Giáo viên đang thông báo kết quả thi học kỳ, ông bố thản nhiên nhắn 1 tin: Người vợ vội gọi điện bảo chồng thu hồi nhưng đã quá muộn
Những hình ảnh khi được chia sẻ khiến cư dân mạng cười lăn lộn vì độ nhí nhảnh của các bậc cha mẹ vốn được xem lúc nào cũng mẫu mực, chín chắn.
Một ông bố tại Trung Quốc mới đây đã tạo nên một tình huống khó đỡ khi lỡ dại gửi nhầm một file âm thanh vào nhóm chung. Được biết, trong kỳ thi học kỳ, con gái của anh đã giành vị trí đầu tiên của lớp. Khi được vợ chuyển tiếp hình ảnh kết quả thi của con, người bố quá phấn khích vì sự xuất sắc của con gái, muốn “thể hiện” chút tài năng trong “nhóm gia đình” của mình. Đó là hát một bài hát và thu âm.
Thế nhưng thay vì gửi đúng địa chỉ thì ông bố đểnh đoảng này đã gửi tiếng hát của mình cho nhóm lớp. Người vợ thấy tin nhắn, ngay lập tức gọi điện bảo chồng thu hồi nhưng mọi chuyện đã quá muộn.
Người vợ thấy tin nhắn, ngay lập tức gọi điện bảo chồng thu hồi nhưng mọi chuyện đã quá muộn.
Lúc này nhóm phụ huynh lần lượt gửi biểu tượng cảm xúc vỗ tay, thậm chí cô giáo còn nói đùa: “Mong các con duy trì được điểm xuất sắc, mong bố lần sau tiếp tục hát cho mọi người thưởng thức nhé”. Sau khi xem tin tức trong nhóm, người vợ không khỏi than thở: “Giọng ca của chồng tôi ở nhà la hét hơn hát, bây giờ còn ném vào lớp để khoe. Chắc muốn tôi không mặt mũi nào để đón con đấy chứ!”.
Còn rất nhiều câu chuyện bi hài khác xung quanh nhóm chat không chỉ giáo viên mà phụ huynh cũng gặp phải. Nhiều phụ huynh còn vào “tám” đủ thứ chuyện trên đời, hết chuyện thời sự đến việc than thở chồng con. Bá đạo hơn, một phụ huynh nhắn nhầm tin… lô đề vào nhóm chat đã khiến các bậc cha mẹ được phen cười rơi nước mắt.
Người xưa bảo “uốn lưỡi 7 lần trước khi nói”, tất nhiên quá đúng. Nhưng trong thời đại internet bùng nổ như hiện nay, hẳn phải cần thêm câu… dòm tin nhắn 7 lần trước khi gửi đi. Bao nhiêu câu chuyện tấu hài khiến người trong cuộc khóc dở mếu dở cũng vì sự chủ quan không kiểm tra nội dung nhắn tin khi bấm nút “send” nhưng có vẻ sợi dây kinh nghiệm quá dài, rút mãi vẫn chưa thấy hết.
Giáo viên phải ghi lời “tâm huyết” mong phụ huynh đừng gửi những hình ảnh, nội dung không liên quan đến chuyện học hành của con vào nhóm không phải là hiếm.
Nói đâu xa, trong không gian “nhỏ hẹp” như các nhóm chat dành cho phụ huynh và giáo viên thôi cũng nảy sinh đủ thứ tình huống bá đạo. Đây vốn là nơi để trao đổi tình hình học tập, chuyện trường lớp hoặc những vấn đề phát sinh xoay quanh chuyện học hành của con trẻ. Nhưng chuyện phụ huynh gửi tin nhắn hỏi thăm chuyện cá nhân, bán hàng, lô đề… giáo viên đã phải ghi lời “tâm huyết” mong phụ huynh đừng gửi những hình ảnh, nội dung không liên quan đến chuyện học hành của con vào nhóm không phải là hiếm.
Dù khá hài hước tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng đây là nhóm chat có nhiều phụ huynh cùng cô giáo, nên phụ huynh phải lưu ý hơn để khỏi ảnh hưởng đến việc trao đổi tình hình học tập của các bé.
