Giao tranh tại Sudan: Mỹ sơ tán nhân viên Đại sứ quán tại Khartoum
Ngày 23/4 (giờ Việt Nam), Tổng thống Mỹ Joe Biden xác nhận quân đội nước này đã tiến hành sơ tán nhân viên Đại sứ quán Mỹ tại thủ đô Khartoum của Sudan, khi xung đột giữa quân đội Sudan và nhóm bán quân sự Lực lượng Hỗ trợ nhanh (RFS) bước sang tuần thứ hai sau thời gian ngừng giao tranh ngắn ngủi.
Đại sứ quán Mỹ ở Khartoum, Sudan. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong một tuyên bố, Tổng thống Biden nêu rõ theo chỉ thị của ông, quân đội Mỹ đã tiến hành chiến dịch đưa các nhân viên của Chính phủ Mỹ rời khỏi Khartoum. Chiến dịch này được Djibouti, Ethiopia và Saudi Arabia hỗ trợ.
Cùng ngày, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken xác nhận tạm thời đình chỉ hoạt động Đại sứ quán Mỹ ở Khartoum, đồng thời sơ tán an toàn tất cả nhân viên cùng người thân của họ. Ngoại trưởng Blinken khẳng định chính phủ sẽ tiếp tục hỗ trợ công dân Mỹ ở Sudan đảm bảo an toàn cho bản thân và cung cấp thông tin cập nhật thường xuyên cho công dân Mỹ trong khu vực giao tranh.
Theo hãng tin AFP, tính đến sáng 23/4, hơn 150 người từ nhiều quốc gia đã tới địa điểm an toàn tại Saudi Arabia trong đợt sơ tán dân thường đầu tiên kể từ khi giao tranh nổ ra tại Sudan.
Bộ Ngoại giao Saudi Arabia thông báo đã sơ tán an toàn 91 công nhân nước này cùng công dân một số quốc gia khác, gồm Kuwait, Qatar, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Ai Cập, Tunisia, Pakistan, Ấn Độ, Bulgaria, Bangladesh, Philippines, Canada và Burkina Faso.
Trong khi lực lượng hải quân của Saudi Arabia sơ tán các nhà ngoại giao, các quan chức quốc tế và dân thường qua Biển Đỏ từ Cảng Sudan đến thành phố Jeddah của Saudi Arabia, giao tranh lại tiếp diễn ở Khartoum sau một thỏa thuận ngừng bắn tạm thời khiến xung đột tạm lắng trong ngày 21/4, ngày đầu tiên của lễ Eid al- Fitr đánh dấu kết thúc tháng lễ Ramadan của người Hồi giáo.
Nhiều quốc gia xác nhận đang chuẩn bị sơ tán thêm hàng nghìn người, dù sân bay chính của Sudan vẫn đóng cửa.
Bộ Ngoại giao Ai Cập ngày 22/4 thông báo đang phối hợp với các cơ quan liên quan, nhà chức trách Sudan, Đại sứ quán Ai Cập tại Khartoum cũng như các lãnh sự quán Ai Cập tại Cảng Sudan và Wadi Halfa để theo dõi tình hình cộng đồng Ai Cập tại Sudan.
Phóng viên TTXVN tại Cairo dẫn thông báo của Bộ Ngoại giao Ai Cập kêu gọi tất cả công dân nước này ở Sudan tránh các khu vực căng thẳng và bất ổn an ninh; giữ bình tĩnh và duy trì liên lạc với các cơ quan đại diện ngoại giao của Ai Cập tại Sudan cho đến khi có hướng dẫn liên quan công tác sơ tán. Ai Cập hiện có khoảng 10.000 công dân đang ở Sudan, trong đó một nửa là sinh viên.
Video đang HOT
Các nước Anh, Pháp và Trung Quốc dự kiến sử dụng máy bay quân sự sơ tán công dân khỏi Khartoum. Nhật Bản, Hàn Quốc, Jordan, Indonesia và một số nước châu Âu cũng đã công bố kế hoạch sơ tán.
Tuần báo Der Spiegel của Đức đưa tin các bộ trưởng quốc phòng và ngoại giao của nước này đã tổ chức một cuộc họp khẩn trong ngày 22/4 để thảo luận khả năng sơ tán công dân.
