Giáo viên phản ánh phải đi thao giảng cụm quá xa, các hiệu trưởng lên tiếng
Giáo viên trung học phổ thông ở huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh than phải đi thao giảng cụm 4 quá xa.
Tạp chí Điện tử Giáo dục Việt Nam nhận được phản ánh của một giáo viên trung học phổ thông ở huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh về vấn đề giáo viên phải đi thao giảng cụm 4 rất xa.
Phản ánh của thầy cô nêu: Nhiều năm vừa qua, các trường trung học phổ thông ở cụm 4 (huyện Bình Chánh, quận Bình Tân, quận 6, quận 11) đều tổ chức thao giảng, mời giáo viên các trường bạn tới dự.
Một trường trung học phổ thông có giáo viên dạy thao giảng, thì hiệu trưởng sẽ mời tất cả các trường khác trong cụm cử người tham dự. Giáo viên không được vắng mặt, vì đây là công việc chuyên môn bắt buộc.
Giáo viên cụm 4 ở Thành phố Hồ Chí Minh than phải đi dự giờ quá xa (ảnh minh họa: luatvietnam.vn)
Nếu giáo viên không tham dự sẽ bị trừ thi đua, kỷ luật. Các giáo viên trong cụm 4 ít ai muốn đến trường bạn dự giờ, vì quãng đường đi rất xa.
Ví du: Giáo viên của Trường trung học phổ thông Đa Phước (huyện Bình Chánh) phải đi lên Trường trung học phổ thông Nguyễn Hữu Cảnh (quận Bình Tân) dự giờ, phải đi mấy chục km.
“Giáo viên chúng tôi được các trường bạn mời dự giờ liên tục, nên rất mệt mỏi. Chỉ trong tháng 3/2021, đã có nhiều trường mời chúng tôi dự giờ các môn Văn, Anh văn…
Giáo viên lớn tuổi cũng phải đi, nếu được tổ phân công. Đồng nghiệp chúng tôi rất sợ kẹt xe, tai nạn giao thông, cướp giật…nhưng không ai dám phản ánh với lãnh đạo”, thư phản ánh viết.
Trao đổi với phóng viên Tạp chí Điện tử Giáo dục Việt Nam, thầy Nguyễn Thanh Tòng – Hiệu trưởng Trường trung học phổ thông Tân Túc, huyện Bình Chánh (cụm trưởng cụm chuyên môn số 4) cho biết: Trước đây, mỗi trường trong cụm tự động mời anh em giáo viên các trường khác (cùng cụm số 4) đến dự giờ, thao giảng. Đây là việc làm khuyến khích.
Về sau, trong cụm thấy việc này có nhiều, bất tiện quá, có thể trùng với trường khác, nên các hiệu trưởng trung học phổ thông trong cụm 4 đã có đề xuất gom gọn lại. Mỗi trường mỗi năm thao giảng cụm có một lần, giảm bớt lại. Đây là việc không bắt buộc, vì một năm làm chỉ có một lần theo hình thức xoay vòng cho thuận tiện.
Thầy Nguyễn Thanh Tòng nói: Vẫn biết có thể là xa xôi, nhưng các hiệu trưởng trong cụm thống nhất thì mới làm. Giáo viên là do hiệu trưởng các trường cử đi.
Video đang HOT
Họ cũng nên đi để học hỏi thêm chuyên môn ở các trường khác, giáo viên đi dự giờ để học tập lẫn nhau. Chứ cứ ngại đi xa, thì làm sao học tập nhau được?
Đồng ý trong cụm vẫn có nhiều trường trung học phổ thông ở rất xa, như Trường trung học phổ thông Đa Phước (huyện Bình Chánh), nhưng thầy Nguyễn Thanh Tòng khẳng định: Nếu giáo viên không đi dự thao giảng cụm, hoàn toàn không có chuyện bị trừ thi đua hay kỷ luật. Cụm 4 hoàn toàn không đưa ra yêu cầu này.
Trong khi đó, thầy Lê Phú Hải – Hiệu trưởng Trường trung học phổ thông Đa Phước, huyện Bình Chánh cho biết: Hoàn toàn không có chuyện hạ thi đua hay kỷ luật gì cả nếu giáo viên không đi dự giờ, thao giảng cụm.
Giải thích cho việc này, thầy Lê Phú Hải nói rằng, giáo viên đi dự giờ, trao đổi chuyên môn là để nhằm bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn, còn chuyện thi đua chỉ là chuyện nhỏ.
