Giáo viên mòn mỏi chờ điều chỉnh chứng chỉ chức danh nghề nghiệp của Bộ
Hy vọng trong 87 chứng chỉ chức danh nghề nghiệp của viên chức đang được Bộ Nội vụ rà soát thì chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp giáo viên sẽ được bỏ.
Ngay từ thời điểm ra đời của các Thông tư 01/02/03/04/ 2021/TT-BGDĐT quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương giáo viên công lập ở cả 4 cấp học (mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông) thì giáo viên trong các cơ sở giáo dục công lập đã ồ ạt đăng ký đi học chứng chỉ chức danh nghề nghiệp theo hạng đang đảm nhận.
Thiếu chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên cũng không dạy yếu đi (Ảnh minh họa: A.N)
Dù chỉ học ít ngày và phải bỏ ra một khoản tiền không hề nhỏ để lấy về một chứng chỉ kẹp hồ sơ cho đủ quy định thì nhiều thầy cô giáo cũng bấm bụng theo học.
Trên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã có hàng loạt bài viết của các nhà giáo phản ánh những bức xúc cũng như gửi gắm những tâm tư nguyện vọng đến cấp có thẩm quyền với mong muốn được xóa bỏ những “giấy phép con” đang hành giáo viên cơ sở.
Những bài viết ấy được chia sẻ trên khắp các diễn đàn giáo dục với hàng ngàn lượt chia sẻ, bình luận và trở thành diễn đàn nóng.
Ngày 10/6 Thủ tướng Chính phủ ban hành Công văn số 3845/VPCP-TCCV về việc các loại chứng chỉ bồi dưỡng đối với công chức, viên chức.
Công văn nêu rõ: Yêu cầu các Bộ quản lý ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành:
- Khẩn trương rà soát, sửa đổi, bổ sung các Thông tư quy định về tiêu chuẩn ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức được giao quản lý cho phù hợp, bảo đảm cắt giảm những chứng chỉ bồi dưỡng mang tính hình thức, không phù hợp, trong đó có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học;
Quy định về chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước theo ngạch công chức, chứng chỉ bồi dưỡng theo chức danh nghề nghiệp viên chức phù hợp với yêu cầu, tính chất hoạt động nghề nghiệp của công chức, viên chức.
Ngay sau đó, Bộ trưởng Bộ Nội vụ – Phạm Thị Thanh Trà vừa ký văn bản số 2499/BNV-CCVC báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc rà soát chứng chỉ bồi dưỡng đối với công chức, viên chức.
Bộ Nội vụ đã đề xuất giảm 17 chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức và 87 chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức. [1]
Những loại chứng chỉ nào liên quan đến đội ngũ nhà giáo được rà soát theo hướng cắt giảm?
Ông Đặng Văn Bình – Phó Cục trưởng phụ trách Cục Nhà Giáo và Cán bộ quản lý giáo dục đã nhấn mạnh không phải là sẽ bỏ hết quy định về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên, giảng viên mà là điều chỉnh giảm số lượng chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên, giảng viên.
Video đang HOT
Điều nhiều nhà giáo thắc mắc nhất lúc này là trong 87 chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức sẽ bỏ chứng chỉ nào và giữ lại chứng chỉ nào trong khi nhiều thầy cô giáo đã có chứng chỉ và số khác thì chuẩn bị đi học lấy chứng chỉ.
Đề xuất bỏ chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên theo hạng
Chùm Thông tư 01;02;03;04/2021 quy định mỗi hạng, giáo viên phải có một chứng chỉ chức danh ứng với hạng ấy như giáo viên hạng III gần như phải có chứng chỉ hạng III; giáo viên hạng II cần có chứng chỉ chức danh hạng II và giáo viên hạng I có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp hạng I.
Cũng do những quy định về hạng giáo viên chưa rõ ràng, không ít thầy cô giáo đã học sai hạng nên dù có trong tay tới 2 chứng chỉ nhưng theo quy định vẫn còn thiếu chứng chỉ.
Trong thực tế, chứng chỉ chức danh nghề nghiệp là quy định vô lý nhất đối với các nhà giáo hiện nay. Có người đã đi dạy hàng chục năm, người gần về hưu đã có kinh nghiệm, kỹ năng sư phạm (đã trở thành kỹ xảo), đã có biết bao thành tích giáo dục, đào tạo ra biết bao thế hệ học sinh mà trong số đó nhiều em đạt thành tích đặc biệt xuất sắc thì nay vẫn phải cần một cái chứng chỉ.
