Giáo viên phải “có tí chức sắc” mới được lên hạng, đã có nơi mất đoàn kết

Theo dõi VGT trên

Hiệu trưởng giỏi, công tâm thì tìm tổ trưởng chuyên môn có năng lực. Nhưng hiệu trưởng non kém lại muốn có người bảo vệ mình nên tiêu chí chọn tổ trưởng cũng khác

Bài viết “Chuyển xếp hạng giáo viên theo thông tư mới mỗi nơi làm một kiểu” đăng trên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã được chia sẻ trên các diễn đàn giáo dục và nhận được khá nhiều ý kiến của các nhà giáo.

Rất nhiều thầy cô giáo đồng tình với bài viết và mong rằng Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét sửa đổi một số quy định để đảm bảo quyền lợi cho nhiều thầy cô giáo đã cống hiến biết bao công sức cho ngành.

Những nỗi niềm tâm tư của giáo viên trước nguy cơ xuống hạng

Trao đổi với người viết, các đồng nghiệp đã bày tỏ nhiều tâm tư lo lắng về nguy cơ xếp hạng theo thông tư mới. Cô Ngọc Huyền, giáo viên tại Bình Thuận chia sẻ: “Đi dạy 20 năm, 10 năm ở hạng II giờ lại bị tuột xuống hạng III trong khi bản thân luôn trau dồi phẩm chất đạo đức và cố gắng phát triển năng lực chuyên môn”;

Giáo viên phải có tí chức sắc mới được lên hạng, đã có nơi mất đoàn kết - Hình 1

Chất lượng dạy học của giáo viên đôi khi không phụ thuộc vào thứ hạng giáo viên đảm nhận (Ảnh minh họa: Lã Tiến)

Cô P.T cho biết: “Gần 30 năm đi dạy thì hơn nửa số thời gian là tổ trưởng chuyên môn với nhiều thành tích nổi trội như giáo viên dạy giỏi cấp huyện, cấp tỉnh, là chiến sĩ thi đua các cấp, là công đoàn viên xuất sắc…mới nghỉ làm tổ trưởng 1 năm (dành cơ hội cho lớp trẻ) thì phải xuống hạng III có thật là công bằng?”.

Cô B.N: “Xét trụ hạng và xuống hạng kiểu này thật không công bằng. Nhiều giáo viên công hiến vài chục năm, những tiêu chuẩn ấy trước đây họ đều đạt hết. Có thầy cô giáo từng làm tổ trưởng hàng chục năm, từng là giáo viên dạy giỏi, từng được chiến sĩ thi đua, nhưng hiện tại họ không đảm nhận chức vụ tổ trưởng thì không được xét, thấy bất cập và buồn quá”.

Giáo viên H.T. cho rằng: “Tổ trưởng ở các trường học có phải do giáo viên bầu người có năng lực lên đâu? Chủ yếu là “quân xanh” của hiệu trưởng. Không thân tín, không phe cánh thì có giỏi cũng nằm mơ nhé. Làm thế này, hiệu trưởng đã uy quyền càng uy quyền hơn”.

Cô giáo trẻ tâm tư: “Việc thăng hạng như quy định của chùm Thông tư 01/02/03/04/2021 rất thiệt thòi cho giáo viên dạy bộ môn ở tiểu học.

Ví dụ như giáo viên tốt nghiệp chuyên mĩ thuật dạy tiểu học 23tiết/23 lớp. Do thiếu nên 1 giáo viên bộ môn chạy 4 điểm trường (cách nhau từ 4km đến 16 km ) nên không kiêm nhiệm gì.

Khi xét thì nào không tổ trưởng, không dự giờ (vì tốt nghiệp chuyên sư phạm mĩ thuật của đại học mỹ thuật nên không nắm nội dung các môn khác).

Khi dạy tiểu học thì bị trả lương trung cấp do vị trí việc làm là tiểu học. Giáo dục cần khảo sát các vùng nông thôn và có tiếng nói cho giáo viên bộ môn”.

