Giao tranh tại Sudan: Trên 130.000 người sơ tán lánh nạn
Người dân từ bang Sinnar ở miền Trung Sudan đang ồ ạt sơ tán sang bang Gedaref ở miền Đông nước này để tránh cuộc xung đột vũ trang leo thang giữa quân đội và Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF).
Người dân tại trại tị nạn ở bang Gedaref, miền Đông Sudan ngày 13/7/2024. Ảnh: Getty Images/TTXVN
Ông Mohamed Adam Mohamed thuộc Ủy ban Hỗ trợ nhân đạo tại bang Gedaref cho biết trên 135.000 người đã sơ tán từ Sinnar sang Gedaref. Hiện ủy ban này đã thiết lập các điểm trú ẩn khẩn cấp để tiếp nhận người sơ tán.
Trong khi đó, ông Ahmed Al-Amin Adam, người đứng đầu cơ quan Y tế bang Gedaref, cũng xác nhận rằng chính quyền bang đã thành lập một trung tâm trú ẩn chính để tiếp nhận những người sơ tán từ bang Sinnar, đồng thời cho biết gần 100 gia đình đã được hỗ trợ nơi ở.
Nhiều người sơ tán cho biết họ phải đối mặt với nhiều khó khăn tại các trung tâm trú ẩn ở Gedaref, như thiếu nước sạch, nguy cơ lây lan bệnh tật do muỗi và ruồi do mùa mưa bắt đầu.
Video đang HOT
Do giao tranh vẫn tiếp diễn ở Sinnar, nhiều người dự kiến sẽ tiếp tục sơ tán về phía Đông sang Gedaref. Trước tình hình này, Đài quan sát Al-Sinnari, một tổ chức pháp lý địa phương, đã kêu gọi các tổ chức nhân đạo hỗ trợ để giảm bớt khó khăn mà người sơ tán gặp phải như thiếu lương thực, thuốc men, nơi trú ẩn và nguy cơ dịch bệnh.
Kể từ ngày 24/6, giao tranh liên tục diễn ra giữa Các lực lượng vũ trang Sudan (SAF) và RSF ở Sinnar, buộc hàng nghìn người phải sơ tán về phía các bang Gedaref, Kassala và Blue Nile để lánh nạn. Trong các vụ giao tranh mới nhất tại thủ đô Khartoum ngày 13/7, SAF cho biết trên 100 tay súng của RSF đã thiệt mạng và hàng chục người khác bị thương.
Sudan rơi vào khủng hoảng từ ngày 15/4/2023 khi căng thẳng giữa SAF và RSF dẫn đến bùng phát giao tranh ở thủ đô Khartoum và nhiều khu vực khác của nước này. Theo Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên hợp quốc, cuộc xung đột bùng phát từ tháng 4/2023 đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 16.650 người.
Theo số liệu do Tổ chức Di cư quốc tế của Liên hợp quốc công bố vào cuối tháng 6, trên 7,7 triệu người ở Sudan đã phải sơ tán trong nước, trong khi khoảng 2,2 triệu người khác đã vượt biên sang các nước láng giềng để lánh nạn.
Gia tăng nguy cơ khủng hoảng nhân đạo tại Sudan
Cuộc xung đột tại Sudan bắt đầu nổ ra từ ngày 15/4 đã khiến hơn 1 triệu người phải rời bỏ nhà cửa đi sơ tán hoặc di tản sang các nước láng giềng.
Khoảng 860 người đã bị thiệt mạng và hàng nghìn người khác bị thương.
Cao ủy Liên hợp quốc (LHQ) về người tị nạn (UNHCR) ngày 22/5 (giờ địa phương) cho biết, khoảng 60.000 - 90.000 người ở Sudan đã phải sơ tán sang nước láng giềng Cộng hòa Chad kể từ khi xung đột nổ ra vào ngày 15/4 vừa qua. Gần 90% trong số này là phụ nữ và trẻ em. Bên cạnh đó, xung đột cũng đã khiến hơn 250.000 người sơ tán sang các nước láng giềng và sẽ còn có thêm nhiều người rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn nữa khi giao tranh tiếp diễn.
Người dân sơ tán tránh xung đột tại Khartoum (Sudan).
Nhiều người hiện đang phải ở những nơi trú ẩn tạm thời, thậm chí dưới gốc cây, với các dịch vụ cơ bản rất hạn chế. Do đó, khi mùa mưa tới, cần khẩn trương đưa những người này đến các trại tị nạn gần nhất và cộng đồng quốc tế cần tăng cường hỗ trợ vì tính cả những người sơ tán trong các cuộc xung đột trước, Cộng hòa Chad hiện là nơi trú ngụ của gần 700.000 người tị nạn. Chương trình Lương thực của LHQ cho biết cần 162,4 triệu USD để hỗ trợ Chính phủ Cộng hòa Chad giúp đỡ 2,3 triệu người đang cần lương thực khẩn cấp.
Quỹ Ứng phó Khẩn cấp của LHQ (CERF) cùng ngày thông báo đã dành 5 triệu USD cho những nỗ lực nhân đạo ở Ai Cập để hỗ trợ những người phải sơ tán do xung đột ở nước láng giềng Sudan. Theo CERF, khoản tiền trên sẽ được sử dụng để cung cấp thực phẩm, nước, vệ sinh và các dịch vụ chăm sóc y tế, hỗ trợ tiền mặt cũng như hỗ trợ tâm lý-xã hội cho người tị nạn, người hồi hương, người xin tị nạn và công dân nước thứ ba đến từ Sudan. Kể từ khi xung đột nổ ra ở Sudan, Ai Cập là nước tiếp nhận nhiều người tị nạn Sudan nhất.