Những câu hỏi: Giáo viên có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp thì chất lượng giáo dục có được nâng lên? Và thiếu chứng chỉ chức danh nghề nghiệp, giáo viên có dạy yếu đi không?
Câu trả lời sẽ là, chứng chỉ chức dnah nghề nghiệp đối với những nhà giáo chúng tôi lúc này chỉ có tác dụng kẹp hồ sơ cho đủ quy định chứ hoàn toàn không thể giúp các thầy cô nâng cao chất lượng dạy học.
Bởi thế, nếu không có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp thì cũng chẳng ảnh hưởng gì đến việc dạy học của chúng tôi.
Việc quy định giáo viên phải có chứng chỉ nghề nghiệp hiện nay chỉ làm cái “hầu bao” của nhà giáo bị ảnh hưởng, dẫn đến chất lượng cuộc sống bị giảm sút chứ hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến chất lượng giáo dục.
Vậy tại sao ta không thể bỏ hẳn quy định chứng chỉ chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên hiện nay? Hoặc là, những nội dung cần dạy cho giáo viên nên được đưa vào giảng dạy ở các trường sư phạm.
Vì thế, các nhà giáo chúng tôi vẫn đang hy vọng trong 87 chứng chỉ bồi dưỡng theo chức danh nghề nghiệp của viên chức đang được Bộ Nội vụ rà soát thì chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp giáo viên sẽ được xóa bỏ.
Tài liệu tham khảo:
[1]https://laodong.vn/giao-duc/bo-gddt-thong-nhat-viec-giam-chung-chi-chuc-danh-nghe-nghiep-voi-giao-vien-915864.ldo
[2]https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Bo-may-hanh-chinh/Cong-van-3845-VPCP-TCCV-2021-cac-loai-chung-chi-boi-duong-doi-voi-cong-chuc-vien-chuc-477183.aspx
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
Giáo viên mới vào ngành năm 2019 có đủ điều kiện bổ nhiệm hạng II?
Bạn có thể có đầy đủ bằng cấp, chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp hạng II nhưng theo Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT thì còn nhiều tiêu chí lắm.
Bạn đọc An Lê, có địa chỉ email là lenguyenhongan...@gmail.com đã viết thư gửi cho Tòa soạn Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam nhờ tư vấn về trường hợp của mình, nội dung câu hỏi như sau:
Kính gửi Tòa soạn Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam.
Tôi là giáo viên tuyển mới năm 2019, hiện đã hết thời gian tập sự và vừa được bổ nhiệm là giáo viên trung học cơ sở hạng II- mã số V07.04.11, hưởng lương bậc 1, hệ số 2.34.
Trước đây, tôi tham gia giảng dạy tại trường khác với mã chức danh nghề nghiệp 15.113 và có giấy khen cấp tỉnh.
Vậy, tôi có thể lấy giấy khen đó làm chứng nhận thành tích để xét chuyển sang giáo viên trung học cơ sở hạng II mới không? Hiện tôi đã có đầy đủ các tiêu chuẩn và chứng chỉ, kể cả chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp hạng II. Kính nhờ Tòa soạn phản hồi.
Trong thời gian chờ đợi sự giải đáp, em xin chân thành cám ơn!
Ảnh minh họa: Lã Tiến
Người viết cung cấp một số thông tin, quy định liên quan đến vấn đề bạn hỏi, để bạn An Lê và các đồng nghiệp có chung quan tâm cùng tham khảo, như sau:
Thứ nhất : bạn mới được tuyển dụng từ năm 2019 và khi hết thời gian tập sự thì bạn được bổ nhiệm là giáo viên trung học cơ sở hạng II- mã số V07.04.11, hưởng lương bậc 1, hệ số 2.34 là hoàn toàn chính xác.
Vì thời điểm đó, việc bổ nhiệm, xếp lương theo chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở được thực hiện theo Thông tư liên tịch số 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV của Bộ Nội vụ và Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Tuy nhiên, ngày 02/02/2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các trường trung học cơ sở công lập thì đã có một số tiêu chí thay đổi khi xếp giáo viên trung học cơ sở hạng II.
Theo thư bạn gửi cho tòa soạn thì bạn trình bày là " đã có đầy đủ các tiêu chuẩn và chứng chỉ, kể cả chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp hạng II " nhưng thực tế có thể...chưa hẳn là như vậy.