Cái chính là để dạy cho tốt, thì cần phải đi dự giờ. Cũng chính nhờ việc dự giờ, thao giảng này mà chất lượng chuyên môn của trường Đa Phước những năm gần đây có nâng cao.
Theo thầy Lê Phú Hải, mỗi lần thầy cô đi dự giờ, thao giảng chuyên môn các trường trong cụm, thầy cô trong trường sẽ được hỗ trợ 100.000 đồng/lần. Khi thầy cô đi về, đưa phiếu dự giờ thì trường sẽ xuất kinh phí hỗ trợ này.
Đề cập đến việc các trường trong cụm chuyên môn 4 quá cách xa nhau, dẫn đến việc các thầy cô trong cụm khi đi dự giờ, thao giảng chuyên môn của các trường sẽ vất vả, đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh khẳng định: Việc các thầy cô dự giờ, thao giảng chuyên môn là việc sinh hoạt chuyên môn, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.
Tuy nhiên, việc này sẽ có thay đổi trong thời gian tới, theo hướng có lợi cho chuyên môn chung cũng như của giáo viên các trường.
Giáo viên hạng III phải chờ 9 năm để lên hạng II, sao không phải là 3-5 năm?
Giáo viên bậc trung học phổ thông hạng III phải chờ 9 năm để xét thăng hạng II là một trong những quy định bất cập về tiêu chuẩn năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.
Nội dung Khoản 3 Điều 4 quy định tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên trung học phổ thông hạng II còn nhiều bất cập (Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT ban hành ngày 02 tháng 02 năm 2021).
Thứ nhất , " nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, quy định và yêu cầu của ngành, địa phương về giáo dục trung học phổ thông và triển khai thực hiện có kết quả vào nhiệm vụ được giao."
Thiết nghĩ, đây là quy định bắt buộc cho tất cả viên chức (giáo viên, nhân viên) ở trường công lập, tư thục chứ không chỉ dành cho giáo viên hạng II.
Vì sao giáo viên phổ thông hạng III phải chờ 9 năm để xét thăng hạng II? (Ảnh chỉ mang tính minh họa: Baokontum.com.vn)
Thứ hai , "có khả năng điều chỉnh kế hoạch dạy học và giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương; cập nhật, vận dụng linh hoạt và hiệu quả các phương pháp dạy học, giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới, phù hợp với điều kiện thực tế".
Chỉ có hiệu trưởng/hiệu phó/tổ trưởng/tổ phó chuyên môn mới có trách nhiệm điều chỉnh kế hoạch dạy học và giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương.
Riêng giáo viên bộ môn thì ai cũng phải vận dụng linh hoạt và hiệu quả các phương pháp dạy học, giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới, phù hợp với điều kiện thực tế. Nếu không làm được điều này, giáo viên sẽ không hoàn thành nhiệm vụ và bị chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của Luật Viên chức.
Thứ ba , "có khả năng nghiên cứu, cập nhật kịp thời yêu cầu đối mới về kiến thức chuyên môn; vận dụng sáng tạo, phù hợp các hình thức, phương pháp và lựa chọn nội dung học tập, bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn của bản thân".
Đây là việc làm thường xuyên của giáo viên được thể hiện qua từng học kì, từng năm học, nên quy định nội dung này là không cần thiết.
Thứ tư , "có khả năng đánh giá hoặc hướng dẫn đồng nghiệp nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng; đánh giá sản phẩm nghiên cứu khoa học kỹ thuật của học sinh trung học phổ thông từ cấp trường trở lên".
Hiện tại, hiệu trưởng/hiệu phó/tổ trưởng/tổ phó chuyên môn có trách nhiệm đánh giá hoặc hướng dẫn đồng nghiệp nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng. Nếu giáo viên hạng II làm thêm nhiệm vụ này thì có thừa không?
Chỉ cần giáo viên có năng lực hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học thì ai cũng có thể làm nhiệm vụ đánh giá sản phẩm nghiên cứu khoa học kỹ thuật từ cấp trường trở lên, chứ không riêng gì giáo viên hạng II.
Thứ năm , "có khả năng vận dụng sáng tạo các hình thức, phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập và sự tiến bộ của học sinh theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh".
