Giáo viên, phụ huynh, học sinh tố nhau: Hỗn… do đâu?
Quản lý bị buông lỏng, không phép tắc, kỷ cương thì mọi thang giá trị đạo đức cũng sẽ bị đảo lộn…
Hàng loạt những vụ việc như Hiệu trưởng tung ảnh nóng của Hiệu phó; giáo viên tố Hiệu trưởng gian dối, mắc nhiều sai phạm; Giáo viên tố bị Hiệu trưởng xúc phạm, đánh đập vì không đi nhậu; Giáo viên vay tiền cả trường bị đòi nợ… những vụ việc trái khoáy xưa nay chưa từng có nhưng lại đang xảy ra khá phổ biến trong ngành giáo dục. Chuyên gia lo ngại, dư luận mất lòng tin vào một lĩnh vực đào tạo con người vốn luôn được đề cao, coi trọng.
Giáo viên tin học bị tố sàm sỡ học sinh. Ảnh: 24h
GS.TSKH Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam cho rằng, tất cả những vấn đề xảy ra trong ngành giáo dục vừa qua là do công tác quản lý bị buông lỏng. Theo vị GS, chỉ riêng cách ứng xử giữa các lãnh đạo, nhà giáo với nhau đã cho thấy rõ vấn đề này.
Vị GS cho hay, sự yếu kém trong công tác quản lý giáo dục thể hiện ngay từ cấp cao nhất là phía Bộ Giáo dục và đào tạo (GD-ĐT) cho tới các sở, ban ngành trực thuộc; Từ công tác tổ chức biên soạn, lựa chọn sách giáo khoa cho tới công tác tổ chức thi cử, quản lý con người…
‘Chính vì yếu từ cấp vĩ mô tới cấp vi mô, từ cấp bộ tới cấp nhà trường nên mới dẫn tới hàng loạt những vụ việc như gian dối trong thi cử, cán bộ ngành giáo dục lại dính tiêu cực, chạy điểm, giáo viên tố cáo lẫn nhau…
Ngành giáo dục hiện nay thay vì tập trung dạy chữ, dạy làm người thì lại phải căng mình để hàn gắn, tìm cách bít lại những lỗ hổng, kẽ hở trong công tác quản lý.
Đáng tiếc, một khi đã yếu kém quá thì không thể giải quyết dứt điểm chỉ bằng cách hàn gắn, trám lấp các lỗ thủng. Vì hàn chỗ này sẽ lại bục chỗ khác’, GS Phạm Tất Dong nói.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, ông cũng nhấn mạnh công tác quản lý chung của xã hội đang có nhiều vấn đề, không đồng thuận, đi theo một chuẩn chung.
GS Phạm Tất Dong cho hay, từ công tác quản lý bị buông lỏng, không phép tắc, kỷ cương thì mọi thang giá trị đạo đức cũng sẽ bị đảo lộn, không định hướng được giá trị nào là quan trọng nhất.
Vì thế, xảy ra một sự cố, cơ quan quản lý lúng túng, không biết quản lý thế nào trong khi phụ huynh và học sinh không còn đủ tin tưởng để lựa chọn những giá trị nào là đúng, phải theo, giá trị nào là sai, phải gạt bỏ.
Từ chỗ định hướng giá trị không chuẩn nên dẫn tới những hành vi lệch lạc, cách ứng xử không phù hợp.
‘Chưa bao giờ ngành giáo dục lại phải chứng kiến một bức tranh nhiều màu nhiễu loạn như thời gian gần đây. Giáo viên tố giác, nói xấu, hạ bệ, xỉ nhục nhau; phụ huynh lắp camera để theo dõi giáo viên vì lo ngại con bị đánh, mắng; học sinh không nghe lời, đánh đập, tố cáo thầy cô, thậm chí hâm mộ một tội phạm thay vì phải lên án… những chuyện rất lạ lùng trong ngành giáo dục.
Tất cả đều do quản lý yếu kém, không nghiêm chuẩn nên đã không giữ được phép tắc dẫn tới sự hỗn loạn.
Thực tế đã chứng minh rất rõ, ở đâu quản lý bị buông lỏng là sẽ có sai phạm xảy ra’, GS Phạm Tất Dong dẫn chứng.
Vì vậy, vị chuyên gia cho rằng ngay từ bây giờ ngành giáo dục phải chấn chỉnh, phải chuẩn lại ngay từ các cấp quản lý, cấp lãnh đạo cao nhất trong ngành. Phải thực hiện quản lý cho tốt, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đạo đức nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên, phải gắn kết được giáo dục với xã hội, dần lấy lại lòng tin trong xã hội và học sinh.
Về phía phụ huynh, GS Phạm Tất Dong cũng chỉ ra những sai lầm không nhỏ trong cách tư duy, giáo dục con cái của không ít người. Trong đó có một bộ phận không nhỏ phụ huynh coi nhà trường như lò đào tạo, muốn con cái thành đạt bằng quyền và tiền chứ không phải là đạo đức. Coi đồng tiền là trên hết, có tiền là có tất cả.
Từ những nhận thức lệch pha nói trên đã dẫn tới sự thiếu đồng thuận giữa nhà trường với gia đình và cũng là nguyên nhân khiến học sinh không còn tôn trọng giáo viên, giáo viên không dạy được học sinh.
Đứng trước thực tế trên, vị GS tỏ ra lo lắng nếu ngành giáo dục chuẩn lại cách quản lý, thiếu sự kết nối giữa nhà trường, gia đình và xã hội thì có thể ngành giáo dục phải đối diện với một tương lai ‘nói không ai nghe’, ‘không dạy được ai’.
