Giáo viên Lý chỉ bí quyết điểm cao cho học sinh, nhưng lời khuyên lại sai chính tả nhiều đến mức dân mạng phải “trẹo lưỡi” khi đọc
Thầy giáo hơi nhầm tí thôi, nhưng lời khuyên của thầy hữu hiệu có thật nha.
Có những môn học trở thành nỗi ám ảnh của các bạn học sinh, bởi các môn học rất khó khi kiểm tra điểm còn thấp. Thế nhưng có những “liều thuốc” vô cùng bất ngờ đến từ các giáo viên từ những câu nói mang động lực, lời khuyên đầy kinh nghiệm của các giáo viên của mình.
Đơn cử như thầy giáo dưới đây. Được biết, vì các bạn là học sinh lớp 12 sắp tới phải trải qua kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia nên thầy giáo đã ghi câu nói tạo động lực dưới đề cương của các bạn. Nhưng đọc câu nói của thầy học sinh chỉ biết cười ngất vì vừa nghe rất hợp lý vừa có những lỗi sai chính tả vô cùng hài hước.
Nguyên văn đoạn chữ tạo động lực của thầy như sau: “Để đạt điểm cao môn Vật lí, các em hãy làm đúng tất cả các câu giễ và làm đúng thật nhiều câu khó. Để đậu đại học tốp trên các em hãy làm bài các môn đều đạt điểm cao. Thật giễ giàng quá mà. Thân”.
Câu nói động lực trong đề cương Vật Lý (Nguồn ảnh: Quỳnh Như)
Sau khi bài viết đăng tải đã nhận được hơn 2000 lượt like, hàng nghìn lượt bình luận. Đa số cho rằng thầy giáo viết những từ sai chính tả “giễ”, “tốp”, “giễ giàng” và sử dụng dấu loạn xạ cách nhằm tạo điểm nhấn, đọc hài hước, giải trí cho học sinh trong lúc giải đề. Dù vậy, ý đồ câu nói của thầy cũng sẽ được truyền đến học sinh một cách thoải mái nhất và đầy đủ nhất.
Câu nói chuẩn của thầy giáo: “Để đạt điểm cao môn Vật lý, các em hãy làm đúng tất cả các câu dễ và làm đúng thật nhiều câu khó. Để đậu Đại học top trên các em hãy làm bài các môn đều đạt điểm cao. Thật dễ dàng quá mà. Thân”.
Video đang HOT
Có thể thấy, việc thầy giáo thoải mái như vậy sẽ giúp các bạn học sinh giảm áp lực về điểm số, loại bỏ cảm giác mệt mỏi mỗi lần đụng vào đề cương. Không những vậy, thầy giáo còn sử dụng nhiều từ ngữ hài hước để gần gũi, thân thiện để trêu các học trò của mình. Trong một điều kiện dịch bệnh như hiện nay, cách quan tâm như thầy giáo trên sẽ giúp các học trò của mình vui hơn, có động lực hơn khi tham gia quá trình học tập.
Một số cư dân mạng có hội chứng ghét sai chính tả còn đùa rằng “ Một khi đã sai chính tả thì mọi lập luận đều vô nghĩa”. Dù biết rằng là thầy giáo viết cho vui nhưng giữ gìn trong sáng của tiếng Việt là điều cần làm của tất cả mọi người. Độ tuổi dùng mạng xã hội hiện nay rất phong phú, ngày càng trẻ hóa. Nếu những từ ngữ sai chính tả xuất hiện nhiều trên mạng rất có thể về lâu dài các em nghĩ đó là đúng, quen thuộc và sử dụng thường xuyên như một niềm vui.
Nguồn: Trường Người Ta
Cả lớp hoang mang với bài kiểm tra cuối cùng của đời học sinh, đọc xong ai cũng nghẹn ngào
Đối với cá nhân T.K, sau khi cô nàng nhận được đề kiểm tra từ cô giáo dạy Toán đã cảm thấy nghẹn nghẹn ở cổ. Cô liên tục đặt ra những câu hỏi: "Vậy là sắp kết thúc thật rồi sao?", "Còn vài ngày nữa là mỗi người mỗi ngả, mỗi hướng đi riêng cho minh rồi ư?"...