Phân hạng giáo viên có tạo động lực cho giáo viên phấn đấu trong giảng dạy và rèn luyện phẩm chất?

Nếu theo quy định hạng giáo viên cần đạt phải gắn với nhiệm vụ yêu cầu của các hạng đó thì chỉ có tổ trưởng chuyên môn mới được lên hạng hoặc trụ hạng.

Mỗi trường tiểu học có nhiều nhất là 5 tổ trưởng chuyên môn, trường ít giáo viên có thể chỉ có 3 tổ trưởng. Khi những vị trí tổ trưởng đã đủ thì giáo viên hiểu rằng có phấn đấu thế nào, có nhiệt tình giảng dạy ra sao bản thân cũng không thể được xét thăng hạng.

Theo quy định từ trước đến nay, tổ trưởng chuyên môn được các thành viên trong tổ bầu hàng năm. Tuy nhiên trong thực tế, tổ trưởng chuyên môn hoàn toàn do hiệu trưởng chỉ định.

Có những hiệu trưởng giỏi, công tâm thì tìm tổ trưởng chuyên môn có năng lực. Nhưng hiệu trưởng non kém lại muốn có người bảo vệ mình nên tiêu chí chọn tổ trưởng cũng khác.

Video đang HOT

Người được chọn không cần năng lực xuất sắc, không cần chuyên môn nổi trội hơn đồng nghiệp mà chỉ cần biết “nhìn mặt hiệu trưởng để sống”, biết thu thập tin tức từ tập thể để làm “chim xanh” là đạt rồi.

Vì thế có thể giáo viên ấy sẽ làm tổ trưởng chuyên môn cho đến khi hiệu trưởng chuyển trường hoặc giáo viên ấy chuyển đi trường khác đồng nghĩa với việc những giáo viên tiềm năng khác chẳng bao giờ còn cơ hội thể hiện mình.

Và như thế, lòng nhiệt huyết cũng mai một dần, sự bất mãn, buông xuông là không thể tránh khỏi khi cái suy nghĩ “làm cho lắm cũng chẳng ai ghi nhận” cứ len lỏi trong đầu.

Việc thăng hạng, trụ hạng liên quan đến thu nhập hàng tháng của giáo viên. Bởi thế, nhiều thầy cô giáo lo sợ rằng giáo viên không lo phát triển chuyên môn nghiệp vụ, không lo giảng dạy mà chỉ lo tìm cách lấy lòng hiệu trưởng để giành cơ hội cho mình.

Nguy cơ mất đoàn kết nội bộ

Một đồng nghiệp (đề nghị giấu tên) vừa kể cho chúng tôi nghe câu chuyện buồn xảy ra tại trường học nơi bạn công tác trong đợt xét trụ hạng và xuống hạng của giáo viên thời gian vừa qua.

Cô giáo A. nói rằng khi nhà trường xét cho cô giáo B. trụ hạng II còn một số giáo viên khác phải xuống hạng III, có giáo viên bức xúc đã tố đồng nghiệp mình. Nào là đi dạy trễ, thường xuyên bỏ lớp và ít quan tâm đến học sinh, nhiều phong trào của trường tham gia không nhiệt tình…

Tố đồng nghiệp đồng thời chứng tỏ mình luôn thực hiện mọi nội quy đều tốt mà sao không được xét?…

Giáo viên B. bị đồng nghiệp tố cũng tố lại giáo viên đã tố mình…thế là buổi bình xét trở thành buổi ‘họp chợ” moi móc nhau.

Và, không riêng gì trong cuộc họp mà những cuộc trò chuyện bên lề người ta cũng thường đem câu chuyện về giáo viên này nổi trội hơn nhưng chỉ là hạng III còn giáo viên kia chưa thật nổi bật nhưng lại được hạng II…rồi ai nấy nêu ý kiến chủ quan của mình.