Thái Bình
Theo baodatviet
Nhận hay không nhận phong bì?
Lý giải về việc phụ huynh đưa phong bì, các giáo viên đều cho rằng do phụ huynh tự nguyện. Tuy nhiên, việc có nhận hay không nhận phong bì lại tùy thuộc vào quan niệm và suy nghĩ của mỗi giáo viên.
"Họ tự nguyện tặng, sao không nhận?"
Một giáo viên trẻ tại Đồng Nai hồ hởi khoe với người thân rằng, Tết này đã đủ tiền để về quê. Trước đó, cô còn buồn rầu cho biết, lương giáo viên mới ra trường chỉ được vài triệu đồng, chỉ đủ cho chi tiêu, thuê nhà hàng tháng chứ không dư ra được đồng nào, trong khi Tết muốn về quê lại rất tốn kém.
Khi được hỏi, cô giáo trẻ này không giấu giếm cho biết, cô mới nhận được quà từ phụ huynh nhân dịp lễ 20/11: "Ít là 300.000 - 500.000 đồng, nhiều thì cả triệu, lớp em có 50 học sinh nên em đủ tiền để về quê ăn Tết rồi. Toàn là các phụ huynh tự nguyện tặng, em không có gợi ý gì. Lúc đầu cầm cũng thấy ngại, không nhận nhưng họ cứ ấn vào tay rồi nói: Không đáng là bao, chỉ có chút quà cảm ơn cô thôi".
Không ít giáo viên có cùng suy nghĩ như cô giáo trẻ này. Họ lý giải: Lương không đủ sống, nếu không cật lực làm thêm, dạy thêm thì không thể dư dả, vì thế khó mà có thể can đảm từ chối món quà mà phụ huynh tự nguyện mang đến. Có giáo viên nhận định rằng, nhận phong bì cảm ơn tự nguyện của phụ huynh không xấu, chỉ có giáo viên gây áp lực cho học sinh để phụ huynh phải tặng phong bìmới là xấu.
Người nhận liệu có hạnh phúc?
Trong một buổi tọa đàm về người thầy, cô Lê Mỹ Trang, giáo viên dạy Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Q.12 thẳng thắn nói về việc phụ huynh tặng phong bì cho thầy cô không phải để tri ân, mà vì mong muốn con mình được "bảo đảm" trong trường học về sự quan tâm, về điểm số. Cô tâm sự: "Đây có phải là hành động tri ân không? Dù rằng giáo viên lương thấp, như tôi phải làm thêm nhiều việc để nuôi sống mình nhưng việc tri ân như vậy, thầy cô có thật sự hạnh phúc với điều này hay không?".
Với phụ huynh tặng phong bì cho thầy cô liệu có bao nhiêu người thực sự vì tri ân, vì biết ơn hay mang ẩn ý muốn gửi gắm để cô không "đì" con mình hay quan tâm, ưu ái con hơn? Các thầy cô có thể nhẹ nhõm, thanh thản khi "quà biếu" của cha mẹ học sinh là tiền và những gửi gắm không lời ẩn chứa sau đó?
TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý giáo dục Hà Nội chỉ ra một thực tế, truyền thống tốt đẹp "Tôn sư trọng đạo" của dân tộc ta dù vẫn đang phát huy nhưng ngày càng có dấu hiệu bị biến tấu, mang màu sắc của vật chất. Trước đây, người ta thăm thầy chỉ là hoa quả, vài cân gạo... dù nhỏ nhưng hết sức trân trọng, biết ơn người thầy. Bây giờ, một bộ phận giáo viên ham vật chất mà gợi ý, gây sức ép để phụ huynh phải quà cáp.
Thầy Bùi Văn Phùng, giáo viên đã nghỉ hưu tại sống tại TPHCM tâm sự: "Những năm tôi còn đi dạy, thời kỳ bao cấp khó khăn đâu có ai tặng quà, mãi sau này phụ huynh, học sinh mới tặng thầy cô bông hoa, túi trái cây. Nhưng dù có dù không, tình thầy trò trước sau vẫn không có gì thay đổi. Với tôi, chỉ cần những nụ cười, những lời chúc ngượng ngập của các em là đủ. Tôi nghĩ rằng, quà tặng thầy cô giáo đơn giản là lòng biết ơn của phụ huynh, học sinh. Vì vậy, một tấm thiệp, chậu hoa nhỏ, hay món quà có trị giá cao cũng khó có thể so được với tình cảm thầy trò".
Nhiều giáo viên cho biết, phụ huynh chỉ đơn giản cho rằng, tặng phong bì cho giáo viên là thuận tiện và gọn nhẹ nhất, nhưng họ không biết rằng, sau quà tặng đó, người thầy, người cô bị xầm xì, bị bàn tán, bị đánh giá còn người tặng lại không ảnh hưởng gì, thậm chí còn có lúc, người tặng còn được thông cảm như kiểu một "nạn nhân" của cơ chế thị trường.
Lê Dương
Theo GDTĐ
Rất khó tránh khỏi chuyện độc quyền sách giáo khoa Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam vẫn là đơn vị đang chiếm nhiều lợi thế khi họ có tới 4/5 bộ sách giáo khoa lớp 1 mà Bộ vừa mới thông qua. Câu chuyện Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam độc quyền sách giáo khoa suốt mấy chục năm qua đã được nói khá nhiều. Dù một mình một chợ nhưng...