Giáo viên hưởng lương trung cấp có thể lên lương đại học được hay không?
Có bạn đọc hỏi bạn đang hưởng lương Giáo viên mầm non hạng IV, bạn có được được chuyển xếp lương lên hạng II (mức lương có hệ số từ 2,34 đến 4,98) hay không.
Tòa soạn Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam nhận được thư từ bạn đọc có tên N.T.T. có địa chỉ mail nguyenthi……@gmail.com nội dung thư như sau:
“Cho tôi hỏi tôi đang giảng dạy tại trường mầm non công lập, hiện tôi đã có bằng đại học mầm non nhưng hiện lại đang hưởng lương trung cấp, tôi đã học và đã có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng 2 rồi và về thành tích đã có 2 năm đạt chiến sĩ thi đua cấp cơ sở và liên tục được lao động tiên tiến cấp huyện.
Vậy tôi có được chuyển xếp lương lên bậc đại học. Khi đó, tôi có phải học chứng chỉ chức danh nghề nghiệp hạng 3 để được xét hưởng lương đại học không ạ.”
Với câu hỏi của bạn có 2 phần, người viết theo hiểu biết của mình xin được cung cấp thông tin tư vấn để bạn tham khảo, cụ thể như sau:
Căn cứ theo Thông tư số: 20/2015/TTLT-BGDĐT-BNV (Thông tư liên tịch quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non công lập của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ).
Giáo viên hưởng lương trung cấp có thể thăng hạng lên lương đại học được hay không? Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)
Thứ nhất, việc xếp lương giáo viên mầm non
Theo thư bạn đề cập, bạn đang dạy tại trường mầm non công lập hưởng lương trung cấp, có nghĩa là bạn đang hưởng lương Giáo viên mầm non hạng IV (có hệ số lương 1,86 đến 4,06) theo quy định tại các điều sau:
Tại ” Điều 2 . Mã số, phân hạng chức danh nghề nghiệp viên chức giáo viên mầm non
Chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non trong các trường mầm non công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:
1. Giáo viên mầm non hạng II Mã số: V .07.02.04
2. Giáo viên mầm non hạng III Mã số: V .07.02.05
3. Giáo viên mầm non hạng IV Mã số: V .07.02.06 ”
Tại ” Điều 9 . Cách xếp lương
1. Các chức danh nghề nghiệp viên chức giáo viên mầm non được áp dụng Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 3) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, như sau:
a) Chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng II được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A 1 (từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98);
b) Chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng III được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A0 (từ hệ số lương 2,10 đến hệ số lương 4,89);
Video đang HOT
c) Chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng IV được áp dụng hệ số lương của viên chức loại B (từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06). ”
Thứ hai, điều kiện để được chuyển xếp lương đại học
Trong thư bạn hỏi bạn đang hưởng lương Giáo viên mầm non hạng IV, bạn có được được chuyển xếp lương lên hạng II (mức lương có hệ số từ 2,34 đến 4,98) hay không. Bạn tham khảo các thông tin quy định sau:
Tại Chương II: Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp
Ở ” Điều 4 . Giáo viên mầm non hạng II – Mã số: V.07.02.04
1. Nhiệm vụ:
Ngoài những nhiệm vụ của giáo viên mầm non hạng III, giáo viên mầm non hạng II còn phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Tham gia biên tập hoặc biên soạn nội dung tài liệu bồi dưỡng giáo viên mầm non cấp huyện trở lên;
b) Tham gia bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên cấp trường trở lên;
c) Tham gia ban giám khảo các hội thi, đánh giá sáng kiến kinh nghiệm của cấp học Mầm non cấp huyện trở lên;
d) Tham gia đoàn đánh giá ngoài, thanh tra, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm từ cấp huyện trở lên.
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
a) Có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm mầm non trở lên;
b) Có tr ình độ ngoại ngữ bậc 2 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc;
c) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng c ô ng nghệ thông tin;
d) Có chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên mầm non hạng II.
