Giáo viên bỗng dưng yêu cầu nộp 700 ngàn đồng mua giày thể thao, khi biết lý do, phụ huynh khen ngợi cô quá thông minh và tinh tế
Dù bị yêu cầu nộp thêm tiền nhưng khi biết nguyên do tất cả phụ huynh đều vui vẻ đồng ý.
Giáo viên lớp 8 tên Thần Thụy trường trung học cơ sở ở Hành Thủy, Hà Bắc, Trung Quốc đã bàn bạc với phụ huynh để mua những đôi giày thể thao giống nhau cho cả lớp. Cô giáo chủ nhiệm giải thích: “Gần đây, trẻ em trở nên ganh đua hơn. Chúng so sánh quần áo và giày dép. Tôi muốn giảm bớt sự so sánh theo cách này.”
Các bậc phụ huynh rất đồng tình với ý kiến này, mỗi người chịu khoảng 200 tệ (hơn 700 nghìn đồng) tiền giày thể thao. Cô giáo cho rằng đây là mẫu giày đã được sự thống nhất của các em, vừa tiện lợi vừa nhẹ nhàng, và thông qua việc “đồng phục hóa” cả quần áo lẫn giày dép, cô mong các em sẽ trở nên bớt nhìn ngoại hình để đánh giá lẫn nhau.
Cô Thần Thụy đã bàn bạc với phụ huynh để mua những đôi giày thể thao giống nhau cho cả lớp.
Hành động của cô giáo cũng nhận được sự ủng hộ từ cư dân mạng. Trên thực tế ở nhiều trường học hiện nay, thay vì tập trung học tập, nhiều học sinh nhìn trang phục của nhau để so sánh giàu nghèo hơn thua. Hầu hết ý kiến cho rằng trẻ em kết bạn với nhau rất nhanh, chúng vô tư và không để ý đến khoảng cách đó. Nhưng thực tế, chúng mới là đối tượng nhạy cảm và dễ bị tổn thương nhất. Khi nhìn thấy những món đồ đẹp hơn, lộng lẫy hơn, những đứa bé sẽ không thể tránh khỏi cảm giác ghen tỵ hay buồn bã.
Nhiều người cho rằng không chỉ đồng phục mà để vực dậy tính hòa đồng, yêu thương ở học trò thời nay thì giáo viên cần phải lồng ghép nhiều hơn những câu chuyện mang tính giáo dục về sự hòa đồng, san sẻ. Cần cho học trò thấy giá trị của mỗi con người không chỉ ở sự giàu có mà còn nằm ở một nhân cách tốt, tâm hồn cao thượng.
Video đang HOT
Hành động của cô giáo cũng nhận được sự ủng hộ từ cư dân mạng.
Làm sao để con không so sánh và ghen tỵ?
Chen Zhilin, một chuyên gia về giáo dục thanh thiếu niên và một nhà tâm lý học từ Hiệp hội Tâm lý Anh, cho rằng khả năng so sánh là bản năng của con người và trẻ em cũng không ngoại lệ. Sự so sánh phù hợp thực sự có thể trở thành động lực thúc đẩy sự tiến bộ, nhưng nếu sự so sánh biến thành phân biệt, tị nạnh, nhất là về khía cạnh vật chất, nó có thể làm sai lệch tâm lý của trẻ.
Nếu như trước đây sự chênh lệnh giàu nghèo không quá nặng nề và ảnh hưởng thì ngày nay, giá trị vật chất đã hằn sâu vào tâm hồn non nớt của trẻ thơ mà nếu không kịp thời nắn chỉnh, sẽ gây ra những hệ lụy khó lường về mặt nhân cách.
1. Cha mẹ là tấm gương soi cho con, trước mặt trẻ đừng tỏ ra phân biệt và so sánh. Ví dụ, thảo luận về túi của ai đắt hơn, xe của ai tốt hơn…
2. Thiết lập quan điểm đúng đắn về tiền bạc cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ, chẳng hạn như để trẻ tự kiếm một phần tiền tiêu vặt thông qua việc tham gia lao động, để trẻ hiểu rằng đồng tiền khó có thể kiếm được. Ngoài ra, nếu có điều kiện, bạn có thể dẫn con đi trải nghiệm cảnh làm việc của bố mẹ trong một ngày để con biết rằng việc kiếm tiền của bố mẹ không hề dễ dàng chút nào.