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, sáng sớm 23/4, quân đội Sudan cho biết Tư lệnh quân đội, Tướng Abdel Fattah al-Burhan đã nhận được cuộc gọi của lãnh đạo nhiều quốc gia trên thế giới đề nghị “tạo điều kiện và đảm bảo an toàn cho việc sơ tán công dân và các phái bộ ngoại giao”.
Tướng al-Burhan khẳng định quân đội Sudan đã kiểm soát “tất cả các sân bay, ngoại trừ sân bay Khartoum” và một sân bay khác ở Nyala, thủ phủ vùng Nam Darfur.
Trong khi đó, RFS cho biết nhóm này đã phối hợp với phái bộ Mỹ để sơ tán các nhân viên Đại sứ quán Mỹ tại Sudan và gia đình họ. RFS cam kết “hợp tác đầy đủ với tất cả các phái bộ ngoại giao, đồng thời cung cấp tất cả các phương tiện bảo vệ cần thiết để họ về nước an toàn”.
Trong diễn biến liên quan, ngày 22/4, Ủy ban châu Phi về nhân quyền và quyền dân tộc (ACHPR) đã kịch liệt lên án các vụ pháo kích và xả súng ở Sudan, đồng thời bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình nghiêm trọng tại nước này.
ACHPR nêu rõ kể từ khi bùng nổ giao tranh giữa quân đội Sudan và RSF, các quyền của người dân Sudan bị đe dọa nghiêm trọng. Các vụ pháo kích và nổ súng đã gây nhiều thiệt hại về cơ sở hạ tầng dân sự, thiệt hại về người, thương tật thân thể, chấn thương tâm lý, phá hủy nhà cửa cũng như cản trở những người bị thương và đau ốm tiếp cận với việc chăm sóc y tế.
Trước tình hình trên, ACHPR kêu gọi chấm dứt ngay lập tức và vô điều kiện các hành động thù địch cũng như thiết lập khẩn cấp hành lang nhân đạo cho những người gặp khó khăn.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), giao tranh bùng phát tại Sudan kể từ ngày 15/4 đến nay đã khiến 413 người thiệt mạng và 3.551 người bị thương. Trong khi đó, người dân ở Sudan đang đối mặt với tình trạng thiếu điện sinh hoạt và lương thực. Công đoàn y bác sĩ cho biết hơn 2/3 số bệnh viện tại Khartoum và các khu vực lân cận đang ngừng hoạt động và ít nhất 4 sân bay tại bang Bắc Kordofan đã bị pháo kích.
Toàn cảnh cuộc giao tranh làm rung chuyển Sudan
Quân đội Sudan và nhóm bán quân sự Các lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) đã cáo buộc lẫn nhau tấn công các căn cứ của đối phương ở thủ đô Khartoum.
Khói đen bốc lên sau khi xảy ra đụng độ tại thủ đô Khartoum ngày 15/4. Ảnh: AP
Kênh RT đưa tin các vụ đụng độ dữ dội giữa quân đội Sudan và lực lượng bán quân sự RSF đã nổ ra tại thủ đô Khartoum ngày 15/4.
Trước đó, theo tuyên bố của RSF, các tay súng của họ đã chiếm giữ Phủ tổng thống và sân bay quốc tế.
Đơn vị bán quân sự cũng tuyên bố giành kiểm soát căn cứ quân sự Merowe ở phía Bắc và gây thương vong lớn cho quân đội Sudan.
Một máy bay chiến đấu bay trên bầu trời thủ đô Sudan khi giao tranh xảy ra. Ảnh: Reuters
Tuy nhiên, cùng ngày, Tổng tư lệnh quân đội Sudan, Tướng Abdel Fattah Al-Burhan xác nhận quân đội đang kiểm soát Phủ Tổng thống, trụ sở quân đội và sân bay.
Truyền thông quốc tế đưa tin các nhân chứng đã nghe tiếng súng nổ ở một số khu vực của Khartoum và các vùng ngoại ô, đặc biệt là ở khu vực lân cận trụ sở quân đội Sudan và Bộ Quốc phòng.