Trên thực tế, vai trò của nhóm chat lớp như là sợi dây liên lạc kết nối phụ huynh và giáo viên để đưa ra các đề xuất chung cho việc giáo dục trẻ. Do vậy, để nhóm chat thật sự phát huy tính tiện lợi và hữu ích của nó, mọi người nên thống nhất những quy tắc ứng xử, giao tiếp lịch sự, văn minh.
Thầy điểm danh nhưng bạn vắng mặt trong tiết học online, nam sinh nghĩ ra trò giải cứu đồng đội không ai ngờ tới
Cách làm này của học sinh trong giờ học online có vẻ hơi... sai sai.
Ảnh minh họa
Một trong những nhược điểm của việc học online mà nhiều người dễ nhận thấy đó là việc giữa giáo viên và học sinh không có sự tương tác trực tiếp, thế nên việc kiểm soát học sinh có thực sự nghiêm túc với tiết học không sẽ rất khó đối với thầy cô giáo. Bởi vì lỗ hổng này mà học trò có thể bày đủ trò để qua mặt thầy cô của mình mà không sợ bị phát hiện.
Một nam sinh đang điểm danh đầu giờ trong một tiết học online. Thầy giáo không yêu cầu học trò bật camera mà chỉ cần đáp lại khi nghe tới tên mình. Sau khi thầy gọi tên một số học sinh, những cái tên này đều vắng mặt song đã được nam sinh quay video này "cứu" bằng một cách không ai ngờ tới.
Theo đó, các học trò không có mặt trong lớp đã thu âm sẵn giọng "dạ có" của mình rồi gửi cho cậu bạn này, khi thầy giáo đọc tới tên ai, cậu bạn chỉ việc bật lại file âm thanh có giọng của người bạn đó để thầy đánh dấu vào phần điểm danh. Bằng cách làm này, thầy giáo bị qua mặt mà không hề hay biết.
Nam sinh giúp bạn điểm danh trong giờ học online bằng cách ít ai ngờ tới (Nguồn: Trường Người Ta)
Đoạn video sau khi đăng tải lên TikTok đã nhận về lượt tương tác khủng từ dân mạng mà hầu hết đều là những bình luận thể hiện sự thích thú và "kháo" nhau rằng sẽ áp dụng cách làm này. Tuy nhiên, đây là điều không nên xảy ra ở môi trường học đường và tất nhiên cũng không nên được cổ xúy.
Việc giúp đỡ bạn điểm danh sẽ khiến nam sinh gặp rắc rối nếu như "mánh" này bị giáo viên phát hiện. Không những thế, việc điểm danh giúp bạn học sẽ khiến các bạn dễ ỷ lại vào người khác, không có thái độ nghiêm túc trong học tập. Nghiêm trọng hơn, học sinh, sinh viên cũng sẽ có tư tưởng tìm thêm những cách đối phó hay gian lận khác làm ảnh hưởng đến kết quả học tập.
Với học sinh, sinh viên, việc tự giác và có ý thức là điều cần thiết, nhất là việc cần tham gia đầy đủ các tiết học một cách nghiêm túc. Vắng mặt thường xuyên, ngoài những ảnh hưởng tới điểm chuyên cần, điều đó cũng sẽ tác động không nhỏ tới việc tiếp thu kiến thức. Do đó, chỉ nên vắng học khi thực sự có lý do chính đáng và cần có trách nhiệm với chính việc học tập của chính mình.
Thầy giáo khóc ròng vì phụ huynh gửi toàn ảnh "bậy bạ" vào nhóm chat: Đời đi dạy chắc đây là ca khó đỡ nhất Dù thầy giáo đã nhắn 1 câu đầy bất lực nhưng phụ huynh vẫn tiếp tục lầy lội. Thời buổi công nghệ hiện đại giúp giáo viên và các bậc phụ huynh liên lạc, trao đổi tình hình học tập của con em mình dễ dàng hơn. Nếu trước đây, cha mẹ phải lên tận trường, đến tận nhà giáo viên để gặp...