Giáo viên kể chuyện làm giúp việc theo giờ khi học sinh nghỉ học phòng Covid-19
“ Giáo viên không còn là nghề được xem là ổn định nhất là khi dịch bệnh Covid-19 đang có nhiều diễn biến phức tạp”, cô N.T.V giáo viên một trường tư thục tại Hà Nội cho hay.
Cô V. tâm sự: “Hiện nay nhà trường chưa có thông báo cụ thể nhưng đến 90% là giáo viên sẽ không nhận được lương như trước trong thời gian học sinh nghỉ vì Covid-19 mà chỉ có lương cứng khoảng 4 triệu.
Với các trường tư, chủ trường phải thuê mặt bằng lớn nên chi phí rất cao, vài chục triệu đồng mỗi tháng.
Ngoài ra, chi phí thuê khoảng 9 nhân công dọn vệ sinh, nấu nướng, cộng thêm tiền bảo hiểm… nên tổng chi phí phải chi mỗi tháng là rất lớn.
Giờ học sinh nghỉ dài, tất nhiên phụ huynh được hoàn lại tiền học phí vì các con không đến trường và đương nhiên giáo viên sẽ “mất dạy” và không có lương. Trong khi chi phí sinh hoạt gia đình thì không cắt được, khó khăn vô cùng”.
Giúp việc theo giờ (ảnh minh họa)
Cô Nguyễn Minh Ánh – giáo viên tiếng anh tại trung tâm anh ngữ AMS (Thái Bình) cho hay: “Lương của tôi trường trả theo giờ dạy, bây giờ học sinh nghỉ hết thì thu nhập là về 0 đồng. Công việc của chồng tôi cũng bấp bênh trong khi tiền nhà thuê vẫn phải trả, chi phí sinh hoạt chỉ tiết kiệm được chứ không bớt được, khốn khó vô cùng.
Cũng may, khu tôi thuê có nhiều chung cư nên tôi quen một chị chuyên đi giúp việc theo giờ. Nhờ chị ấy móc nối tôi đồng ý đi làm giúp việc theo giờ với mức chi trả nhận được là 80 nghìn/h.
Trung bình mỗi nhà tôi dọn dẹp, lau chùi hết khoảng 3 tiếng và được trả 240 nghìn. Tất nhiên. vất vả nhưng còn hơn là ngồi không và không có đồng tiền nào lo sinh hoạt”.
Chị Ánh tâm sự thêm, mấy hôm mới đi làm, mình cũng khá bỡ ngỡ về khối lượng công việc vì trước giờ em chưa làm việc nhà nhiều đến vậy. Đôi lúc còn bị chủ nhà mắng vì làm hỏng đồ, hay bắt lau dọn lại khi chưa đúng yêu cầu của họ.
Có lần người ta còn yêu cầu kiểm tra túi của mình trước khi về để đảm bảo họ không bị mất thứ gì. Lúc đầu mình cũng sốc và thấy niềm tin của con người với con người rẻ mạt đến vậy nhưng sau cũng quen dần vì nếu mình ở địa vị chủ nhà, mình có thể làm thế để đảm bảo không bị mất mát gì.
Quan trọng là mình phải chịu khó trong mọi công việc, tốt nhất là nên đi làm khi bạn đã từng chăm sóc nhà cửa của mình và có khả năng nhẫn nhịn tốt.
Video đang HOT
Cô Trần Phương Anh – Hiệu trưởng nhóm lớp mầm non Kisd house (Hà Nội) cho biết: “Thời gian học sinh nghỉ là thời gian trường tư như chúng tôi khó khăn nhất. Cơ sở vật chất vẫn còn nguyên đó, vẫn phải đi thuê với mức phí 40 triệu/tháng.
Trong khi vẫn phải trả lương cứng cho giáo viên với mức 4-5 triệu/tháng, trường có 8 giáo viên. Học phí thì phải hoàn trả phụ huynh. Khó khăn chồng khó khăn. Chúng tôi cũng biết cuộc sống của giáo viên nhà trường khó khăn với mức lương như thế nhưng cũng không còn cách nào khác”.
Theo infonet
Học sinh được nghỉ, sao giáo viên phải đến trường nhiều như vậy?
Nhiều giáo viên cho rằng, lẽ ra công việc vệ sinh trường lớp không phải việc của giáo viên, học sinh nghỉ, giáo viên cũng được nghỉ.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chính thức phát đi văn bản gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh, sinh viên, học viện do dịch bệnh Covid-19 đến hết tháng 02/2020.
Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 dù được kiểm soát tốt, nhưng vẫn đang diễn biến phức tạp, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị cho học sinh, sinh viên trên địa bàn thành phố nghỉ kéo dài thêm một tháng nữa so với đề nghị của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Học sinh sẽ học kỳ II từ tháng 4 đến tháng 7 để hoàn tất chương trình.
Trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, cô T.A.T. (đề nghị không nêu tên), giáo viên một trường tiểu học tại Hà Nội chia sẻ: "Học sinh được nghỉ học để phòng tránh dịch Corona, trường tôi giáo viên cũng được nghỉ ở nhà chứ không đến trường.Trong khi đó, Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội ngày 14/2 đã phát đi văn bản hỏa tốc đồng ý cho học sinh, sinh viên trên địa bàn nghỉ học đến hết ngày 23/2. Có nhiều tỉnh, thành khác trên cả nước cũng cho học sinh nghỉ hết tháng 2.
Về việc tổng vệ sinh, phun thuốc khử trùng trường, lớp, nhà trường làm theo hướng dẫn, kế hoạch của cơ quan y tế quận. Riêng bộ phận lao công và bảo vệ vẫn làm việc bình thường để đảm bảo vệ sinh và an toàn trường học. Nếu khối lượng vệ sinh trường lớp nhiều họ sẽ được hưởng tiền làm thêm giờ.
Giáo viên được nghỉ và chỉ đến trường nếu liên quan đến công việc chuyên môn khi lãnh đạo nhà trường yêu cầu. Ví dụ như thẩm định, lựa chọn sách giáo khoa mới, lúc đó giáo viên sẽ đến trường".
Học sinh Hà Nội tiếp tục nghỉ thêm 1 tuần, nhưng nhiều trường vẫn tổng vệ sinh, khử khuẩn trường lớp phòng chống dịch. Ảnh: Trường Tiểu học Trung Văn (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội).
Cô T.A.T. cũng cho biết: "Vừa qua tôi cũng thấy có ý kiến thắc mắc giáo viên không phải lên lớp nhưng vẫn được hưởng nguyên lương. Ngay lập tức một số giáo viên chứng minh mình vẫn đến trường chứ không được nghỉ ở nhà.
Việc hiểu như thế là không đúng. Học sinh nghỉ, giáo viên cũng phải được nghỉ.
Bởi trong một số trường hợp giáo viên và học sinh phải nghỉ học, nghỉ dạy không theo kế hoạch năm học như để tránh rét, nghỉ do dịch bệnh... thiên tai thì sau đó nhà trường sẽ có kế hoạch học bù.
Giáo viên có quỹ thời gian nghỉ hè nên nếu nghỉ tránh dịch như hiện nay ví dụ thời gian nghỉ kéo dài 1 tháng thì sẽ giảm nghỉ hè 1 tháng để đảm bảo học sinh vẫn học đủ 34 tuần".
Cô T.A.T. cũng chỉ rõ: "Không ít trường huy động giáo viên những ngày này học sinh nghỉ do dịch vẫn phải đến trường làm vệ sinh, trực...là không hợp lý.
Nếu giáo viên phải đến trường tức họ vẫn làm đủ ngày công, vậy khi kế hoạch năm học kéo dài đến tháng 7 thì giáo viên được tính lương thêm giờ như thế nào. Trường hợp không được tính thêm thù lao, công sức của giáo viên e rằng sẽ rất thiệt thòi cho họ".
Lớp học, bàn ghế học sinh Trường Tiểu học Trung Văn (Nam Từ Liêm) được vệ sinh, khử khuẩn, đảm bảo môi trường học tập trong lành, an toàn cho học sinh khi trở lại trường. Ảnh: TH.Trung Văn.
Chai rửa tay khô diệt khuẩn cũng được trang bị tại các lớp và các vị trí thuận tiện để học sinh, giáo viên, khách đến sử dụng. Ảnh: Trường Tiểu học Trung Văn.
Còn cô A. giáo viên khối 1 một trường tiểu học tại huyện Gia Lâm chia sẻ: "Dù là ngày nghỉ Thứ 7, học sinh cũng được nghỉ thêm một tuần nữa, nhưng giáo viên vẫn đến lớp tổng vệ sinh trường lớp theo chỉ đạo của lãnh đạo nhà trường.
Cả buổi sáng lau dọn, khử khuẩn lớp học không hết việc, buổi chiều tôi và nhiều giáo viên khác lại đến trường làm vệ sinh tiếp. Lớp nào lớp đó vệ sinh, khi nào lớp tôi làm chủ nhiệm được nghiệm thu đạt kết quả mới được về.