Khi quy định phân hạng giáo viên, mục tiêu cần hướng tới là ghi nhận những nỗ lực, cố gắng của giáo viên cũng như tạo động lực để các thầy cô giáo cố gắng phấn đấu rèn luyện bản thân cũng như trong công tác giảng dạy.

Tuy nhiên việc phân hạng hiện nay đang tạo ra khá nhiều bất công cho các nhà giáo. Rất cần Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét để có những sửa đổi cũng như hướng dẫn cách thực hiện cho phù hợp nhất.

(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.

Viên chức ngành nào chẳng chia hạng, sao mỗi giáo viên "kêu"

Nhiều giáo viên cho rằng, thật vô lý khi cùng làm một công việc như nhau, hiệu quả như nhau lại có người xếp hạng 1, có người xếp hạng 2, 3, 4.

Trong thời gian gần đây, câu chuyện về xếp hạng giáo viên nhận được sự quan tâm của dư luận xã hội. Đặc biệt, có một số ý kiến cho rằng "Chia hạng giáo viên để trả lương vừa bất cập, rắc rối lại dễ nảy sinh bất công".

Trao đổi về vấn đề này, Phó Giáo sư - Tiến sĩ Ngô Thành Can, giảng viên cao cấp Học viện Hành chính Quốc gia cho hay, vấn đề chia hạng giáo viên cần phải nhìn nhận một các tổng thể trên 3 góc độ:

"Thứ nhất, góc nhìn của những nhà hoạch định chính sách:

Để quản lý đội ngũ nguồn nhân lực thì thường có 2 mô hình là: Mô hình chức nghiệp và mô hình vị trí việc làm.

Mô hình chức nghiệp nghĩa là khi tuyển người lao động vào ngành, người lao động được bổ nhiệm vào các ngạch, các hạng để quản lý.

Đối với từng ngạch, từng hạng sẽ có các tiêu chuẩn về bằng cấp, thâm niên, trình độ chuyên môn, năng lực làm việc, ý thức tổ chức đạo đức nghề nghiệp.

Mô hình theo vị trí việc làm nghĩa là trong một hệ thống sẽ có các vị trí việc làm khác nhau, người được tuyển dụng sẽ thi hoặc được xem xét xếp vào các vị trí việc làm tương ứng.

Để được trả thù lao công việc theo vị trí việc làm, người được tuyển dụng phải đáp ứng được những tiêu chuẩn của vị trí việc làm đó.

Ở các nước phương Tây theo mô hình vị trí việc làm là chủ yếu. Nhiều nước thì kết hợp cả 2 mô hình chức nghiệp và vị trí việc làm.

Ở Việt Nam, chúng ta đang theo mô hình chức nghiệp và hiện nay đang chuyển dần theo hướng vị trí việc làm và kết hợp 2 mô hình chức nghiệp và vị trí việc làm.

Trước đây, chúng ta đã có các nghị định của Chính phủ hướng dẫn về việc này, mới đây nhất là những văn bản như: Luật Cán bộ, Công chức 22/2008/QH12; Luật Viên chức 58/2010/QH12; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, Công chức và Luật Viên chức 52/2019/QH14. Trong đó nói rõ về các ngạch bậc và các hạng. Người lao động phải đáp ứng tiêu chuẩn của các ngạch, các hạng đó.

Ví dụ, sau khi tốt nghiệp đại học, giáo viên đi dạy được một số năm nhất định theo quy định, được xem xét đán.h giá về sự đóng góp, đáp ứng về quyết định hoàn thành nhiệm vụ, đạt đủ các bằng cấp, chứng chỉ trong đó có chứng chỉ bồi dưỡng chuẩn chức danh nghề nghiệp, có nguyện vọng đề nghị thì giáo viên đó mới đủ điều kiện để xét thi hoặc được thẩm định xem xét lên hạng.

Thứ hai, đối với đơn vị sử dụng giáo viên:

Giáo viên sau khi được tuyển dụng phải được xếp vào các hạng tương ứng, với các tiêu chí cụ thể của từng hạng theo quy định đầu vào.