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Chủ động tuyên truyền và vận động đồng nghiệp thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật, các quy định và yêu cầu của Đảng, Nhà nước, ngành và địa phương về giáo dục mầm non;
b) Thực hiện sáng tạo, linh hoạt chương trình giáo dục mầm non; hướng dẫn được đồng nghiệp thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục mầm non;
c) Tích cực chủ động phối hợp có hiệu quả với đồng nghiệp, cha mẹ trẻ và cộng đ ồ ng trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ;
d) Được công nhận là chiến sĩ thi đua cấp cơ sở hoặc giáo viên dạy giỏi từ cấp huyện trở lên;
đ) Viên chức thăng hạng từ chức danh giáo viên mầm non hạng III lên chức danh giáo viên mầm non hạng II phải có thời gian công tác giữ chức danh giáo viên mầm non hạng III hoặc tương đương từ đủ 6 (sáu) năm trở lên , trong đó thời gian giữ chức danh giáo viên mầm non hạng III từ đủ 01 (một) năm và thời gian tốt nghiệp đại học sư phạm mầm non trước khi thi hoặc xét thăng hạng từ đủ 01 (một) năm tr ở lên.
Tại Điều 5 . Giáo viên mầm non hạng III – Mã số: V.07.02.05
1. Nhiệm vụ:
Ngoài những nhiệm vụ của giáo viên mầm non hạng IV, giáo viên mầm non hạng III còn phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Làm báo cáo viên hoặc dạy minh họa tại các l ớ p bồi dưỡng giáo viên mầm non cấp trường trở lên; hướng dẫn đồng nghiệp thực hiện chương trình và các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ;
b) Đề xuất các nội dung bồi dưỡng và sinh hoạt chuyên đề ở tổ (khối) chuyên môn;
c) Tham gia ban giám khảo các hội thi, đánh giá sáng kiến kinh nghiệm của cấp học Mầm non cấp trường trở lên;
d) Tham gia đoàn đánh giá ngoài, thanh tra, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cấp trường trở lên; tham gia hướng dẫn, đánh giá thực tập sư phạm của sinh viên (nếu có).
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
a) Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm mầm non trở lên;
b) Có trình độ ngoại ngữ bậc 2 theo quy định tại Thông tư s ố 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử d ụ ng tiếng dân tộc;
c) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin;
d) Có chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên mầm non hạng III.
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật, các quy định và yêu cầu của Đảng, Nhà nước, ngành và địa phương về giáo dục mầm non;
b) Thực hiện có hiệu quả chương trình giáo dục mầm non;
c) Chủ động tổ chức và phối h ợ p với đồng nghiệp, cha mẹ trẻ và cộng đồng trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ;
d) Được c ông nhận là chiến sĩ thi đua cấp cơ sở hoặc giáo viên dạy giỏi cấp trường tr ở lên;
đ) Viên chức th ă ng hạng từ chức danh giáo viên mầm non hạng IV lên chức danh giáo viên mầm non hạng III phải có thời gian công tác giữ chức danh giáo viên mầm non hạng IV hoặc tương đương từ đủ 3 (ba) năm trở lên, trong đó thời gian giữ chức danh giáo viên mầm non hạng IV từ đủ 01 (một) năm và tốt nghiệp cao đẳng sư phạm mầm non trước khi thi hoặc xét thăng hạng từ đủ 01 (một) năm trở lên .”
Với quy định trên, bạn đang hưởng lương trung cấp là Giáo viên mầm non hạng IV, do đó bạn không được chuyển từ giáo viên mầm non hạng IV lên hạng II, mà phải chuyển từ giáo viên mầm non hạng IV lên hạng III (có hệ số lương từ 2,1 đến 4,89) nếu đủ tiêu chuẩn, điều kiện kể trên, sau đó 06 năm giữ hạng III bạn mới được xét hoặc thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp lên giáo viên mầm non hạng II (có hệ số lương từ 2,34 đến 4,98).
Trên đây là một số thông tin tư vấn cùng bạn. Phần tư vấn có tính chất tham khảo.
Tuy nhiên, hiện nay Bộ Nội vụ và Bộ Giáo dục và Đào tạo đang hoàn thiện và chuẩn bị ban hành Thông tư liên tịch mới về việc quy định mã số, xếp lương giáo viên,… hướng đến việc xếp lương theo vị trí việc làm, phù hợp với chuẩn trình độ đào tạo theo Luật Giáo dục mới, theo quan điểm cá nhân người viết thì bạn hãy chờ đợi Thông tư mới ban hành, các tiêu chuẩn, điều kiện cụ thể để quyết định xem có học chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng III hay không? Xin trao đổi cùng bạn.
Cô giáo dạy giỏi mượn bằng THPT: Vì sao phạt 4 triệu?
Bà Nga bị xử phạt hành chính số tiền 4 triệu đồng do "thành khẩn khai báo, thành khẩn hối lỗi".
Theo thông tin mới nhất liên quan đến vụ cô giáo mượn bằng THPT để đi học, đi dạy suốt 25 năm, sáng ngày 14/1, trao đổi với báo Đất Việt, lãnh đạo phòng GD-ĐT TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk cho biết, UBND TP mới ban hành quyết định xử phạt hành chính đối với bà Lê Thị Nga, giáo viên Trường THCS Lương Thế Vinh.
Theo đó, quyết định nêu rõ, bà Nga đã sử dụng bằng tốt nghiệp THPT của bà Lê Thị Ngọc Châu để đi học trung cấp, cao đẳng, đại học và xin việc làm (đi dạy) dưới tên của bà Châu suốt 25 năm qua.
"Hiện tại mới có quyết định xử phạt hành chính, chưa có các quyết định khác. Do chưa có các quyết định khác nên cô Nga vẫn là viên chức Nhà nước. Còn các bước xử lý tiếp theo cũng thuộc thẩm quyền của UBND TP", vị lãnh đạo trên cho biết.
Cô giáo ở Đắk Lắk mượn bằng THPT để đi học, công tác suốt 25 năm bị phạt 4 triệu đồng, thu hồi bằng. Ảnh: VNN
Theo thông tin trên báo VietNamNet, ngoài xử phạt hành chính, quyết định của UBND TP Buôn Ma Thuột cũng nêu rõ, hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật vi phạm (Bản sao Bằng Tốt nghiệp THPT mang tên Lê Thị Ngọc Châu, sinh ngày 2/2/1975, số hiệu 2687 TNPTTH, ngày 30/6/1988 do Sở GD-ĐT tỉnh Thanh Hóa cấp, đang lưu trong hồ sơ viên chức của Trường THCS Lương Thế Vinh).
Ngoài ra, Hội đồng kỷ luật UBND TP. Buôn Ma Thuột cũng đã họp, thống nhất kỷ luật bà Nga bằng hình thức buộc thôi việc.
Như đã phản ánh, vào năm 1989, sau khi học hết lớp 8/12, bà Nga nghỉ học. Năm 1992, bà Nga mượn bằng của bà Lê Thị Ngọc Châu (hàng xóm) rồi 'thay tên, đổi tuổi", nộp hồ sơ, theo học tại Trường Trung cấp Văn hoá Nghệ thuật tỉnh Thanh Hoá.
Bà Nga cầm bằng này xin việc và được tuyển dụng vào làm giáo viên âm nhạc tại Trường THCS Dân Lực (huyện Triệu Sơn, Thanh Hoá) vào năm 1996.
Tiếp đó, bà Nga nộp hồ sơ vào Trường Cao đẳng Nhạc Hoạ Trung ương (hệ tại chức) và đến năm 1997 thì tốt nghiệp. Năm 2000, bà Nga xin chuyển công tác theo chồng vào Đắk Lắk và được phân công về dạy tại một trường tiểu học ở huyện Buôn Đôn.
Từ năm 2009-2013, bà Nga tiếp tục sử dụng bằng tốt nghiệp THPT mang tên bà Châu để học Trường ĐH Sư phạm Hà Nội và tốt nghiệp cử nhân âm nhạc hệ tại chức tại trường này.
Từ năm 2013 đến nay, bà Nga chuyển về dạy âm nhạc tại Trường THCS Lương Thế Vinh (TP Buôn Ma Thuột).
Nhận xét về năng lực chuyên môn của bà Nga, đại diện Phòng GD-ĐT TP Buôn Ma Thuột cho rằng, trong quá trình công tác, bà Nga là một giáo viên có năng lực, được nhiều bằng khen.
"Nếu cô ấy không giỏi thì không có nhiều bằng khen và cũng không thể đứng lớp được cho đến tận bây giờ", vị đại diện trên cho biết.
Lương không đủ sống, phải ngửa tay xin bố mẹ, thầy giáo bỏ nghề đi chạy xe ôm "Nghĩ phận trai tráng cầm mức lương trên dưới 1 triệu đồng/tháng cực không chịu nổi, tôi đành bỏ nghề đi chạy xe ôm Grab", chia sẻ của một thầy giáo. Mấy ngày nay dù trời rét đậm, rét hại, nhưng anh Lương vẫn cố gắng dậy thật sớm để đón được nhiều khách. Đeo bao tay, mặc nhiều lớp áo, kín đầu...