Giáo viên phải biết tiêu chí đánh giá mới để khỏi bị… cắt hợp đồng
Những viên chức tuyển dụng trước 1/7/2020 đủ điều kiện được ký hợp đồng không thời hạn, nhưng không có nghĩa không bị cắt hợp đồng.
Sau ngày 1/7/2020 trong trường học không còn công chức mà chỉ còn viên chức vì hiệu trưởng từ công chức nay sẽ chuyển đổi thành viên chức.
Những viên chức tuyển dụng trước 01/7/2020 đủ điều kiện được ký hợp đồng không thời hạn, nhưng không có nghĩa không bị cắt hợp đồng.
Muốn không bị cắt hợp đồng thì viên chức phải được đánh giá hoàn thành nhiệm vụ.
Việc đánh giá viên chức nói chung, giáo viên nói riêng đã thay đổi.
Vì vậy giáo viên phải biết đánh giá viên chức theo tiêu chuẩn nào, đánh giá ra sao; mỗi người phải biết để phấn đấu thực hiện cho tốt và để … tự bảo vệ mình khỏi bị cắt hợp đồng.
Đánh giá giáo viên dựa vào những tiêu chí nào? (Ảnh minh hoạ: VTV)
Đánh giá giáo viên dựa vào những tiêu chuẩn, tiêu chí nào?
Tại Điều 41 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi bổ sung năm 2019, việc đánh giá viên chức được xem xét theo các nội dung sau đây:
1.Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
2.Kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao; tiến độ, chất lượng thực hiện nhiệm vụ.
Video đang HOT
Việc đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phải gắn với vị trí việc làm, thể hiện thông qua công việc, sản phẩm cụ thể;
3.Việc thực hiện quy định về đạo đức nghề nghiệp;
4.Tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân, tinh thần hợp tác với đồng nghiệp và việc thực hiện quy tắc ứng xử của viên chức;
5.Việc thực hiện các nghĩa vụ khác của viên chức.
Viên chức quản lý còn được đánh giá theo các nội dung sau đây:
Năng lực quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ;
Kế hoạch làm việc theo năm, quý, tháng và kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý; việc đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của cá nhân phải gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp phụ trách.
Mức xếp loại chất lượng của cá nhân không cao hơn mức xếp loại chất lượng của cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp phụ trách.
Thời điểm đánh giá viên chức được thực hiện như sau:
Đánh giá hàng năm; đánh giá trước khi kết thúc thời gian tập sự, ký kết tiếp hợp đồng làm việc, thay đổi vị trí việc làm; đánh giá trước khi xét khen thưởng, kỷ luật, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, quy hoạch;
Căn cứ vào đặc thù công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý viên chức ban hành hoặc giao người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp sử dụng viên chức ban hành quy định đánh giá viên chức theo quý, tháng hoặc tuần phù hợp với đặc thù công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình, bảo đảm công khai, dân chủ, khách quan, định lượng bằng kết quả, sản phẩm cụ thể; kết quả đánh giá là căn cứ để thực hiện đánh giá viên chức quy định tại điểm a khoản này.
Như vậy, khi trong trường học chỉ có viên chức, việc đánh giá sẽ bình đẳng và khách quan hơn.
Mức xếp loại chất lượng của cá nhân viên chức quản lý không cao hơn mức xếp loại chất lượng của cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp phụ trách;
Điều này sẽ thúc đẩy hiệu trưởng, phó hiệu trưởng phải có phương pháp quản lý trường học dân chủ, kỉ cương; Giáo viên phải có tình thương, trách nhiệm với học trò.
Vì thế, mỗi giáo viên phải bám sát các tiêu chí để hoàn thành tốt nhất.
Nhiều giáo viên hoàn thành công việc tốt nhất thì tập thể mới đạt mức đánh giá cao nhất; cán bộ quản lý mới đạt mức cao nhất trong xếp loại viên chức.
Mong rằng thay đổi tiêu chí, nội dung đánh giá sẽ tạo sự phấn đấu cho giáo viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, dù mình đã được ký hợp đồng không thời hạn.
Đồng thời, tạo sự thi đua cống hiến giữa giáo viên mới tuyển dụng và giáo viên tuyển dụng trước 1/7/2020.
