Giáo viên hợp đồng Hà Nội: Phận “tầm gửi” lay lắt trước thềm năm mới
Những ngày giáp Tết, khi không khí trên khắp phố phường đang tấp nập, đông vui, khi nhà đang rộn ràng, náo nức, hàng trăm giáo viên hợp đồng tại Hà Nội vẫn đang buồn cho thân phận “ tầm gửi” của chính mình, lo một cái Tết không có bánh chưng.
“Phận giáo viên hợp đồng như cây tầm gửi”
Đó là nỗi lòng của thầy giáo Nguyễn Viết Tiến, tưng la giao viên hơp đông day Toán tai trường THCS Xuân Sơn, Sơn Tây. Những ngày giáp Tết, ngôi nhà nhỏ cũng như quạnh hiu hơn những năm trước, thầy Tiến chia sẻ: “Hiện nay, tôi đã bị “cắt hợp đồng” và đang thỉnh giảng ngay tại ngôi trường mà tôi đã gắn bó gần 18 năm.
Tôi bỗng nhói lòng, nghĩ đến phận giáo viên hợp đồng như tôi đang sống nhờ vào ngôi trường từ khi tôi mới bước chân vào nghề. Nhiều đêm thao thức không ngủ được, tôi lại thấy, sao chúng tôi giống như những thân tầm gửi – số phận của chính tôi khi tuổi thanh xuân trôi đi sau hàng chục năm cống hiến cho ngành giáo dục Thủ đô lại bị “bỏ rơi”. Liệu rằng những cây tầm gửi đến một ngày nào đó không còn nhựa sống sẽ lìa cây, thì số phận giáo viên hợp đồng chúng tôi sẽ ra sao?”.
Hướng mắt về một khoảng không tư lự, thầy Nguyễn Viết Tiến giãi bày: “Trong tháng 12/2019, sở Nội vụ Hà Nội đã có liên tiếp hai công văn hỏa tốc. Cụ thể, ngày 10/12/2019, Sở ra công văn 3037 yêu cầu các quận, huyện, thị xã rà soát giáo viên hợp đồng có ký hợp đồng và đóng bảo hiểm liên tục trước ngày 31/12/2015. Sau đó, ngày 27/12/2019, một lần nữa, sở Nội vụ Hà Nội lại có công văn hỏa tốc 3269 yêu cầu các quận, huyện, thị xã công khai giáo viên hợp đồng đủ điều kiện xét đặc cách.
Thân phận giáo viên hợp đồng đang được ví như cây tầm gửi.
Những tưởng Thành phố sẽ có quyết định xét đặc cách giáo viên hợp đồng trước Tết Canh Tý 2020 như một món quà ” mừng tuổi” chào đón năm mới. Nhưng cuối cùng, đến thời điểm hiện tại, vẫn chỉ dừng lại ở việc rà soát giáo viên hợp đồng… trong khi gần cả năm nay, đã có không biết bao nhiêu đợt rà soát, mà đến nay vẫn chưa có tiến triển gì…”.
“Hiện tại, tôi cũng như tất cả giáo viên hợp đồng đều chỉ mong mỏi, hy vọng trong những ngày đầu năm mới 2020, UBND TP.Hà Nội sẽ sớm có quyết định xét tuyển đặc cách với giáo viên hợp đồng chúng tôi với các tiêu chí nhân văn nhất, thấu tình đạt lý như Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung nhiều lần đã hứa, lần gần nhất tại kỳ họp HĐNĐ TP.Hà Nội diễn ra từ ngày 3-5/12/2019.
Có như vậy, chúng tôi mới có thể tiếp tục được gắn bó với bục giảng, với nghề cao quý mà chúng tôi đã cống hiến cả tuổi thanh xuân cũng như lòng nhiệt huyết cho hàng nghìn học sinh suốt hàng chục năm qua”, thầy Tiến bày tỏ.
Tết này chẳng có bánh chưng…
Ngày 17/1, UBND huyện Phúc Thọ đã gửi thông báo về công tác quản lý tổ chức bộ máy và thực hiện chế độ đối với giáo viên, nhân viên hợp đồng tại các trường học công lập trên địa bàn huyện. Theo đó, về quản lý tổ chức bộ máy, không gia hạn hợp dồng lao động đối với các vị trí việc làm là viên chức tại các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn huyện. Căn cứ vào chỉ tiêu biên chế được giao năm 2020, Hiệu trưởng các trường rà soát giáo viên, nhân viên hành chính của trường, nếu còn thiếu, Hiệu trưởng chủ động ký hợp đồng thỉnh giảng đối với giáo viên, hợp đồng công việc đối với nhân viên để đảm bảo các hoạt động của nhà trường được ổn định.
Sau khi nhạn được thông báo của UBND huyện Phúc Thọ, cô giáo N.Q.P., giáo viên hợp đồng một trường tiểu học trên địa bàn huyện cũng bày tỏ nỗi hoang mang: “Như vậy thì làm sao chúng tôi còn đủ điều kiện xét tuyển đặc cách nữa đây. Lương giáo viên hợp đồng đã ít, giờ Tết đến nơi rồi, lãnh đạo còn làm như vậy, chẳng khác gì không cho chúng tôi cái bánh chưng ăn Tết nữa…”.
Thông báo của UBND huyện Phúc Thọ khiến nhiều giáo viên hợp đồng chua xót.
Video đang HOT
“Lý do huyện đưa ra là sợ bị thành phố “tuýt còi” vì sai nghị định! Vậy việc thành phố tổ chức thi tuyển trước rồi mới xét tuyển đặc cách sau, thì làm sao còn đủ chỉ tiêu mà xét? Như thế này, liệu chúng tôi còn biết trông cậy vào đâu?
Hơn 12 năm gắn bó với nghề, tôi vẫn luôn cống hiến hết mình, dành hết tâm tư cho sự nghiệp “trồng người” mà ai cũng nói là cao quý… Để rồi, khi đã gần 40 tuổi, chúng tôi bị “đẩy ra đường” ngay trước thềm năm mới…”, cô giáo N.Q.P. chia sẻ.
Khi những ngày Xuân đã về bên ngõ, những giáo viên hợp đồng vẫn đang “lay lắt” vì bị chấm dứt hợp đồng, vì dõi theo từng “động thái” của lãnh đạo thành phố, mong mỏi một “món quà” năm mới đầy ý nghĩa.
Theo nguoiduatin
Giáo viên hợp đồng Hà Nội ngậm ngùi nhận "lì xì" sớm
Nhiều giáo viên hợp đồng Hà Nội bị cắt hợp đồng cận kề Tết Nguyên đán. Điều này khiến cho cuộc sống của họ càng thêm chật vật, khó khăn.
Chỉ còn vài ngày nữa là đến Tết Nguyên đán, cô N.T.H, giáo viên dạy Toán (huyện Phúc Thọ) không cầm nổi nước mắt khi bị cắt hợp đồng. Hơn 10 năm công tác trong ngành, đạt nhiều thành tích. Năm nay, cô H. được "lì xì" to với thông báo cắt hợp đồng.
Lương thấp, không phụ cấp, những giáo viên như cô H. được nhà trường thuê lại thỉnh giảng với mức công 50.000 đồng/ tiết. Thậm chí giáo viên phải tự bỏ tiền túi ra để đóng bảo hiểm.
Tết này là một mùa Tết khó khăn với cô H.
Không chỉ khó khăn về mặt kinh tế, những giáo viên này còn cảm thấy rất tủi thân khi bị nghề "chối bỏ" càng thêm dằn vặt.
Tâm sự này được một giáo viên hợp đồng dạy Toán tại huyện Phúc Thọ chuyển lời thông qua một bài thơ - ai đọc cũng thấy ngậm ngùi:
"Mẹ đừng buồn khi con không còn là cô giáo; Biết đâu rằng hạnh phúc đợi phía sau; Mẹ tiếc cho con nhiều năm đằng trên bục giảng; Nhưng có sá gì với các bạn của con; 18 năm, có người lâu hơn thế; Chắc cũng phải về tay trắng như con; Mẹ tiếc cho con, ai tiếc thanh xuân họ?...".
Cô giáo N.T.H tâm sự: "Khi Thành phố có chỉ đạo công khai danh sách giáo viên hợp đồng được xét đặc cách chúng tôi cảm thấy rất vui.
Nhưng đến thời điểm này đặc cách thì không được đặc cách mà chúng tôi còn bị cắt hợp đồng. Thời điểm Tết Nguyên đán đang sắp đến, cuộc sống vốn vất vả, khó khăn lại càng chật vật hơn.
Tôi không biết sắp tới có được đặc cách không. Tuy nhiên với các làm của các Quận, huyện, thị xã khiến chúng tôi thật sự tủi thân khi dịp Tết Nguyên đán sắp đến".
Nhiều giáo viên hợp đồng từng kỳ vọng sẽ được đặc cách trước Tết Nguyên đán (Ảnh:V.N)
Thầy giáo Nguyễn Viết Tiến (thị xã Sơn Tây) đã từng kỳ vọng thành phố Hà Nội sẽ giải quyết vấn đề đặc cách cho giáo viên hợp đồng trước dịp Tết Nguyên đán.
Nhưng đến thời điểm này sự kỳ vọng đó đã chuyển sang nỗi thất vọng. Nguyên nhân là chưa thấy chỉ đạo xét đặc cách, nhiều huyện đã đồng loạt cắt hợp đồng của giáo viên.
Thầy Tiến chia sẻ: "Sau khi có văn bản hỏa tốc của Sở Nội vụ thành phố Hà Nội yêu cầu các Quận, huyện, thị xã phải công khai danh sách giáo viên hợp đồng đủ điều kiện đặc cách chúng tôi cảm thấy rất vui mừng.
Đặc biệt với động thái này chúng tôi còn nghĩ rằng việc đặc cách sẽ được thực hiện trước Tết Nguyên đán như một món quà mừng xuân dành cho giáo viên.
Thế nhưng đến thời điểm này chúng tôi rất buồn. Thứ nhất việc đặc cách vẫn giậm chất tại chỗ mặc dù đã có chủ trương từ trên xuống. Thứ hai nhiều đồng nghiệp tại các trường, các huyện khác đã bị cắt hợp đồng.
Những giáo viên này cuộc sống đã vất vả lại còn bị cắt hợp đồng lại càng khó khăn hơn. Tôi cho rằng đây không phải là một quyết định nhân văn và sáng suốt".
Mong chờ quyết định xét đặc cách cho giáo viên hợp đồng của thành phố Hà Nội (Ảnh:V.N)
Tại huyện Phúc Thọ, thầy Nguyễn Văn Thắng thông tin: Nhiều trường đồng loạt cắt hợp đồng của giáo viên. Điều này đẩy cuộc sống của các thầy cô vào tình trạng khó khăn, vất vả.
Bên cạnh đó cũng theo giáo viên này: Huyện Phúc Thọ không có thông báo chấm dứt hợp đồng cho giáo viên bằng văn bản.
Thầy Nguyễn Văn Thắng thắc mắc: "Việc huyện chưa có quyết định chấm dứt hợp đồng mà đã cho giáo viên nghỉ có phải là sai luật hay không?
Chúng tôi cũng cảm thấy rất thất vọng vì bị cắt hợp đồng ngay dịp Tết. Đây đúng là món quà lì xì cay đắng dành cho các giáo viên".
Tình trạng giáo viên bị cắt hợp đồng trước Tết Nguyên đán không chỉ diễn ra tại huyện Phúc Thọ mà còn xảy ra ở nhiều Quận, huyện, thị xã khác.
Cô giáo Nguyễn Như Quỳnh, giáo viên hợp đồng huyện Chương Mỹ (Hà Nội) bày tỏ:
"Tôi cũng vừa được nhận thông báo sẽ bị cắt hợp đồng từ ngày 15/1/2020. Việc này không được báo trước mà đùng một cái thông báo trước hội đồng trường. Tôi thực sự bị sốc.
Mặc dù tôi đã chuẩn bị sẵn tinh thần sẽ bị cắt hợp đồng. Nhưng cảm thấy vẫn rất buồn vì chỉ còn hơn 1 tuần nữa là Tết. Tết này giáo viên hợp đồng chúng tôi sẽ sống như thế nào?".
Trước mắt việc bị cắt hợp đồng trước Tết sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của giáo viên. Ngoài ra câu chuyện này cũng đặt ra bài toán: Thành phố Hà Nội sẽ thực hiện xét đặc cách như thế nào đối với giáo viên bị cắt hợp đồng.
Bởi cách đây khoảng 1 tháng, Sở Nội vụ thành phố Hà Nội đã có công văn số 3037/SNV-XDCQ: Về việc thống kê số lượng biên chế giáo viên và tổng hợp danh sách giáo viên hợp đồng lao động.
Nhiều giáo viên hợp đồng đủ điều kiện nhưng không được đặc cách vì thiếu chỉ tiêu (Ảnh:V.N)
Trong công văn này nói rõ: Điều kiện xét đặc cách được áp dụng cho các giáo viên đang có hợp đồng tại các trường công lập. Với điều kiện này gây khó khăn rất lớn cho giáo viên đã bị cắt hợp đồng.
Tuy nhiên sau khi dư luận phản ứng, Sở Nội vụ đã có văn bản đưa ra những điều kiện đặc cách cho giáo viên theo công văn 5378 của Bộ Nội vụ.
Sau đó Sở Nội vụ cũng có công văn hỏa tốc yêu cầu các Quận, huyện, thị xã lập danh sách công khai giáo viên hợp đồng đủ điều kiện đặc cách.
Với những bước đi "đầy bất ngờ" như vậy giáo viên hợp đồng bày tỏ lo lắng: Liệu một lần nữa tiêu chuẩn giáo viên phải đang hợp đồng trong các trường công lập lại được đưa ra để làm khó giáo viên?
Bên cạnh đó việc đặc cách cho giáo viên rất khó có thể xảy ra trước Tết Nguyên đán.
Sau dịp nghỉ Tết, giáo viên cũng mong muốn thành phố Hà Nội sớm có câu trả lời cho họ. Còn cái Tết này đối với giáo viên hợp đồng như cô H. chắc chắn sẽ bớt vui rồi.
Vũ Ninh
Theo giaoduc.net
Giáo viên hợp đồng Hà Nội lại kêu cứu Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân Hôm qua 2/12, đại diện cho 94 giáo viên hợp đồng trước 31/12/2015 của Thị xã Sơn Tây, Hà Nội lại có đơn kêu cứu gửi đến Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân. Đơn kêu cứu của tập thể 94 giáo viên hợp đồng của thị xã Sơn Tây, Hà Nội Trao đổi với Tiền Phong, thầy Nguyễn Viết Tiến, nguyên...