Bởi, bạn có thể có đầy đủ bằng cấp, chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp hạng II nhưng theo Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT thì để được là giáo viên trung học cơ sở hạng II có nhiều tiêu chí lắm.
Chẳng hạn, ngoài bằng cấp, chứng chỉ theo quy định thì phần nhiệm vụ bạn phải đảm bảo một số tiêu chí như: " Tham gia đoàn đánh giá ngoài; hoặc công tác kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên từ cấp trường trở lên; Tham gia ban giám khảo hoặc ban ra đề hoặc người hướng dẫn trong các hội thi (của giáo viên hoặc học sinh) từ cấp trường trở lên (nếu có )".
Đặc biệt, khi dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng II thì bạn " phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng III (mã số V.07.04.32) hoặc tương đương đủ từ 09 (chín) năm trở lên (không kể thời gian tập sự), tính đến thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng ".
Những tiêu chí được hướng dẫn như vậy mà bạn mới được tuyển dụng vào ngành từ năm 2019 thì chúng tôi nghĩ bạn chưa đảm bảo các tiêu chí này. Ngoài ra, nó còn rất nhiều tiêu chí khác nữa tại điều 4 của Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT, bạn có thể tham khảo thêm.
Thứ hai : bạn nói rằng: " Trước đây, tôi tham gia giảng dạy tại trường khác với mã chức danh nghề nghiệp 15.113 và có giấy khen cấp tỉnh. Vậy, tôi có thể lấy giấy khen đó làm chứng nhận thành tích để xét chuyển sang giáo viên trung học cơ sở hạng II mới không?
Câu hỏi này, bạn chưa nói rõ là "trước đây" là thời điểm nào, bạn đã từng dạy ở "trường khác" là ký hợp đồng có thời hạn hay hợp đồng không xác định thời hạn, cơ quan nào ký?
Và, chúng tôi cũng không tìm thấy " mã chức danh nghề nghiệp 15.113 " mà bạn nói được hướng dẫn ở văn bản nào.
Bởi, từ năm 2005 đến 2015 thì chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở có các mã số 15a.201; Mã số 15a.202; Mã số 15c.208.
Từ năm 2015 đến trước khi có Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 20/3/2021 thì giáo viên trung học cơ sở hạng I - Mã số: V.07.04.10; Giáo viên trung học cơ sở hạng II - Mã số: V.07.04.11; Giáo viên trung học cơ sở hạng III - Mã số: V.07.04.12.
Khi có Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT thì chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở bao gồm: Giáo viên trung học cơ sở hạng III - Mã số V.07.04.32; Giáo viên trung học cơ sở hạng II - Mã số V.07.04.31; Giáo viên trung học cơ sở hạng I - Mã số V.07.04.30.
Tuy nhiên, xếp xếp hạng giáo viên theo Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT hiện nay các địa phương đang thực hiện theo hướng dẫn của văn bản số 971/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 12/3/2021 nên hiện nay đa số các địa phương chưa triển khai việc xếp hạng giáo viên đến các nhà trường.
Việc bạn có giấy khen cấp tỉnh cũng là một tiêu chí khi xếp hạng giáo viên nhưng theo hướng dẫn của Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT và quan điểm của chúng tôi thì trường hợp của bạn chưa đủ điều kiện để được xếp giáo viên trung học cơ sở hạng II vì bạn mới được tuyển dụng từ năm 2019 nên có thể bạn sẽ xuống hạng III.
Chính vì vậy, bạn chờ đợi hướng dẫn cụ thể của Phòng Nội vụ, Phòng Giáo dục- nơi bạn công tác bởi theo văn bản số 971/BGDĐT-NGCBQLGD thì các địa phương đã và đang triển khai công việc này rồi.
Những tư vấn trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Cảm ơn bạn đã gửi thư đến Tòa soạn.
Tài liệu tham khảo:
https://luatvietnam.vn/co-cau-to-chuc/thong-tu-03-2021-bo-nhiem-xep-luong-giao-vien-thcs-cong-lap-198082-d1.html
Rất khó có cơ hội lên hạng II, giáo viên Mĩ thuật, Âm nhạc cầu cứu Bộ Giáo dục Bạn đọc có tên P.U có địa chí mail tqt....@gmail.com đã gửi thư về Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam phản ánh bất cập khi chuyển xếp lương theo Thông tư 02 mới. Bài viết "Có bằng đại học gần 10 năm vẫn lương trung cấp, giáo viên cầu cứu Bộ trưởng" đăng trên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt...