quản lý, tốt thì mình tự hào, xấu thì mình góp ý. Năm nay chủ trương của Sở là thao giảng không đi vào hình thức, không biểu diễn mà phải đi vào những vấn đề mang tính sáng tạo. Định hướng vậy nên mới dừng tiết dạy thao giảng cụm của cô N. nhưng vẫn tạo điều kiện thao giảng ở trường. Cô N. không đồng ý mà đòi cung cấp bản photo điểm của từng giáo viên để cô xem thì không đúng quy định. Sau một buổi thao giảng thì những người dự thao giảng sẽ ngồi lại góp ý, đánh giá tiết dạy sau đó phiếu của từng cá nhân sẽ được tổ trưởng, tổ phó tổng hợp và chia trung bình sau đó thông báo. Trong tổ cô ấy nói luôn ai cho cô ấy điểm thấp là cô ấy không chịu. Tôi thấy trong tổ như vậy là không ổn. Tôi là thủ trưởng cơ quan, đã hỗ trợ cô ấy nhiều rồi nên tôi tự cho tôi một lần để tôi nói thẳng với cô ấy dẫn đến hậu quả này”.
“Nhiều lần tôi đã nói nhỏ nói to, nói xa nói gần là dạy thế thì thao giảng cụm làm sao được nhưng cô không nghe. Bữa trước tổ trưởng, tổ phó cùng ngồi phân tích. Tôi nói, giờ thầy hứa với em, giờ thầy dự giờ em dạy tốt, thầy sẽ cầm giáo án của em lên phòng chuyên môn của Sở để hỏi với giáo án này có thể thao giảng hay không?. Đưa giáo án thì giáo án còn soạn không đúng. Đoạn này cô ấy cắt xén trong ghi âm… Không đồng tình thì cô ấy gửi tin nhắn, in văn bản ra gửi đến các Đảng viên trước ngày đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm…”, vị hiệu trưởng nói
Theo ông Yên, Thanh tra Sở đã tiếp nhận sự việc phản ánh của giáo viên và đang trong quá trình giải quyết. Và ông khẳng định: “Cuộc nói chuyện đó đơn thuần là cuộc nói chuyện giữa lãnh đạo cơ quan với nhân viên bảo thủ, không chịu thay đổi, tiến bộ nên có lớn giọng với tư cách người thầy, người đồng nghiệp lớn tuổi dã dìu dắt. Nói để cô ấy thay đổi cho tiến bộ chứ không có ý nhục mạ, hạ thấp cổ. Giờ cô ấy nói tôi làm cô ấy bị tâm lý thì đây là việc đau lòng của tôi, tôi không biết gì để nói nữa”.
Thưởng tết ở trường phổ thông: Cố gắng thu nhập cuối năm bằng năm trước
Không phải là đơn vị kinh doanh, có doanh số nên hiệu trưởng các trường học đều khẳng định, giáo viên không có tiền thưởng tết mà chỉ là thu nhập tăng thêm.
Giáo viên phổ thông sẽ nhận tiến tết ra sao khi không có chủ trương thưởng tết mà chỉ là thu nhập tăng thêm - ĐỘC LẬP
Từ mấy năm trở lại đây, hằng năm vào dịp Tết Nguyên đán, mỗi giáo viên nhận khoảng 1,5 triệu đồng tiền hỗ trợ tết của TP.HCM. Đây được coi là khoản tiền cố định mà người lao động trong các cơ sở giáo dục công lập nhận vào dịp cuối năm.
Tuy nhiên, có một khoản tiền mà hầu hết giáo viên các trường đều hy vọng để trang trải, mua sắm dịp tết là thu nhập tăng thêm.
Lãnh đạo một trường THPT mới thành lập tại TP.Thủ Đức (TP.HCM) cho biết: "Khoản thu nhập tăng thêm mà giáo viên nhận được chi từ khoản tiền tiết kiệm của các trường như tiết kiệm điện, tiết kiệm nước, các khoản mua sắm, sửa chữa, các hoạt động được mạnh thường quân tài trợ mà không phải chi từ ngân sách được cấp. Mỗi thứ một chút để cuối năm có chút dư, giáo viên đỡ buồn lòng".
Thời điểm hiện nay khi năm tài khóa 2020 kết thúc, cũng là lúc các trường cân đối, kết toán thu chi, từ đó biết số dư chính xác để lập kế hoạch chi thu nhập cho giáo viên. Được biết, theo tính toán ban đầu, có thể mỗi giáo viên của trường nhận khoảng 2 - 3 triệu đồng.
Nói về khoản thu nhập tăng thêm, một hiệu trưởng cho hay, mỗi trường có mức khác nhau và còn tùy thuộc vào số lượng học sinh, thâm niên công tác của giáo viên, danh hiệu thi đua, chức vụ...
Vị hiệu trưởng nói trên lý giải, cùng một bộ máy hành chính nhưng nếu trường có nhiều học sinh thì ngân sách cấp nhiều nhưng cũng bộ máy đó, trường ít học sinh, ngân sách cấp ít mà hoạt động thì như nhau nên khoản tiết kiệm ít đi. Thế nhưng, khi chia sẻ, lãnh đạo các trường đều nói rằng năm 2020 quá đặc biệt bởi những tác động của dịch Covid-19 nên sẽ cố gắng để thu nhập của giáo viên không bị ảnh hưởng nhiều.
Bà Vũ Thị Ngọc Dung, Hiệu trưởng Trường THPT Bùi Thị Xuân (Q.1, TP.HCM), cho hay sau khi kế toán tổng kết thu chi thì ban giám hiệu sẽ căn cứ vào các tiêu chí như thâm niên, danh hiệu thi đua, nhiệm vụ, chức vụ... để tính mức chi cụ thể đối với từng giáo viên. Năm nay trường cố gắng giữ ổn định mức chi cho giáo viên như năm trước. Được biết năm trước giáo viên nhận từ 8 - 14 triệu đồng.
Còn ông Trần Minh, Hiệu phó Trường THPT Đào Duy Anh (Q.6, TP.HCM), thông tin nhà trường đang cân đối lại kinh phí để chi thưởng cho giáo viên. Năm nào cũng có thưởng, nhưng mỗi năm khác nhau vì trường ngoài công lập nên phải căn cứ vào lợi nhuận mỗi năm.
"Năm vừa qua do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng tinh thần thưởng tết sẽ không giảm so với năm trước để động viên, khuyến khích giáo viên vì một năm học gặp nhiều khó khăn", ông Minh nhấn mạnh. Theo ông Minh, năm ngoái mỗi giáo viên nhận từ 2 - 8 triệu đồng, tùy theo thâm niên công tác, thành tích đóng góp trong năm học...
Nhạy cảm "thưởng Tết" giáo viên Đề cập đến vấn đề "thưởng Tết" của giáo viên, quản lý nhiều trường học xin phép không nhắc đến. Thực tế con số ít hay nhiều thì cũng là vấn đề... tế nhị. Cuối năm, khi nhắc đến "thưởng tết" giáo viên, hiệu trưởng nhiều trường học ở TPHCM xin phép không ý kiến, không đề cập. Nhiều người không biết phải...