Có thể khẳng định, quy định này không hợp lí vì đây là nhiệm vụ bắt buộc của giáo viên tất cả các hạng - có chăng mới ở cụm từ "phẩm chất, năng lực" mà trước đây chưa được đề cập (nhưng nội hàm vẫn vậy).
Thứ sáu , "có khả năng vận dụng có hiệu quả các biện pháp tư vấn tâm lí, hướng nghiệp và công tác xã hội trường học phù hợp với từng đối tượng học sinh trong hoạt động dạy học và giáo dục".
Tương tự, quy định này cũng chỉ đề ra cho có, bởi giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm hiện đang làm những nhiệm vụ này qua từng ngày.
Thứ bảy , "có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện các nhiệm vụ của giáo viên trung học phổ thông hạng II và có khả năng sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số trong một số nhiệm vụ cụ thể được giao".
Không biết khi được thăng hạng II thì giáo viên bậc trung học phổ thông sử dụng ngoại ngữ để làm những công trình khoa học, đề án hay dịch tài liệu nào?
Thứ tám , "được công nhận là chiến sĩ thi đua cơ sở hoặc giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi cấp trường trở lên".
Hiện tại, giáo viên dạy các môn ít tiết (không gọi là môn phụ - tác giả nhấn mạnh) như Công nghệ, Thể dục, Giáo dục quốc phòng, Thể dục... thường rất ít khi được hiệu trưởng giao kiêm nhiệm công tác chủ nhiệm. Vậy làm sao để họ có thể tham gia thi giáo viên chủ nhiệm giỏi?
Thứ chín , "viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng II (mã số V.07.05.14) phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng III (mã số V.07.05.15) hoặc tương đương từ đủ 09 (chín) năm trở lên (không kể thời gian tập sự), tính đến thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng".
Điều băn khoăn là, căn cứ vào đâu để cho rằng, giáo viên phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng III (mã số V.07.05.15) hoặc tương đương từ đủ 09 (chín) năm trở lên (không kể thời gian tập sự) mới được đăng kí dự thi hoặc xét thăng hạng?
Vì sao không phải 3 năm, 5 năm... mà tăng lên 9 năm? Liệu giáo viên dạy 9 năm thì năng lực giảng dạy có hơn giáo viên 3 năm, 5 năm hay không?
Đành rằng giáo viên dạy học trên 9 năm thì có nhiều kinh nghiệm hơn so với giáo viên chỉ mới dạy vài ba năm. Thế nhưng thực tiễn dạy học cho thấy, không phải cứ giáo viên dạy học lâu năm thì chuyên môn hơn hẳn giáo viên dạy ít năm.
Tôi nhận thấy, có giáo viên vào nghề chỉ vài ba năm nhưng năng lực chuyên môn rất tốt, nhiệt huyết với nghề, chất lượng giảng dạy vượt trội, được đồng nghiệp, phụ huynh, học sinh tín nhiệm - như thế họ phải được tham gia thăng lên hạng cao hơn mới phải.
Ngược lại, có giáo viên dạy hàng chục năm nhưng năng lực hạn chế, không chịu học hỏi, ngại đổi mới... thì việc thăng hạng dành cho họ cũng chẳng có ích gì.
Nhìn chung, 9 tiêu chuẩn quy định về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên bậc trung học phổ thông hạng II còn nhiều bất cập nên rất khó áp dụng vào thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
Qua bài viết này, kính mong Bộ Giáo dục, Bộ Nội vụ rà soát lại tính khả thi của những quy định để sớm bổ sung, sửa đổi Luật Viên chức và Nghị định số 101/2017/NĐ-CP sao cho thiết thực, hợp lí với thực tiễn giảng dạy của giáo viên.
Tài liệu tham khảo:
//luatvietnam.vn/co-cau-to-chuc/thong-tu-04-2021-tieu-chuan-xep-luong-giao-vien-thpt-cong-lap-198083-d1.html?layout=amp
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả .
Yêu cầu cao, kể cả hiệu trưởng cũng khó được nâng hạng 1 Theo thông tư mới của Bộ GD-ĐT, để nâng thành hạng 1 giáo viên phải là người tham gia 'biên tập, biên soạn, phát triển chương trình, tài liệu bồi dưỡng giáo viên'. Nhưng theo nhiều nhà quản lý, quy định này rất khó để đạt được. Giáo viên tham gia thẩm định sách giáo khoa lớp 2 - ẢNH: HÀ LINH Bộ...