Có thể nói việc vệ sinh trường lớp cũng khá vất vả đối với giáo viên, nhưng vì nhiệm vụ, vì học sinh nên hầu hết giáo viên cũng không có ý kiến".
Nói về việc giáo viên trong những ngày này vẫn đến trường, cô A. chia sẻ: "Tôi và nhiều giáo viên khác vẫn đến trường ngoài việc tổng vệ sinh, trực và còn nhiều công việc lãnh đạo nhà trường triển khai.
Như trường tôi, giáo viên được phân công trực theo khối, mỗi khối một hôm. Nhưng khi có việc nhà trường gọi dù không đúng lịch trực giáo viên vẫn đến trường. Đúng ra học sinh nghỉ học giáo viên cũng phải được nghỉ. Bởi sau này có lịch học bù, giáo viên sẽ phải dạy bù".
Không ít giáo viên bày tỏ quan điểm, chắc chắn thời gian tới sẽ phải dạy bù để đảm bảo chương trình, thời gian học. Bởi vậy công bằng mà nói, thời gian học sinh nghỉ, giáo viên cũng nên được nghỉ.
Có giáo viên cũng thẳng thắn cho rằng, lẽ ra công việc vệ sinh trường lớp không phải việc của giáo viên như nhiều trường đang yêu cầu giáo viên làm. Nhưng phần lớn giáo viên vui vẻ làm vì học sinh cũng như mong muốn trường lớp mình sạch sẽ để chủ động khi các con có lịch học trở lại.
Ngày thứ 7 ngày 15/2, giáo viên Trường Tiểu học Trung Văn đến trường làm công tác tổng vệ sinh dù tuần tới học sinh vẫn được nghỉ học. Ảnh: Tiểu học Trung Văn.
Trong khi đó, trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, một hiệu trưởng trường tiểu học tại quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) cho biết: "Trường đã không huy động 100% giáo viên đến trường nữa trong thời gian các con nghỉ học để phòng tránh dịch Covid-19. Chỉ có bộ phận hành chính của trường vẫn làm việc bình thường.
Nhà trường đã lên lịch trực của giáo viên theo tổ chuyên môn. Đến khi tổng vệ sinh, khử khuẩn lúc đó tất cả giáo viên mới phải đến. Hơn nữa bản chất phòng dịch là tránh tụ tập đông người nên trong thời gian này không cần thiết giáo viên phải đến đông đủ".
Ngày thứ 7 nhà trường tiến hành tổng vệ sinh, khử khuẩn trường, lớp, khuôn viên dù tuần tới các con tiếp tục được nghỉ học". Cũng tại quận Nam Từ Liêm, một hiệu trưởng trường tiểu học khác cũng cho rằng: "Nhà trường đã phân công giáo viên thay nhau đến trường trực. Còn lại giáo viên ở nhà trợ giúp, hướng dẫn phụ huynh ôn tập bài cho các con.
Còn tại quận Hà Đông, một hiệu trưởng tiểu học khác chia sẻ: "Trong tuần khi chưa có lịch đi học trở lại hay các con tiếp tục được nghỉ, nhiều phụ huynh đã xin nhà trường cho con được nghỉ học.
Nhà trường sẽ rất khó xử nếu nhiều phụ huynh cùng xin cho con nghỉ học vì lo ngại dịch. Lùi thời điểm học thời gian này là cần thiết. Trong lúc này sức khỏe, an toàn của các con là trên hết.
Về mặt tâm lý, phụ huynh, giáo viên sẽ khó mà yên tâm dạy và học được trong thời điểm này. Các cấp cho học sinh nghỉ kéo dài thêm một tuần rất hợp với tâm tư, nguyện vọng của phụ huynh và của cả nhà trường".
Hiệu trưởng này cũng cho biết: "Những hôm tổng vệ sinh trường, lớp mới yêu cầu giáo viên đến trường, còn lại phân công giáo viên trực theo tổ chuyên môn. Thời gian này cũng không cần thiết giáo viên phải 100% có mặt tại trường".
Vũ Phương
Theo giaoduc.net.vn
Cá nhân nhận trông giữ trẻ tự phát tại nhà có thể bị phạt tới 20 triệu đồng Để phòng, chống dịch bệnh do virus corona có khả năng lây lan rộng, nhiều địa phương cho học sinh tiếp tục nghỉ học thêm 1 tuần. Do nhu cầu gửi trẻ của phụ huynh tăng cao, một số cá nhân nhận trông trẻ tại nhà mà không biết rằng hành vi này có thể bị phạt nặng. Theo quy định hiện hành,...