Sau đó họ sẽ được tham gia đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ và về tiêu chuẩn của hạng viên chức giáo viên, và khi đủ các tiêu chí để thăng hạng thì giáo viên mới đủ điều kiện để xét tham gia thăng hạng, các tiêu chí như: trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của hạng mình muốn lên; ý thức tổ chức kỷ luật; thực hiện tốt đường lối, chủ trương, chính sách pháp luật; thực hiện tốt đạo đức nghề nghiệp; mối quan hệ với đồng nghiệp, kết quả làm việc và những đóng góp cần thiết theo yêu cầu,... thì cấp trên mới có căn cứ để xem xét, đán.h giá được.

Có nhiều tiêu chí để xem xét và trình độ chuyên môn, năng lực làm việc là một trong các tiêu chí để xem xét đán.h giá thăng hạng.

Ví dụ như một giáo viên được đán.h giá theo quy định là giỏi chuyên môn, nhưng có thể vi phạm vào các quy định về ý thức tổ chức kỷ luật: đi muộn về sớm; nói năng chưa chuẩn mực; có những hành vi không chuẩn mực với học sinh như bắt học sinh quỳ, bắt uống nước giặt giẻ lau bảng, bắt các bạn trong lớp tát vào mặt học sinh,... thì những giáo viên đó cần phải được xem xét về ý thức tổ chức kỷ luật, về đạo đức nghề nghiệp, ở mức độ nào đó có thể giáo viên này chưa đủ phẩm chất làm nghề.

Trong công tác cán bộ, công chức, viên chức, chúng ta hay nói là phải vừa có đức, vừa có tài. Người có tài mà thiếu đức thì sẽ dễ gây ra những điều không hay.

Trong khu vực tư nhân (các trường dân lập, quốc tế) người ta cũng đán.h giá giáo viên theo 2 khía cạnh như vậy, nếu như giáo viên đó không nỗ lực phấn đấu nâng cao năng lực làm việc, không thực thi kỷ luật thì có thể "giỏi chuyên môn" cũng không được trọng dụng như mong muốn.

Thứ ba, ở khía cạnh người lao động:

Bản thân giáo viên nghĩ rằng đã được đào tạo trong ngành sư phạm ra rồi thì tại sao còn phải học, phải thi những chứng chỉ này.

Tuy nhiên, phải thấy rằng, để đán.h giá một giáo viên thì không phải chỉ dựa vào năng lực chuyên môn mà còn phải dựa vào rất nhiều những tiêu chí khác nữa.

Bao nhiêu năm anh nằm trong hạng này, anh đạt ở trình độ này, anh có những đóng góp này, sáng kiến này, ý thức tổ chức kỷ luật, đạo đức nghề nghiệp, nỗ lực phấn đấu đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công việc và có nguyện vọng mong muốn đề nghị thì anh mới được, chứ không có nghĩa là anh có thể được đán.h giá là "giỏi chuyên môn" mà anh nghĩ được ở hạng nọ hạng kia.

Đây chính là sự cụ thể hóa của Luật Viên chức. Nếu anh cảm thấy anh giỏi mà vẫn đứng dưới hạng viên chức của người khác thì có nghĩa là anh vẫn chưa đạt đủ các yêu cầu cần thiết, còn thiếu các tiêu chí nào đó hoặc anh không có nhu cầu thăng hạng.

Trừ trường hợp đặc biệt, ví dụ anh được giải quốc tế, anh đang được xếp ở hạng này nhưng với chính sách khuyến khích nhân tài của Nhà nước thì anh vẫn được ưu tiên thăng hạng".

Viên chức ngành nào chẳng chia hạng, sao mỗi giáo viên kêu - Hình 1

Phó Giáo sư Ngô Thành Can (giữa), giảng viên cao cấp Học viện Hành chính Quốc gia. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Việc tuyển dụng viên chức vào các ngành, chia viên chức thành các hạng là quy định chung của các ngành thuộc khối các đơn vị sự nghiệp công lập, ngành giáo dục cũng không nằm ngoài quy định đó.

