Giáo viên Mỹ đánh vật với công nghệ để duy trì các lớp học trực tuyến
Nhiều giáo viên tại các trường học ở Mỹ đang phải loay hoay với ứng dụng công nghệ vào việc dạy học trong bối cảnh dịch bệnh vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại như hiện nay.
Cô MaryRita Watson, giáo viên môn Tập đọc lớp 5 tại một trường tiểu học ở tiểu bang South Caroline (Mỹ) cho biết, công việc của cô trở nên căng thẳng hơn tới 110% trong những ngày dịch bệnh đầy bất ổn này.
Trong bối cảnh biến thể Delta đang tiếp tục bùng phát trên khắp nước Mỹ cùng với số học sinh bị nhiễm bệnh vẫn tăng lên mỗi ngày, những giáo viên như cô Watson buộc phải áp dụng phương pháp giảng dạy kết hợp giữa việc dạy truyền thống trên lớp và dạy trực tuyến qua mạng internet.
Một giáo viên môn âm nhạc dạy trực tuyến cho học sinh – Ảnh: Tom Brenner/Reuters
“Đây là một điều hết sức khó khăn. Tôi cảm thấy mình vừa không đáp ứng được việc quan tâm một cách sâu sát cho học sinh phải học ở nhà lẫn những em có thể đến trường”.
Cô Watson là một trong hàng triệu giáo viên trên khắp nước Mỹ đang trải qua năm thứ 2 phải thay đổi phương pháp dạy học do tác động của đại dịch COVID-19. Nghề giáo viên giờ đây trở nên thách thức hơn bao giờ hết, nhất là khi chưa có hướng dẫn cụ thể về việc làm thế nào để có thể tối đa hóa một cách hiệu quả những công nghệ hiện có.
“Giáo viên đang làm những điều phi thường để giữ bọn trẻ tiếp tục theo đuổi việc học kể cả trong thời khắc khó khăn vì đại dịch”, ông Sal Khan, nhà sáng lập nền tảng giáo dục trực tuyến Khan Academy nói, “Họ phải tự mình loay hoay với công nghệ để phục vụ cho sứ mệnh giáo dục của mình”.
Video đang HOT
Cô Shaunteria Russell đang dạy môn toán cho học sinh lớp 7 trong một lớp học không có bóng dáng học sinh – Ảnh: Stephen B. Morton/AP
Theo đó, nhiều giáo viên tạo ra các kênh Youtube để đăng bài giảng cho học sinh, đồng thời tối đa hóa các công cụ có sẵn khác của Google để trao đổi bài vở giữa thầy và trò. Những lớp học trực tuyến qua Google Meet, Zoom, Microsof Team hay WebEx cũng được sử dụng để giúp cho tiết học trở nên sinh động hơn.
Cô Roberta McGuire, một giáo viên tiểu học ở bang West Virginia với 37 năm kinh nghiệm đứng lớp cho biết, đại dịch lần này đã buộc cô phải học cách nắm bắt nhanh chóng khả năng tiếp thu bài của học sinh kể cả khi không gặp trực tiếp các em. Ngoài ra, cô còn phải hướng dẫn cả phụ huynh lẫn học sinh những công cụ và kỹ năng máy tính cơ bản để phục vụ việc học trực tuyến.
“Tôi thậm chí phải dạy một số phụ huynh cách tạo tập tin tài liệu, cách tải chúng lên mạng cũng như cách gửi và nhận email”, cô Roberta chia sẻ. Những công việc này đòi hỏi sự kiên nhẫn và tỉ mỉ thì mới làm tốt được.
Theo Liên đoàn Giáo viên Mỹ (AFT) – một tổ chức đại diện quyền lợi cho hơn 1,7 triệu giáo viên và nhân viên trường học – điều quan trọng lúc này chính là cần phải có sự đầu tư mạnh mẽ cho hạ tầng và thiết bị phục vụ việc dạy và học trực tuyến để thu hẹp khoảng cách giữa việc dạy trực tuyến với dạy trực tiếp.
Tuy nhiên, nhiều giáo viên cũng công nhận rằng, dạy học trực tuyến vẫn gặp một số thách thức phổ biến, chẳng hạn như việc đảm bảo học sinh đang trong lớp học phải thật sự tập trung và tích cực tham gia vào bài học chứ không phải tìm cách tắt camera để chơi game. Bên cạnh đó, việc duy trì sự hứng thú và tương tác tích cực của học sinh khối lớp tiểu học vào các bài giảng trực tuyến cũng là điều khiến các giáo viên cảm thấy “đau đầu”.
“Tôi đã phải áp dụng các phương pháp truyền thống vào bài giảng trực tuyến, nhất là tạo cơ hội để giáo viên và học sinh nói chuyện nhiều hơn thì mới có thể duy trì được lớp học trực tuyến”, cô Rebecca Jordan, giáo viên tại tiểu bang Texas nói.
