Giáo viên bận tập huấn chương trình mới, người dạy thay có được tính tăng giờ?
Đề nghị các trường học tại thị xã La Gi nghiên cứu Công văn số 2674/SGDĐT-MN&TH để thanh toán chế độ đi tập huấn cho giáo viên theo đúng quy định.
Cứ mỗi khi có công văn điều động giáo viên cốt cán đi tập huấn chương trình mới, người được cử đi cùng người ở nhà đều chẳng thấy vui vẻ gì. Lý do, người ở nhà phải chia nhau dạy số tiết của người đi tập huấn.
Công văn quy định việc tính tiền tăng tiết rất rõ ràng (Ảnh: Phan Tuyết)
Nhiều thầy cô ngán khi đi tập huấn
Đầu tháng 10 tại tỉnh Bình Thuận đã mở lớp tập huấn cho vài trăm giáo viên cốt cán cấp tiểu học của tỉnh đi học bồi dưỡng 2 ngày. Một giáo viên tiểu học một ngày dạy khoảng 7 tiết, 2 ngày tập huấn có khoảng 14 tiết dạy.
Thời gian này, nhiều giáo viên cốt cán phải đi tập huấn xa. Người đi tận Ninh Thuận, người vào tận Tiền Giang nên cả ngày đi và về mất khoảng 5 ngày. Trong thời gian ấy, giáo viên có ít nhất khoảng 30 tiết dạy.
Với số tiết dạy nhiều như thế, ai sẽ dạy thay đây? Nhà trường phải phân công người dạy hỗ trợ thế nào cho phù hợp? Có giáo viên sẵn sàng dạy nhưng cũng có thầy cô dạy trong tâm thế chẳng vui vẻ gì.
Có trường phải phân công mỗi thầy cô giáo dạy hỗ trợ một đến hai tiết.Có trường phân công giáo viên dạy thay, sau tập huấn giáo viên đi học về sẽ dạy trả lại số tiết giáo viên đã dạy hỗ trợ mình lúc trước.
Vì chuyện dạy thay này, nhiều giáo viên được cử đi tập huấn không thấy thoải mái khi phải mang ơn đồng nghiệp đã giúp đỡ mình hoặc phải bỏ thêm thời gian để dạy “trả nợ”.
Không ít người thắc mắc: “Đi tập huấn là việc công của ngành, những người đi tập huấn là đang làm nhiệm vụ chung. Đã là việc chung thì công việc của cá nhân họ trong những ngày bận đi tập huấn phải có người khác đảm nhận”.
Vì thế, những ngày giáo viên được cử đi tập huấn, giáo viên nào dạy thay sẽ được hưởng chế độ tăng tiết mới là hợp lý.
Nhưng không hiểu vì sao, tại địa phương chúng tôi giáo viên dạy thay cho giáo viên cốt cán đi học lại không nhận được chế độ bồi dưỡng nào cả?
Video đang HOT
Giáo viên hỏi nhà trường, nhiều trường Ban giám hiệu chỉ nói cấp trên bảo thế mà chẳng đưa ra được quy định nào cả. Thời gian tập huấn càng dài, việc hỗ trợ các tiết dạy cho giáo viên đi tập huấn càng nhiều, điều này gây khó khăn cho việc phân công chuyên môn và bố trí người dạy thay ở các trường.
Có quy định dạy tăng tiết cho giáo viên đi tập huấn
Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Thuận đã có Công văn số 2674/SGDĐT-MN&TH về việc thực hiện chế độ cho đối tượng tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn.
Công văn nêu rõ: Theo phản ánh của một số giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng tập huấn do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức đa số các trường chỉ thanh toán theo thời gian tham gia tập huấn, không tính thời gian ngày đi ngày về.
Căn cứ Thông tư 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị.
Căn cứ Thông tư số 36/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức.
Sở Giáo dục và Đào tạo đề nghị các phòng giáo dục và đào tạo và Phòng Văn xã huyện Phú Quý chỉ đạo hiệu trưởng các trường tiểu học trên địa bàn nghiên cứu các quy định nêu trên, căn cứ vào tình hình thực tế và khả năng kinh phí để chi trả các đối tượng tham gia bồi dưỡng, tập huấn đảm bảo đầy đủ và đúng chế độ quy định.
Đồng thời, tổ chức phân công dạy thay trong thời gian tham gia bồi dưỡng, tập huấn kể cả ngày đi, ngày về.
Tại sao có địa phương không triển khai và thực hiện?
Cuối công văn trên còn dòng chữ “Nhận được công văn này, đề nghị các đơn vị nghiêm túc triển khai thực hiện”.
Tuy thế, tại địa phương chúng tôi (thị xã La Gi tỉnh Bình Thuận) giáo viên nhiều trường học cho biết không được nhà trường triển khai nên không biết có công văn này tồn tại.
Vì thế, mỗi khi giáo viên cốt cán, tổ trưởng chuyên môn đi tập huấn chuyên môn thì giáo viên ở nhà phải chia nhau dạy hỗ trợ hoặc chính giáo viên đi tập huấn về sẽ phải dạy trả nợ cho các thầy cô đã dạy cho mình.
Đã có những thắc mắc công khai trước trường vì sao giáo viên đi học tập huấn mà không có chế độ dạy tăng giờ cho giáo viên. Nhiều hiệu trưởng, hiệu phó chuyên môn trả lời không có quy định chi tăng giờ nên nhà trường không thể làm mong các thầy cô giáo thông cảm.
Nay, chúng tôi phản ánh chuyện này đề nghị các trường học tại thị xã La Gi nghiên cứu kỹ Công văn số 2674/SGDĐT-MN&TH về việc thực hiện chế độ cho đối tượng tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn của Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Thuận ban hành để thanh toán chế độ cho giáo viên đi tập huấn, đồng thời nghiên cứu đảm bảo quyền lợi cho những giáo viên dạy tăng tiết vì dạy thay đồng nghiệp đi tập huấn đúng quy định.
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện quan điểm góc nhìn của tác giả.
Bình Thuận: Nuôi loài thỏ có màu lông lạ, body săn chắc mà tai dài như tai dê, chưa lớn đã có người đòi mua
Hơn 2 sào lúa đang trổ bông, 1 sào rau muống xanh mướt, một mô hình nuôi thỏ ta với hơn 100 con và hơn 350 con gà ta được nuôi theo phương cách thả vườn là điều ấn tượng đầu tiên khi chúng tôi đến thăm gia đình bà Nguyễn Thị Lộc, khu phố 7, phường Tân An, thị xã La Gi (tỉnh Bình Thuận).
Thành ngữ Việt Nam có câu "Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn". Câu nói đó thật đúng với trường hợp của gia đình bà Nguyễn Thị Lộc và ông Nguyễn Quốc Kim ngụ tại khu phố 7, phường Tân An, thị xã La Gi (tỉnh Bình Thuận).
Ở độ tuổi ngoại ngũ tuần, hai vợ chồng vẫn ngày đêm cần mẫn phát triển mô hình chăn nuôi thỏ ta, nuôi gà thả vườn kết hợp trồng trọt. Từ mô hình kết hợp này, mỗi tháng gia đình ông bà thu nhập được hơn 15 triệu đồng.
Mô hình nuôi thỏ ta của gia đình bà Nguyễn Thị Lộc, ngụ tại khu phố 7, phường Tân An, TX La Gi (tỉnh Bình Thuận).
Bà Nguyễn Thị Lộc, phường Tân An, thị xã La Gi (tỉnh Bình Thuận) cân thỏ ta trước khi xuất bán.
Hơn 2 sào lúa đang trổ bông, 1 sào rau muống xanh mướt, một mô hình nuôi thỏ ta với hơn 100 con và hơn 350 con gà ta được nuôi theo phương cách thả vườn là điều ấn tượng đầu tiên khi chúng tôi đến thăm gia đình bà Nguyễn Thị Lộc.
Chừng ấy công việc, mà chỉ có 2 người làm là điều không hề đơn giản, nhưng với sự cần mẫn, chịu thương chịu khó, vợ chồng bà Lộc đã bố trí thời gian vừa trồng trọt vừa chăn nuôi hợp lý để vừa chăm sóc tốt cho đàn thỏ ta và gà cũng như chăm bón tốt cho lúa và rau muống, khiến cho ai nhìn vào vào cũng trầm trồ, ngưỡng mộ.