Viên chức sau khi được tuyển dụng vào ngành thông qua thi tuyển hoặc xét tuyển, sau một thời gian cống hiến nhất định và đạt đủ các yêu cầu về bằng cấp, chứng chỉ, hoàn thành nhiệm vụ, đạo đức nghề nghiệp thì sẽ được xem xét cho thi hoặc xem xét thăng hạng.

Việc học chứng chỉ bồi dưỡng chuẩn chức danh nghề nghiệp là một trong những điều kiện cần trong quy trình đó.

Trong ngành giáo dục, ở bậc đại học, hoặc trong hệ thống các trường chính trị, hàng năm quy trình này đều được thực hiện bình thường.

Ví dụ ở bậc đại học, hàng năm vẫn tổ chức cho những giảng viên đã đủ điều kiện thi, xem xét từ giảng viên ở hạng thấp lên giảng viên hạng cao hơn, thi từ giảng viên hạng 3, hạng 2 lên giảng viên hạng 2 hạng 1.

Tuy nhiên, khi áp dụng quy trình này đối với các cấp phổ thông thì lại gặp phải "làn sóng" phản ứng gay gắt.

Không chỉ yêu cầu đòi bỏ chứng chỉ bồi dưỡng chuẩn chức danh nghề nghiệp, nhiều giáo viên còn đòi bỏ việc xếp hạng giáo viên theo các hạng 1, 2, 3, 4.

Nguyên nhân của "làn sóng" này nằm ở chỗ trước đây, Bộ Giáo dục và Bộ Nội vụ đã có các quy định nhưng chậm triển khai rộng rãi trong ngành, không thực hiện một cách đồng bộ, khiến cho 1 lượng lớn giáo viên các cấp phổ thông chưa được xem xét thăng hạng thường xuyên, nên không ít giáo viên chưa quan tâm đến việc phải hoàn thành các điều kiện cần thiết để giữ hạng hoặc thăng hạng.

Lượng lớn giáo viên này bị tồn đọng qua nhiều năm, đến khi có các thông tư hướng dẫn cụ thể thì họ mới lo lắng đổ xô đi học, tạo ra một hiệu ứng dồn dập:

"Thời gian vừa qua, trong ngành giáo dục, ở bậc đại học thì vẫn làm thường xuyên rồi còn giáo viên phổ thông thì chưa làm nhiều, chưa làm hết hoặc chưa có hướng dẫn triển khai cụ thể như những thông tư 01, 02, 03, 04 năm 2021.

Khi có thông tư thì người ta mới giật mình và người ta nghĩ là mình cũng phải làm các thủ tục để chuyển hạng đi, thế là tạo ra 1 "làn sóng" ồ ạt đi thi, đi học các loại chứng chỉ.

Và rất nhiều người tồn đọng của hàng năm rồi người ta mới chú ý, như vậy gây tình trạng rất bức xúc trong đội ngũ giáo viên.

Nếu làm thường xuyên thì tôi nghĩ cũng không có vấn đề gì lớn xảy ra", Phó Giáo sư Ngô Thành Can nhấn mạnh.

Tuy nhiên, Phó Giáo sư Ngô Thành Can cũng cho rằng, việc vận dụng các quy định trong thông tư 01, 02, 03, 04 năm 2021 vẫn còn máy móc, cần xem xét lại một cách thận trọng hơn, xem xét có chọn lọc các ý kiến đóng góp mang tính xây dựng.

