Giáo viên có nên nặng vấn đề thưởng Tết?
Ông Bùi Văn Nam, phó Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Sở GD-ĐT TP.HCM cho rằng, nghề giáo không phải là nghề kinh doanh nên không nên nhắc đến chuyện thưởng Tết. Việc quà cho giáo viên (GV) tùy vào cách chi của từng trường…
Bức tranh quà tết
Theo nghị định 43/2006/ NĐ- CP, những khoản thu nhập từ kết dư vào dịp gần Tết đã mang đến niềm vui cho nhiều giáo viên và đây được xem như một khoản tiền thưởng Tết cho giáo viên. Nhưng nghề giáo có nên đặt nặng vấn đề này?
Cho đến hôm nay, bức tranh về mức quà Tết giành cho GV các trường học trên cả nước chưa đầy đủ, nhưng nhiều trường đã tiết lộ những khoản tiền giành cho giáo viên mỗi khi tết về, có giáo viên được nhận một khoản không nhỏ, nhưng có nhiều giáo viên nhận được vài trăm ngàn đồng hoặc những túi quà ít ỏi.
Hiệu trưởng Trường TH Lạc Long Quân (Q.11) cho biết, khoản kết dư của trường nếu chia ra cũng được khoảng 200.000 đồng/ người, cộng thêm các khoản quà Tết của thành phố và các quận nội thành ủng hộ, mỗi GV cũng được khoảng 2 triệu đồng/người.
Ông Đinh Thiện Căn- Trưởng phòng Giáo dục Q.1 cho biết: đến giờ này phòng chưa có thống kê mức kết dư tự chủ tài chính ở các trường nhưng bình quân toàn quận khoảng 1 triệu đồng/ người và cao nhất tầm 2- 3 triệu đồng/ người.
Trưởng phòng Giáo dục Q.6 tiết lộ mức tiền tết bình quân của các trường tiểu học và THCS trên địa bàn quận khoảng vài triệu đồng/ người
Đại diện trường THPT Nguyễn Du (Q.10) cho biết, mức tiền tết dành cho giáo viên khoảng 1,5 tháng lương cộng với các khoản quà theo qui định. Nhưng với những GV trẻ mới vào nghề thì mức lương thấp hơn.
Video đang HOT
Trưởng phòng GD huyện Củ Chi – TP.HCM cũng cho biết: Mức kết dư bình quân của các trường trên địa bàn huyện khoảng 600.000 đồng/ người và cao nhất là 1,2 triệu đồng. Tuy nhiên đối với các trường phổ thông, nhất là mẫu giáo có qui mô nhỏ, mức kết dư cuối năm thấp, thậm chí có trường mẫu giáo chỉ có vài chục học sinh nên GV sẽ không nhận được khoản kết dư nào ngoài lương cơ bản.
Đối với các trường ngoài công lập, khoản tiền kết dư luôn cao nên đa số giáo viên đều được nhận khoảng 4-6 triệu/ người.
Phó Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Sở GD-ĐT TP.HCM cho rằng, nghề giáo không phải là nghề kinh doanh nên không nên nhắc đến chuyện thưởng Tết
Có nên đặt nặng vấn đề thưởng tết?
Theo nhà giáo Đàm Lê Đức hiệu trưởng Trường THCS – THPT Trí Đức cho rằng, trước đây cán bộ, giáo viên không có thưởng Tết như ngày nay. Vì vậy nếu được nhận một khoản tiền hay món quà nào đó hãy nhìn nhận đó như là một món quà Tết để khích lệ tinh thần của các giáo viên.
Một nhà giáo khác cho biết, thực tế nhiều nhà giáo không nên kêu than rằng lương thấp, không có thưởng Tết, nhưng mỗi năm các giáo viên đều được hưởng lương đầy đủ 12 tháng/ 9 tháng làm việc bởi theo quy định mỗi một năm các thầy cô giáo được nghỉ 3 tháng hè đó là chưa kể những ngày nghỉ phép, Tết, lễ… Vậy hãy xem đó như một món quà.
Chia sẻ về quà Tết cho GV, ông Bùi Văn Nam, phó Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Sở GD-ĐT TP.HCM cho rằng, nghề giáo không phải là nghề kinh doanh nên không nên nhắc đến chuyện thưởng Tết. Việc quà cho GV tùy vào cách chi của từng trường. Có nhiều trường chi cho ứng trước từng tháng, quý nên tiền kết dư sẽ ít lại, nhưng có trường tiết kiệm chi, để giành đến cuối năm nên tiền kết dư nhiều hơn.
Trường nào có nhiều giáo viên thâm niên thì hệ số lương cao, tiền tiết kiệm chi sẽ nhiều hơn. Điều này cũng như chiếc bánh nếu cắt miếng đầu to thì miếng sau sẽ nhỏ lại và ngược lại. Nếu so trong điều kiện hiện nay, nhất là đối với các doanh nghiệp đang phá sản, công nhân thất nghiệp thì mức tiền tết mà nhiều giáo viên nhận được khoảng vài triệu đồng được coi là tạm đủ.
Về kế hoạch chăm lo tết cho GV TP.HCM, ông Nam cho biết, hiện nay mới chỉ có 37/ 224 trường báo cáo về việc chăm lo Tết cho giáo viên. Theo đó, mức chăm lo tết bình quân từ khoản kết dư tự chủ tài chính, quỹ phúc lợi, quà tết và các khoản kếu gọi mạnh thường quân ủng hộ… mỗi giáo viên sẽ được nhận khoảng 4-5 triệu đồng/ người.