Chỉ cần nghe tiếng ve kêu râm ran khắp nơi, thấy những chùm phượng nở đỏ thắm sân trường... là hàng nghìn học sinh trên dải đất hình chữ S biết mùa chia tay đã đến. Đặc biệt học sinh cuối cấp III sẽ phải tạm biệt ngôi trường thân thương, bạn bè và thầy cô để bước sang một "trang đời" mới với bao chông gai, thử thách.
Mới đây, mạng xã hội lan truyền bài kiểm tra cuối cùng của đời học sinh gây xôn xao. Cụ thể, bạn T.K - học sinh lớp 12 trường THPT Chuyên Trần Hưng Đạo (Bình Thuận) chia sẻ công khai trong nhóm Cháo hành miễn phí: "Chắc mấy bạn sinh năm 2003 bây giờ đang háo hức bước vào giai đoạn "chạy nước rút" rồi nhỉ? Ai cũng đang cố gắng hết sức để hướng tới tương lai phía trước với bao hoài bão cho riêng mình. Chả mấy ai còn rảnh rỗi để nghĩ về thời học sinh sắp sửa trôi qua nữa.
Câu chuyện của T.K đã thu hút sự quan tâm từ cộng đồng mạng. (Ảnh chụp màn hình)
Mình cũng thế, cho đến hôm nay mình gặp một bài kiểm tra "cuối cùng" thế này. Ban đầu mình và các bạn rất hoang mang khi cô giáo bảo: "Cả lớp lấy giấy ra kiểm tra", sau đấy còn thần bí bảo rằng: "Cô sẽ cho các em tự lựa chọn làm 1...2 hoặc 3 đề".
Bởi mọi người đều nghĩ đã hoàn thành hết cột điểm và những buổi học cuối cùng này chỉ lên lớp ngồi cho có mà thôi nên lúc ấy cả lớp cứ nháo nhào muốn cô đổi ý, sợ hãi hoang mang lắm. Cho đến khi cô đọc đề bài lên thì mọi người mới ồ rồi cười nhưng vẫn phải làm bài kiểm tra".
Đối với cá nhân T.K, sau khi cô nàng nhận được đề kiểm tra từ cô giáo dạy Toán đã cảm thấy nghẹn nghẹn ở cổ. Cô liên tục đặt ra những câu hỏi: "Vậy là sắp kết thúc thật rồi sao?", "Còn vài ngày nữa là mỗi người mỗi ngả, mỗi hướng đi riêng cho minh rồi ư?"... Những nghĩ suy ấy liên tục quẩn quanh trong tâm trí của cô học trò 18 tuổi.
Đối với cá nhân T.K, sau khi cô nàng nhận được đề kiểm tra từ cô giáo dạy Toán đã cảm thấy nghẹn nghẹn ở cổ.
"Mình nghĩ lại mọi thứ trong thời học sinh của mình. Nó không oanh oanh liệt liệt hay hổ báo mà cứ bình lặng mà trôi qua. Ai rồi cũng sẽ lớn, sẽ nỗ lực trở thành người mình ước mơ. Để rồi sau này nhìn lại về quãng thời học sinh ngắn ngủi này mà hoài niệm. Mình mong tất cả các bạn năm cuối cấp sẽ trân trọng quãng thời gian cuối cùng này để làm bàn đạp cho tương lai cũng như làm những gì mình muốn để sau này nhìn lại sẽ không hối tiếc và có thể tự hào kể. Các bạn hãy cố lên", T.K trải lòng.
Liên hệ với T.K, cô nàng cho biết rất bất ngờ khi câu chuyện của mình nhận được sự quan tâm lớn từ cộng đồng mạng đến vậy. Ban đầu cô chỉ đơn giản muốn tạo động lực cho các bạn cùng tuổi cũng như giải tỏa phần nào nỗi niềm riêng của bản thân.