Ví dụ như đối với những giáo viên lớn tuổ.i, chuẩn bị nghỉ hưu thì cần có sự linh động trong các điều kiện về hạng nhưng việc này cần hết sức thận trọng vì hệ thống chính sách của nước ta là một hệ thống đồng bộ:

"Nếu khi anh nghỉ chế độ, nơi cơ quan làm chế độ cho anh yêu cầu anh ở hạng này thì anh phải cung cấp những văn bằng chứng chỉ, giấy tờ hồ sơ để chứng minh có đúng anh ở hạng đó không thì sẽ rất bất cập", Phó Giáo sư Ngô Thành Can nhấn mạnh.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Th.i th.ể nam thanh niên buộc 25kg đá vào chân dưới hồ nước
14:20:37 19/10/2024
Lật xe chở gỗ dăm, 3 người đi đường bị đè t.ử von.g ở Bình Định
13:44:30 20/10/2024
Quốc hội sẽ thực hiện quy trình bầu Chủ tịch nước trong ngày làm việc đầu tiên
16:12:25 20/10/2024
Giải cứu 4 người bị mắc kẹt trong đám cháy nhà ở Bắc Ninh
13:38:35 19/10/2024
Triều cường xâm nhập chợ Thủ Dầu Một, tiểu thương lo kê đồ, buôn bán ế ẩm
14:26:12 19/10/2024
Giải mã cuộc tập trận 'khủng' của Trung Quốc xung quanh Đài Loan
14:27:03 19/10/2024
Một học sinh tiểu học ở Bình Phước t.ử von.g do sốt xuất huyết
19:23:39 19/10/2024
Lật thuyền ở hồ Thác Vàng, 1 thiếu nữ t.ử von.g
11:47:37 20/10/2024

Tin đang nóng

Bán đất được 4 tỷ, tôi liền gửi cho vợ cũ của chồng 2 tỷ nhưng thái độ của chị làm tôi sốc óc
05:40:37 21/10/2024
Nam ca sĩ chỉ đứng dưới Ngọc Sơn: Bị Duy Phương mắng vì xưng mày tao với Lê Giang
06:23:40 21/10/2024
Tình mới suy sụp vì Liam Payne gọi gái mại dâm, tình cũ hơn 10 tuổ.i phát biểu 1 câu gây xó.t x.a
07:43:23 21/10/2024
Chị dâu tìm mọi cách để cướp anh tôi từ tay người yêu cũ, quả báo đến gõ cửa khiến chị hối hận nhưng chỉ biết ngồi khóc lóc ăn vạ
05:37:30 21/10/2024
HIEUTHUHAI ngồi ghế giám khảo Rap Việt, netizen bùng nổ tranh cãi
08:36:22 21/10/2024
Liên Bỉnh Phát gặp sự cố tuột quần trước hơn 20 ngàn khán giả concert Anh Trai Chông Gai
07:54:06 21/10/2024
Nam diễn viên được gọi "người tình của Mỹ Tâm": Mua gì cũng phải hỏi vợ vì không có tiề.n
05:56:42 21/10/2024
Tự ý cho em trai 500 triệu tiề.n tiết kiệm, tôi bị chồng ruồng bỏ, về nhà ngoại thì bị em dâu đuổi đi
05:20:57 21/10/2024

Tin mới nhất

Coi cao tốc như 'đường làng': Tài xế chạy ngược chiều, chèn ép nhau

10:04:05 21/10/2024
Hiệu trưởng giỏi, công tâm thì tìm tổ trưởng chuyên môn có năng lực. Nhưng hiệu trưởng non kém lại muốn có người bảo vệ mình nên tiêu chí chọn tổ trưởng cũng khác

Tài xế xe tải lật đè chế.t 3 người ở Bình Định âm tính với nồng độ cồn, m.a tú.y

07:52:36 21/10/2024
Hiệu trưởng giỏi, công tâm thì tìm tổ trưởng chuyên môn có năng lực. Nhưng hiệu trưởng non kém lại muốn có người bảo vệ mình nên tiêu chí chọn tổ trưởng cũng khác

Giải cứu người đàn ông đáp dù lượn vào đường điện cao thế

07:50:24 21/10/2024
Hiệu trưởng giỏi, công tâm thì tìm tổ trưởng chuyên môn có năng lực. Nhưng hiệu trưởng non kém lại muốn có người bảo vệ mình nên tiêu chí chọn tổ trưởng cũng khác