Một số trường vẫn giữ được mức kết dư cao giáo viên có thể nhận được khoảng trên dưới 10 triệu đồng/người hoặc hơn. Trong đó khó khăn nhất là đội ngũ nhân viên hành chính, bảo vệ của các trường do lương thấp, không có thêm các khoản trợ cấp thâm niên, phụ cấp ưu đãi như giáo viên.
TP.HCM sẽ tập trung chăm lo Tết cho giáo viên ở 5 huyện ngoại thành là Cần Giờ, Nhà Bè, Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn bằng cách cuộc vận động cán bộ giáo viên ở nội thành chia sẻ khó khăn với giáo viên các huyện ngại thành, kêu gọi các mạnh thường quân giúp sức.
Theo Lê Huyền (Vietnamnet)
Lương công chức thấp vì tăng biên chế?
Lương thấp, trong khi bộ máy nhà nước lại càng phình to... Đây chính là vòng luẩn quẩn khiến những nhà làm lương đau đầu với bài toán cải cách tiền lương "gọt chân cho vừa giày"!
Cụ thể, thành phố Hà Nội đề nghị HĐND thành phố thông qua và phân bổ biên chế công chức cho các cơ quan đơn vị là 9.293 biên chế và 143.610 biên chế các đơn vị sự nghiệp.
Lý giải cho đề xuất tăng biên chế, UBND thành phố cho rằng, Hà Nội là một đô thị đặc biệt, có diện tích và dân số lớn, tốc độ đô thị hoá nhanh, với tính chất và mức độ phức tạp ngày càng lớn, cấp bách làm cho các cơ quan chuyên môn và chính quyền các cấp luôn quá tải với công việc được giao.
Tuy nhiên, theo ông Thang Văn Phúc, Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội Vụ, lý do về quy mô và lượng dân số tăng mà Thành phố Hà Nội đưa ra là chưa thuyết phục. Ông Phúc thẳng thắn nhận định, trong khi cả nước đang quán triệt tinh thần tinh giản biên chế bộ máy nhà nước thì người đứng đầu các cấp, ngành địa phương không thể dùng tư duy lạc hậu về phân bổ biên chế "năm sau cao hơn năm trước" như xưa được.
Lý do tăng biên chế của Hà Nội được cho là chưa thuyết phục (Ảnh minh họa)
"Ngày trước, chúng ta quen kiểu đề bạt phân bổ biên chế tính theo đầu dân số. Đây là nguyên nhân khiến bộ máy công quyền cứ phình ra theo năm tháng, không cắt giảm được", ông Phúc cho biết. Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ cho rằng, để bố trí, sử dụng biên chế hợp lý, cần phải xác định rõ vị trí việc làm chức năng nhiệm vụ của từng cơ quan, ngành để cơ cấu lại bộ máy.
Cách đây không lâu, bạn đọc cả nước cũng bất ngờ trước thông tin Q. Liên Chiểu (TP Đà Nẵng) chậm trả lương cho cán bộ công chức với lý do "cạn nguồn trả lương" khi doanh nghiệp chậm nộp thuế. Trao đổi với phóng viên, ông Đoàn Cường, Vụ trưởng Vụ Tiền lương (Bộ Nội Vụ) cho biết, không chỉ riêng Đà Nẵng, trong những năm gần đây, câu chuyện chậm trả lương, phụ cấp cho cán bộ, công chức viên chức cũng đã xuất hiện ở nhiều địa phương khác.
Theo ông Cường, chủ trương tinh giản biên chế đã có từ lâu, song thực tế số cơ quan tinh giản được chỉ đếm trên đầu ngón tay. So với số biên chế tăng lên thì số tinh giản không đáng là bao. "Kinh tế khó khăn, nguồn lực để trả lương cho khoảng 7 triệu cán bộ công chức viên chức hiện đang là gánh nặng của ngân sách. Trong khi đó, những giải pháp chủ yếu như tinh giản biên chế, tách khối hành chính sự nghiệp ra độc lập tự chủ về mặt tài chính... lại vẫn dậm chân tại chỗ", ông Cường nói.
Ông Cường cho biết, bộ máy công chức phình to, là một trong những nguyên nhân chính khiến lương cán bộ công chức, viên chức thấp. Tiền lương chậm thay đổi khiến cải cách tiền lương rơi vào vòng luẩn quẩn và kéo theo nhiều hệ lụy khác. "Lương thấp thì phải bù bằng việc xin thêm trợ cấp. Nhiều trợ cấp quá thì lại khiến gánh nặng ngân sách tăng thêm, không có nguồn tăng tiền lương chính thức. Và một khi đã quyết định trợ cấp thì rất khó có thể rút lại", ông Cường lý giải.
Theo 24h
Lại "than" lương không đủ sống Bản kiến nghị tháo gỡ khó khăn của Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA) gửi lãnh đạo Đảng và Nhà nước cho biết, đời sống của cán bộ công nhân viên ngành than và ngành điện đang gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí, lương không đủ nuôi sống gia đình. Lương thấp, công việc vất vả, ngành than khó tuyển lao...