Tài liệu tham khảo:
1: thuvienphapluat.vn/van-ban/bo-may-hanh-chinh/Luat-can-bo-cong-chuc-va-luat-vien-chuc-sua-doi-2019-405729.aspx
Sơn Quang Huyến
Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Định chỉ đạo làm rõ vụ giáo viên hợp đồng kêu cứu
Tỉnh Bình Định giao cho Ủy ban Nhân dân huyện Phù Cát kiểm tra, xác minh nội dung thông tin phản ánh tình trạng giáo viên hợp đồng huyện không được đặc cách.
Ảnh minh họa
Ngày 13/2/2020, Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đăng tải bài viết: Hàng trăm giáo viên hợp đồng huyện Phù Cát bức xúc vì bị dồn vào...ngõ cụt.
Nội dung của bài viết phản ánh tâm tư, nguyện vọng của nhiều giáo viên hợp đồng tại huyện Phù Cát (tỉnh Bình Định) không được xét đặc cách và bị cắt hợp đồng sai quy định của pháp luật.
Cụ thể, theo phản ánh của một số giáo viên hợp đồng huyện Phù Cát: Ủy ban Nhân dân huyện chẳng những không có thông báo hướng dẫn thực hiện xét đặc cách mà còn thẳng tay cắt hết các loại hợp đồng của giáo viên (dài hạn, ngắn hạn, thỉnh giảng...).
Mặc dù trước đó, Sở Nội vụ tỉnh Bình Định đã có công văn số 1624/SNV-CCVC; Ủy ban Nhân dân tỉnh có công văn số 7450/UBND-NC ngày 5/12/2019: Về việc tuyển dụng đặc cách đối với giáo viên hợp đồng lao động và đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2015 trở về trước.
Giáo viên cũng phản ánh: Với các tính chỉ tiêu giáo viên dựa trên sĩ số học sinh và số lớp học là không thỏa đáng. Vì trên thực tế sẽ có những môn có thừa giáo viên, có môn thiếu giáo viên.
Chính vì thế giáo viên hợp đồng huyện Phù Cát yêu cầu Ủy ban Nhân dân huyện thực hiện xét đặc cách đối với những môn học đang thiếu giáo viên.
Vấn đề thứ 2 là vấn đề chấm dứt hợp đồng với một số giáo viên sai quy định của pháp luật. Một số trường hợp giáo viên bị chấm dứt hợp đồng sai quy định (trong thời gian nghỉ chế độ thai sản) và không thông báo trước ít nhất 15 ngày cho giáo viên.
Vấn đề thứ 3: Việc thuyên chuyển giáo viên trên địa bàn huyện Phù Cát diễn ra đột ngột và không có kế hoạch trước, không có lộ trình phù hợp. Điều này khiến cho một số trường tại huyện Phù Cát bị thiếu giáo viên phải huy động giáo viên dạy trái môn, trái chuyên ngành.
Văn bản chỉ đạo của Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Định vụ giáo viên hợp đồng huyện Phù Cát kêu cứu (Ảnh:giaoduc.net.vn)
Với những thông tin phản ánh nêu trên được đăng tải trên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Định đã có văn bản số 756/UBND-VX về việc: Báo Giáo dục Việt Nam phản ánh thông tin: Hàng trăm giáo viên hợp đồng huyện Phù Cát bức xúc vì bị dồn vào...ngõ cụt.
Theo văn bản trên, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Định giao Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Phù Cát phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, xác minh nội dung thông tin Báo Giáo dục Việt Nam đã phản ánh, khẩn trương làm rõ trách nhiệm và xử lý đối với các tập thể, cá nhân có liên quan (nếu có), trả lời Báo Giáo dục Việt Nam, báo cáo kết quả cho Thường trực Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân tỉnh trước ngày 20/02/2020, đồng thời gửi báo cáo cho Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Thông tin và Truyền thông để theo dõi, tổng hợp.
Vũ Ninh
Theo giaoduc.net
Ngày Tết, giáo viên chúng tôi không phải tặng quà cho lãnh đạo nhà trường Những hiệu trưởng, phó hiệu trưởng ở đây cũng không có khái niệm nhận quà tặng của giáo viên. Vì thực tế, có giáo viên nào đến tặng quà đâu mà lãnh đạo nhận. Ngày mới ra trường, tôi xin vào dạy hợp đồng ở trường phổ thông ở một tỉnh phía Bắc. Lúc ấy, vì là "lính mới" mà thấy giáo viên...