Quốc hội khai mạc kỳ họp thứ 8, tiến hành quy trình nhân sự Chủ tịch nước

07:47:32 21/10/2024
Hiệu trưởng giỏi, công tâm thì tìm tổ trưởng chuyên môn có năng lực. Nhưng hiệu trưởng non kém lại muốn có người bảo vệ mình nên tiêu chí chọn tổ trưởng cũng khác

Sụt lún hàng trăm mét bờ kè dọc tuyến đường Tế Tiêu - An Phú

14:29:36 19/10/2024
Hiệu trưởng giỏi, công tâm thì tìm tổ trưởng chuyên môn có năng lực. Nhưng hiệu trưởng non kém lại muốn có người bảo vệ mình nên tiêu chí chọn tổ trưởng cũng khác

Cảnh sát kịp thời giải cứu 4 người bị mắc kẹt trong đám cháy

14:23:57 19/10/2024
Hiệu trưởng giỏi, công tâm thì tìm tổ trưởng chuyên môn có năng lực. Nhưng hiệu trưởng non kém lại muốn có người bảo vệ mình nên tiêu chí chọn tổ trưởng cũng khác

Người dân ngủ võng, thức cả đêm chuyển đồ do triều cường dâng cao ở TPHCM

09:25:24 19/10/2024
Hiệu trưởng giỏi, công tâm thì tìm tổ trưởng chuyên môn có năng lực. Nhưng hiệu trưởng non kém lại muốn có người bảo vệ mình nên tiêu chí chọn tổ trưởng cũng khác

Cháy tòa nhà 7 tầng ở Đà Nẵng, giải cứu nhiều người mắc kẹt

07:18:08 19/10/2024
Hiệu trưởng giỏi, công tâm thì tìm tổ trưởng chuyên môn có năng lực. Nhưng hiệu trưởng non kém lại muốn có người bảo vệ mình nên tiêu chí chọn tổ trưởng cũng khác

Ô tô bị biến dạng sau khi tông dải taluy, tài xế thoát nạn kỳ diệu

19:44:37 18/10/2024
Hiệu trưởng giỏi, công tâm thì tìm tổ trưởng chuyên môn có năng lực. Nhưng hiệu trưởng non kém lại muốn có người bảo vệ mình nên tiêu chí chọn tổ trưởng cũng khác

Quang Linh Vlogs trở thành Ủy viên T.Ư MTTQ Việt Nam

19:41:38 18/10/2024
Hiệu trưởng giỏi, công tâm thì tìm tổ trưởng chuyên môn có năng lực. Nhưng hiệu trưởng non kém lại muốn có người bảo vệ mình nên tiêu chí chọn tổ trưởng cũng khác

Dừng phà quân đội, lắp lại cầu phao Phong Châu

18:43:59 18/10/2024
Hiệu trưởng giỏi, công tâm thì tìm tổ trưởng chuyên môn có năng lực. Nhưng hiệu trưởng non kém lại muốn có người bảo vệ mình nên tiêu chí chọn tổ trưởng cũng khác

Xác định nguyên nhân và danh tính nạ.n nhâ.n vụ xe bán tải lao xuống mương

16:08:37 18/10/2024
Hiệu trưởng giỏi, công tâm thì tìm tổ trưởng chuyên môn có năng lực. Nhưng hiệu trưởng non kém lại muốn có người bảo vệ mình nên tiêu chí chọn tổ trưởng cũng khác

Có thể bạn quan tâm

Quang Linh lên Uỷ viên MTTQ vẫn tự tay làm 1 việc, Hằng Du Mục thái độ ra mặt

Netizen

10:31:40 21/10/2024
Hiệu trưởng giỏi, công tâm thì tìm tổ trưởng chuyên môn có năng lực. Nhưng hiệu trưởng non kém lại muốn có người bảo vệ mình nên tiêu chí chọn tổ trưởng cũng khác

Dự báo vận may ngày 21/10: 3 con giáp được Thần tài đến cửa, trao tận tay cho chìa khóa kích hoạt tiề.n bạc