Nhiều giáo viên phải cố gắng xoay sở để có thể vừa dạy trực tiếp, vừa dạy trực tuyến cho những học sinh không thể đến trường – Ảnh: Katherine Frey/The Washington Post
Nghiêm trọng hơn, một số học sinh hiện đang phải chịu đựng tình trạng bất ổn về tâm lý khi mất đi thầy cô giáo trong các đợt dịch. Một cán bộ quản lý giáo dục hạt Polk, tiểu bang Florida cho biết, chỉ trong tháng 8 vừa rồi, ở hạt của họ đã có 16 giáo viên qua đời vì COVID-19.
Royal School tăng cường ứng dụng công nghệ vào giảng dạy trực tuyến
Royal School nhanh chóng vận dụng những điểm mạnh của công nghệ vào thực tế giảng dạy, phương pháp linh hoạt.
Thời gian qua, học online trở thành cụm từ được nhắc tới nhiều trên các diễn đàn, phương tiện truyền thông xã hội. Những bài giảng trên nền tảng trực tuyến tạo ra những tác động lớn đến việc dạy học của giáo viên, học sinh trên khắp cả nước. Trước bối cảnh đó, Royal School có bước "chuyển đổi số" tích cực, kịp thời để nhanh chóng giúp cho hoạt động đào tạo, lộ trình học tập của các em không đứt gãy.
Trong quá trình ứng dụng công nghệ vào dạy học, vai trò của đội ngũ giáo viên quan trọng.
Royal School có thế mạnh nền tảng hạ tầng hiện đại, đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm. Nhà trường nhanh chóng vận dụng những điểm mạnh của công nghệ vào thực tế giảng dạy trực tuyến. Điều này giúp các em đảm bảo khối lượng, chất lượng kiến thức, vui vẻ, gắn kết, dù không được trực tiếp gặp gỡ thầy cô, bạn bè.
Với những nền tảng ứng dụng công nghệ như Google Meet, Google Classroom, Blooket, Quizizz, ClassDojo,... các thầy cô giáo tại Royal School đã tổ chức các lớp học trực tuyến sôi động, chất lượng và hiệu quả cao. Việc dạy bài mới, giao nhiệm vụ học tập, quản lý lớp học đến kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh diễn ra thuận lợi. Tất cả học sinh đều thể hiện sự thích thú, chủ động tương tác, làm việc nhóm với giáo viên, bạn bè.
Với sự hỗ trợ của công nghệ, những bài giảng có sử dụng text, hình ảnh, âm thanh sẽ làm tăng thêm tính hấp dẫn cho bài học.
Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả học online, Royal School còn đầu tư nguồn lực để phát triển nền tảng quản lý học tập trực tuyến LMS và ứng dụng E-Royal. ThS. Lê Công Tâm - Giám đốc Trung tâm Đào tạo Chương trình Quốc tế cho hay, với nền tảng này, ngoài việc học trực tuyến hằng ngày với giáo viên thì học sinh còn tiếp cận hệ thống bài giảng, bài tập, bài kiểm tra trên E-learning bất cứ lúc nào. Chính sự kết hợp linh hoạt này góp phần làm cho chất lượng, kết quả học tập của học sinh nâng cao hơn.
Ứng dụng E-Royal giúp học sinh Royal School có thể dễ dàng học bài, ôn bài mọi lúc mọi nơi,
ThS. Lê Công Tâm cũng thông tin thêm, với kho bài giảng này, khi đi học trực tiếp trở lại, học sinh vẫn có thể tiếp tục sử dụng nền tảng này để chủ động chuẩn bị trước bài học, học bài, làm bài và ôn tập một cách dễ dàng. Như vậy, khi đến lớp, các em sẽ có nhiều thời gian để tăng cường trao đổi, thảo luận, giải quyết vấn đề.
Tại Royal School, học sinh sẽ tiếp cận công nghệ thông tin ngay từ những bậc học đầu tiên.
Ngoài ra, ngay từ lớp 1, học sinh Royal School được tiếp cận với bộ môn Công nghệ thông tin (ICT) thuộc chương trình Cambridge. Việc giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh (đối với học sinh bậc tiểu học sẽ có trợ giảng tiếng Việt), học sinh làm quen, trau dồi những kiến thức, thực hành về khoa học máy tính, nâng cao năng lực tiếng Anh. Đồng thời rèn luyện khả năng nắm bắt công nghệ thông tin một cách nhanh chóng.
Biết tích hợp công nghệ thông tin trong xây dựng, thiết kế bài giảng là kỹ năng cần thiết của mỗi "nhà giáo số".
Các "lớp học ảo" với những sự đầu tư kỹ lưỡng về công nghệ giúp cho những giờ học trực tuyến của học sinh Royal School trở nên hiệu quả hơn. Chính quá trình số hoá bài giảng, cách thức giảng dạy, quản lý cũng mang lại cho thầy cô giáo tại đây cơ hội trau dồi, nâng cao kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
Ảnh: Royal School
Quận Tây Hồ khai mạc Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2021 Sáng 2/10, UBND quận Tây Hồ khai mạc "Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời" năm 2021 với chủ đề "Chuyển đổi số và cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người trong bối cảnh đại dịch Covid-19". Phó Chủ tịch UBND quận Tây Hồ Phạm Xuân Tài phát biểu tại buổi lễ. Phó Chủ tịch UBND quận Tây...