Tính đến ngày 17/5, hơn 113.000 người đã vượt qua biên giới Sudan để đến Ai Cập và con số này sẽ tiếp tục tăng, với khoảng 5.000 người mỗi ngày. UNHCR ước tính tổng cộng 350.000 người ở Sudan sẽ sơ tán đến Ai Cập trong 6 tháng tới. Ngoài khoản tiền 5 triệu USD trên, CERF cũng đã cung cấp tổng cộng 17 triệu USD cho các nước láng giềng của Sudan, trong đó có Cộng hòa Chad, Cộng hòa Trung Phi và Nam Sudan.
Trong khi đó, phát biểu ngày 22/5 trước Hội đồng Bảo an LHQ, Đặc phái viên LHQ về Sudan, ông Volker Perthes tuyên bố tình hình bất ổn tại Sudan đang khiến nguy cơ xung đột sắc tộc ngày càng tăng và có khả năng gây ra những tác động sâu rộng đối với khu vực. Theo Đặc phái viên LHQ về Sudan, đã có những dấu hiệu cho thấy cuộc giao tranh đang đe dọa chia cắt đất nước Đông Phi này theo các ranh giới sắc tộc và cộng đồng. Ông khẳng định những diễn biến này chỉ mới hình thành gần đây và ở một số vùng của đất nước, giao tranh giữa quân đội Sudan và Các Lực lượng Hỗ trợ nhanh (RSF) bán quân sự đã trở thành căng thẳng cộng đồng hoặc gây ra xung đột giữa các cộng đồng.
Theo quan chức LHQ, các dấu hiệu cảnh báo về việc lôi kéo sự tham gia của các bộ lạc vào các cuộc giao tranh cũng được báo cáo ở một số vùng của đất nước, đặc biệt là ở Nam Kordofan. Sau khi thiết lập một lệnh ngừng bắn ổn định, ưu tiên số hai của LHQ là "ngăn chặn bạo lực leo thang" và kiềm chế nguy cơ giao tranh biến thành xung đột sắc tộc. Nhận định trên được đưa ra chỉ vài giờ trước khi lệnh ngừng bắn giữa hai phe tham chiến tại Sudan bắt đầu có hiệu lực từ 21h45 ngày 22/5 (giờ địa phương - 2h45 ngày 23/5 giờ Hà Nội) và kéo dài trong 1 tuần. Bày tỏ hoan nghênh lệnh ngừng bắn này, Đặc phái viên Volker tiếp tục kêu gọi các bên tham chiến tại Sudan tôn trọng thỏa thuận ngừng bắn này, nhằm cho phép các hoạt động cứu trợ nhân đạo, khôi phục các dịch vụ thiết yếu và sơ tán thường dân khỏi các khu vực nguy hiểm.
Cũng trong ngày 22/5, Libya tuyên bố nước này hoan nghênh các bên tại Sudan đạt thỏa thuận gia hạn lệnh đình chiến và tiếp tục đàm phán nhằm đạt được lệnh ngừng bắn cuối cùng. Bộ Ngoại giao của Chính phủ Đoàn kết Dân tộc ở Libya đã ra tuyên bố đề cao những nỗ lực của Saudi Arabia và Mỹ, dẫn đến việc ký kết thỏa thuận cho phép chuyển hàng cứu trợ và viện trợ nhân đạo, giúp khôi phục các dịch vụ cơ bản, đồng thời nỗ lực chấm dứt khủng hoảng và xoa dịu tình hình tại Sudan.
Bộ trên cũng bày tỏ hy vọng rằng các bên của Sudan sẽ tiếp tục hưởng ứng mọi nỗ lực kêu gọi chấm dứt thù địch trong hòa bình và kéo dài vĩnh viễn, đồng thời hy vọng tất cả các phe phái cũng như lực lượng chính trị của Sudan sẽ bắt đầu các cuộc đàm phán trực tiếp nhằm giúp đạt được sự ổn định lâu dài và khôi phục an ninh ở quốc gia Đông Phi này. Mặc dù vậy, giao tranh vẫn nổ ra tại Thủ đô Khartoum vào tối 22/5, bất chấp thỏa thuận ngừng bắn mới đạt được. Cư dân ở ngoại ô phía Đông Bắc Khartoum đã báo cáo về các cuộc đụng độ.
Trong khi đó, ở phía Nam thủ đô của Sudan, người dân cũng nghe thấy tiếng nổ từ các cuộc không kích, sau thời điểm lệnh ngừng bắn bắt đầu đi vào thực thi. Vào cuối buổi chiều 22/5, LHQ ghi nhận các cuộc giao tranh và hoạt động chuyển quân, trong khi cả hai bên cam kết không tìm cách tận dụng lợi thế quân sự trước khi thỏa thuận ngừng bắn có hiệu lực. Trong bối cảnh nhiều thỏa thuận ngừng bắn trước đó đã bị vi phạm, thỏa thuận lần này sẽ được củng cố bởi một cơ chế giám sát có sự tham gia của Mỹ, Saudi Arabia và cộng đồng quốc tế.
Cựu Thủ tướng Sudan cảnh báo về "cơn ác mộng" nội chiến Theo cựu Thủ tướng Sudan Abdalla Hamdok, xung đột vũ trang ngày càng tồi tệ ở Sudan có thể dẫn đến một cuộc nội chiến, mà ông nói sẽ là "cơn ác mộng đối với thế giới". Cựu Thủ tướng Sudan Abdalla Hamdok tại Khartoum, Sudan, ngày 24/11/2021. (Ảnh: Anadolu Agency) Khoảng 500 dân thường được cho là đã thiệt mạng kể từ...