Trắc nghiệm

10:27:01 21/10/2024
Hiệu trưởng giỏi, công tâm thì tìm tổ trưởng chuyên môn có năng lực. Nhưng hiệu trưởng non kém lại muốn có người bảo vệ mình nên tiêu chí chọn tổ trưởng cũng khác

Điều tra nhóm côn đồ tru.y sá.t 2 người t.ử von.g ở Quảng Bình

Pháp luật

10:26:43 21/10/2024
Hiệu trưởng giỏi, công tâm thì tìm tổ trưởng chuyên môn có năng lực. Nhưng hiệu trưởng non kém lại muốn có người bảo vệ mình nên tiêu chí chọn tổ trưởng cũng khác

'Độc đạo' tập 22: Ông trùm Hưng 'khẹc' bị Hồng bắ.n chế.t?

Phim việt

10:13:42 21/10/2024
Hiệu trưởng giỏi, công tâm thì tìm tổ trưởng chuyên môn có năng lực. Nhưng hiệu trưởng non kém lại muốn có người bảo vệ mình nên tiêu chí chọn tổ trưởng cũng khác

Ba tựa game thế giới mở có câu chuyện xuất sắc, "đỉnh" hơn cả Black Myth: Wukong

Mọt game

10:13:20 21/10/2024
Hiệu trưởng giỏi, công tâm thì tìm tổ trưởng chuyên môn có năng lực. Nhưng hiệu trưởng non kém lại muốn có người bảo vệ mình nên tiêu chí chọn tổ trưởng cũng khác

Cách làm bánh canh cá lóc thơm nức, không tanh của mẹ đảm Sài Gòn

Ẩm thực

10:06:43 21/10/2024
Hiệu trưởng giỏi, công tâm thì tìm tổ trưởng chuyên môn có năng lực. Nhưng hiệu trưởng non kém lại muốn có người bảo vệ mình nên tiêu chí chọn tổ trưởng cũng khác

Bóng hồng nổi tiếng chỉ ra thực trạng éo le của Esports, lý do buộc phải "cosplay" khiê.u gợ.i?

Cosplay

10:03:32 21/10/2024
Hiệu trưởng giỏi, công tâm thì tìm tổ trưởng chuyên môn có năng lực. Nhưng hiệu trưởng non kém lại muốn có người bảo vệ mình nên tiêu chí chọn tổ trưởng cũng khác

Dốc Chín Khoanh - Địa điểm yêu thích của các tín đồ ưa mạo hiểm với các con đèo cheo leo

Du lịch

09:34:39 21/10/2024
Hiệu trưởng giỏi, công tâm thì tìm tổ trưởng chuyên môn có năng lực. Nhưng hiệu trưởng non kém lại muốn có người bảo vệ mình nên tiêu chí chọn tổ trưởng cũng khác

Tôn vinh vẻ đẹp Việt với tà áo dài

Thời trang

09:25:27 21/10/2024
Hiệu trưởng giỏi, công tâm thì tìm tổ trưởng chuyên môn có năng lực. Nhưng hiệu trưởng non kém lại muốn có người bảo vệ mình nên tiêu chí chọn tổ trưởng cũng khác

Bạn gái HIEUTHUHAI khoe quà 20/10, 1 chi tiết nhỏ thể hiện EQ cao của nam rapper

Sao việt

09:23:59 21/10/2024
Hiệu trưởng giỏi, công tâm thì tìm tổ trưởng chuyên môn có năng lực. Nhưng hiệu trưởng non kém lại muốn có người bảo vệ mình nên tiêu chí chọn tổ trưởng cũng khác

Hiện trường toàn rác sau đêm concert của 2 show Anh Trai

Nhạc việt

09:16:13 21/10/2024
Hiệu trưởng giỏi, công tâm thì tìm tổ trưởng chuyên môn có năng lực. Nhưng hiệu trưởng non kém lại muốn có người bảo vệ mình nên tiêu chí chọn tổ trưởng cũng khác