"Tuần trước bọn mình đến trường học những buổi cuối trong quãng đời học sinh với tâm thế chỉ ngồi chơi. Ngờ đâu cô giáo dạy Toán lại yêu cầu cả lớp làm bài kiểm tra. Cả lớp choáng váng không hiểu chuyện gì đang xảy ra, tại sao lại kiểm tra vào lúc này? Thế rồi khi cô đọc đề: "Cảm xúc của em về môn Toán và cô Lê" thì cả lớp vỡ òa cảm xúc luôn.
Sau đó cả lớp tập trung làm bài vì dù sao đây cũng là tiết kiểm tra cuối cùng. Ai cũng muốn hoàn thành tốt nhất có thể. Mình nghĩ cô giao sẽ cất giữ những bài kiểm tra làm kỉ niệm. Bữa đó là tiết học cuối cùng của bọn mình với cô. Chúng mình sẽ không được gặp cô nữa", nữ sinh trường THPT Chuyên Trần Hưng Đạo tâm sự.
T.K cũng cho biết, không riêng gì chuyện cô Lê sẽ không gặp lại học trò mà lớp của K. cũng sẽ mỗi người một nơi do trường phân ban xã hội và khoa học tự nhiên. "Do có các lớp phải kiểm tra chuyên đề nên trường mình phân ban hơi trễ so với các trường THPT khác trên cả nước. Chúng mình sẽ học lớp phân ban độ 4 tuần nữa thì bắt đầu thi tốt nghiệp THPT 2021", cô nàng nói.
Ngay sau khi đăng tải, câu chuyện của T.K đã thu hút sự quan tâm từ cộng đồng mạng, nhất là các bạn học sinh lớp 12. Ai ai cũng thấy bồi hồi, nao lòng khi nghĩ đến khoảnh khắc sẽ phải chia xa mái trường thân yêu, thầy cô và bạn bè.
Nickname Ngô Thảo bình luận: "Giáo viên Toán của mình đúng kiểu nhẹ nhàng, hiền lành luôn. Cô có buồn cười lắm cũng không cười to, chỉ nhếch miệng. Lắm lúc bọn mình ngồi bàn đầu mà ăn vụng, cô thấy cãi nhau vì miếng mà cũng tủm tỉm cười. Mình hay cãi lí hoặc nói mây câu xàm xàm với lũ bạn, cô cùng chỉ đứng nhìn cười duyên".
Cư dân mạng bày tỏ. (Ảnh chụp màn hình)
"Lên đại học mình gặp bao người bạn tốt với những kỷ niệm đẹp nhưng vẫn muốn quay về trở cấp III. Bởi có nhiều điều dang dở chưa trọn vẹn khiến mình bứt dứt nhớ mãi", thành viên Nguyễn Hương bình luận.
Bạn Như Nguyễn tâm sự: "Cấp III là quãng thời gian đẹp, tươi trẻ nhưng cũng nhiều điều dang dở và tiếc nuối. Bạn bè - thầy cô, có những điều chỉ cần nói sớm và làm sớm 1 chút thôi thì đã không mang nuối tiếc cả cuộc đời. Chúc mấy bạn thi tốt, may mắn và thành công".
Hiện câu chuyện của T.K vẫn thu hút sự quan tâm từ cộng đồng mạng.
Chụp ảnh kỷ yếu cực chất Những bộ ảnh kỷ yếu không còn xa lạ với các bạn trẻ. Cứ đến mùa hè, người trẻ lại đổ xô chụp ảnh kỷ niệm. Xu hướng cho bộ ảnh kỷ yếu năm nay có gì đặc biệt? Nhiều bạn trẻ chụp ảnh kỷ yếu kết hợp du lịch tại Đà Lạt - ẢNH: K.Y.S.G Kỷ yếu kết hợp du lịch Chụp...