3. Khi trẻ đòi mua đồ chơi mới hoặc quần áo mới, hãy tìm đồ chơi và quần áo cũ của trẻ đồng thời cùng trẻ nhớ lại thời điểm mua, để trẻ nhận ra rằng mình không hề thiếu những thứ này.
4. Bạn có thể thông qua các buổi họp phụ huynh để trao đổi với giáo viên và cha mẹ của những đứa trẻ khác, cùng nhau tạo ra một môi trường hài hòa, bình đẳng và có ích cho bọn trẻ.
Học trò lớp 1 gửi lời chúc cô giáo ngày 8/3 khiến ai nấy ôm bụng cười ngặt nghẽo, nhưng định thần lại thì nhân vật thứ 3 xuất hiện bất ngờ
Một tấm thiệp với lời chúc 8/3 của cậu học trò lớp 1 được cô giáo chủ nhiệm đăng lên kèm dòng cảm thán: "Trời đất ơi, học trò lớp 1 của tui, cưng xỉu" khiến ai đọc cũng phải ôm bụng cười vì quá hóm hỉnh. Nhưng...
Theo nội dung hình ảnh chia sẻ trong hội nhóm, một cậu học trò viết: "Kính gửi cô chủ nhiệm xinh đẹp của con! Con là Gia Phát siêu quậy! Mong cô có ngày 8/3 siêu vui vẻ và chúc cô luôn xinh tươi như hoa của mấy đứa khác tặng cô nha" .
Chúc cô luôn xinh tươi như hoa thì không có gì đáng nói, nhưng xinh tươi như "hoa của mấy đứa khác tặng cô" thì cậu bé này quá hóm hỉnh và tếu táo. Nội dung lời chúc siêu cưng này khiến dân tình thi nhau thả like cho "Gia Phát siêu quậy".
Hình ảnh có lời chúc siêu cute được viết trên thiếp được cho là của học sinh lớp 1.
Tuy nhiên, điều "dậy sóng" hơn, cư dân mạng đã nhanh chóng nhận ra điểm khác thường trong phần nội dung gây cười đau ruột này. Có lẽ dòng bình luận của 1 độc giả này đã nói lên tất cả: "Chắc đây là chữ bố cháu Phát". Nhân vật thứ 3 liên quan đã lộ diện vì cho rằng sản phẩm này thực sự là của phụ huynh đứa trẻ.
Vì xét về mặt logic một đứa trẻ lớp 1 đang còn đang học ghép vần khó có thể viết 1 câu ghép phức tạp với nội dung quá hóm hỉnh như thế. Thêm nữa, nét chữ còn cứng cáp rất đáng nghi như nét chữ người lớn.
Xét về mặt logic một đứa trẻ lớp 1 đang còn đang học ghép vần khó có thể viết câu ghép phức tạp với nội dung quá hóm hỉnh như thế. (Ảnh minh họa)
Tuy nhiên theo các "thám tử mạng" thì cũng có người bênh cho 1 phương án khác có thể là: "Học trò hồi cô chủ nhiệm lớp 1 đó, giờ chắc học lớp 4, 5 gì rồi viết thiệp tặng cô thôi mà".
Hiện chưa có thông tin xác thực về lời chúc siêu cưng này. Tuy vậy, hình ảnh hài hước trên đã mang lại tiếng cười cho rất nhiều người dù gây ra những tranh cãi cũng siêu yêu.
"Gia Phát siêu quậy" đã dùng lời chúc để mang lại niềm vui cho cô giáo mà không cần mua hoa tặng cô như các bạn khác. Hoặc cũng có thể đây cũng chỉ là 1 sản phẩm của bố Gia Phát hoặc 1 trò troll của ai đó.
Tuy nhiên, dù cô giáo có thể nhận được rất nhiều món quà khác nhau nhưng những món quà như thế này luôn đặc biệt với cô nếu xuất phát từ sự hồn nhiên và tình cảm ngây thơ đáng yêu từ học trò của mình.
Làm điều đặc biệt trong buổi chụp kỷ yếu, cả lớp khiến cha mẹ rơi lệ Không màu mè, rình rang, các bạn học sinh THPT tại Bắc Giang đã dành tặng bậc phụ huynh những khoảnh khắc xúc động nghẹn ngào ngay trong buổi chụp kỷ yếu. Được biết, đây là buổi chụp kỷ yếu của các học sinh lớp 12A7 - THPT Thái Thuận (Bắc Giang). Ngoài sự hiện diện của cô giáo chủ nhiệm, các thành...