Bà Nguyễn Thị Lộc chia sẻ: "Khởi đầu ngày mới của gia đình bà thường bắt đầu với công việc đầu tiên là vệ sinh chuồng thỏ ta để đảm bảo vệ sinh môi trường, nhờ được chăm sóc tốt nên tỷ lệ thỏ lớn khỏe mạnh hầu như lúc nào cũng tuyệt đối...".
Theo bà Lộc, mỗi con thỏ ta nuôi khoảng từ 3 đến 4 tháng xuất bán cho thương lái và các mối hàng kinh doanh trọng lượng lúc nào cũng trên 2 ký rưỡi. Thỏ ta có giá bán lẻ và giá bán sỉ đều như nhau: Khoảng 65.000 đồng/kg nên người mua khá ưa chuộng...
Chất lượng thịt thỏ ta của gia đình bà Lộc nuôi được nhiều người mua đánh giá là thơm ngon, chắc thịt... Vì thỏ nhà bà Lộc nuôi được cho ăn chủ yếu là rau muống mà gia đình tự trồng, chỉ bổ sung một ít thức ăn tinh vào buổi trưa là từ thức ăn gia súc để đảm bảo dinh dưỡng cho thỏ.
Với 20 con thỏ giống, mỗi tháng đàn thỏ ta sinh sản phát triển trung bình trên 50 con thỏ con, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình.
Ngoài mô hình nuôi thỏ ta với quy mô trên 100 con, gia đình bà Lộc còn thực hiện thêm mô hình nuôi gà thả vườn với quy mô trên 350 con.
Với kinh nghiệm nuôi gà ta hơn 15 năm, Bà Lộc luôn cho ấp trứng theo cách thông thường nhưng tỷ lệ nở gà con khá cao.
Sau khi gà nở và trong quá trình chăn nuôi sau bà đều cho gà ta uống vắc xin phòng bệnh theo từng giai đoạn, nên rất hiếm khi xảy ra dịch bệnh.
Số lượng gà ta xuất bán mỗi tháng trên 100 con với giá bán gà ta thả vườn khoảng 90.000 đồng/kg. Vào dịp Tết Nguyên Đán, gà nhà bà Lộc nuôi không đủ đáp ứng nhu cầu thị trường.
Bà Nguyễn Thị Lộc, ngụ tại khu phố 7, phường Tân An, TX La Gi (tỉnh Bình Thuận) đang cho đàn gà thả vườn ăn.
Ngoài ra để tăng thêm thu nhập cho gia đình, bà Lộc còn trồng thêm 2 sào lúa và 1 sào rau muống. Một mặt là phát triển thêm kinh tế, mặt khác là để chủ động nguồn thức ăn cho thỏ và gà.
Trồng rau muống, trồng lúa không những tiết kiệm chi phí đầu tư thức ăn ban đầu, mà còn còn nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm chăn nuôi.
Bà Lộc trồng thêm lúa và rau muống để chủ động nguồn thức ăn cho thỏ và gà...
Ông Đỗ Bách Việt - Phó Chủ tịch Hội Nông dân phường Tân An, TX La Gi (tỉnh Bình Thuận) cho biết: "Với mô hình vừa kết hợp giữa trồng trọt và chăn nuôi thỏ ta, nuôi gà ta thả vườn, mỗi tháng gia đình bà Lộc có nguồn thu nhập ổn định. Từ một hộ khó khăn của khu phố, nay gia đình bà đã vươn lên khá giả, có thu nhập ổn định và nuôi con cái ăn học thành tài, hiện tại 4 người con bà Lộc đều đã tốt nghiệp cao đẳng, đại học, có việc làm ổn định".
Cha nghèo ăn thịt cóc tử vong, bỏ lại con thơ 5 tuổi Tối 3-9, người thân trong gia đình tổ chức lo hậu sự cho anh Nguyễn Minh Thành (sinh 1992, trú đường Trần Quang Diệu, thôn Phước Linh, xã Tân Phước, thị xã La Gi, Bình Thuận) đã tử vong do ăn thịt cóc. Trước đó, theo lời kể của bà Nguyễn Thị Thường (mẹ anh Thành), trong chiều 2-9 anh đi hái dừa...