Đoạn phim do một nhà báo địa phương quay và cung cấp cho RT mô tả nhiều xe bán tải gắn súng máy hạng nặng chạy trên đường, xung quanh là những người cầm vũ khí. Một clip khác cho thấy người dân thường nằm trên sàn gạch tại sân bay quốc tế Khartoum. (Xem video dưới đây. Nguồn: RT)
Cơ quan An ninh Liên bang của quốc gia châu Phi này đã tuyên bố những hành động của RSF là một cuộc nổi dậy.
Trong khi đó, AFP đưa tin lực lượng không quân Sudan đang tiến hành các cuộc tấn công vào các căn cứ của RSF ở Khartoum.
Người phát ngôn quân đội, Chuẩn tướng Nabil Abdallah tuyên bố với hãng truyền thông Pháp rằng nhóm bán quân sự đã châm ngòi cho cuộc giao tranh bằng cách tấn công một số doanh trại quân đội ở Khartoum và những nơi khác xung quanh Sudan. Quan chức này khẳng định rằng "quân đội đang thực hiện nghĩa vụ bảo vệ đất nước".
Đáp lại, RSF khẳng định rằng các lực lượng của họ bị tấn công trước, với số lượng đông đảo binh sĩ tiến vào các trại bán quân sự ở Khartoum và bao vây các lực lượng ở đó. Đơn vị này cáo buộc quân đội đã phát động một cuộc tấn công bằng đủ loại vũ khí hạng nặng và hạng nhẹ.
Cuộc đối đầu giữa quân đội và nhóm bán quân sự lớn mạnh của quốc gia châu Phi này đã âm ỉ suốt nhiều tháng qua. Hôm 13/4, ban chỉ huy quân đội Sudan đã cáo buộc RSF triển khai lực lượng tới Khartoum mà không xin phép, tố cáo hành động này là vi phạm luật pháp.
Theo Ủy ban Bác sĩ Sudan, một tổ chức phi chính phủ địa phương, ít nhất 25 người được cho là đã thiệt mạng trong loạt vụ động đụ ở quốc gia châu Phi rộng lớn và có tầm chiến lược quan trọng này.
Mối bất đồng về cách tích hợp RSF vào quân đội chính quy, cũng như cơ quan nào sẽ giám sát quá trình sát nhập, đã khiến quá trình chuyển đổi dân chủ của Sudan rơi vào tình trạng lừng chừng.
Tình trạng đối đầu bắt nguồn từ thời cầm quyền của Tổng thống Omar al-Bashir, người bị lật đổ vào tháng 4/2019. Kể từ đó, Sudan rơi vào tình trạng khủng hoảng chính trị.
Đất nước này hiện được lãnh đạo bởi Hội đồng Chủ quyền Chuyển tiếp. Chủ tịch hội đồng trên kiêm người cai trị trên thực tế của Sudan là Tổng tư lệnh Abdel Fattah Al-Burhan. Chỉ huy RSF, Tướng Mohamed Hamdan Dagalo, còn được gọi là Hemedti, là phó chủ tịch hội đồng.
Người dân quan sát làn khói đen và những tiếng nổ từ cây cầu Halfaya. Ảnh: Reuters
Đại sứ Mỹ tại Sudan John Godfrey ngày 15/4 đã viết trên mạng xã hội Twitter rằng ông và các nhân viên ngoại giao khác đang trú ẩn tại chỗ giữa những tiếng súng và giao tranh nổ ra tại thủ đô và nhiều khu vực lân cận.
Đặc phái viên của Nga tại Khartoum, ông Andrey Chernovol nói với TASS rằng các công dân Nga ở thủ đô của Sudan được khuyến cáo nên ở nhà và không đến gần cửa sổ. Nhà ngoại giao này nói thêm rằng Moskva hy vọng cuộc xung đột sẽ "thoát khỏi giai đoạn vũ trang quân sự và chuyển thành đàm phán giữa các bên tham chiến.
Cùng ngày, Chủ tịch Hội đồng Chuyển tiếp của Sudan, Tổng tư lệnh quân đội Sudan, Tướng Abdel Fattah Burhan đã ban hành sắc lệnh giải tán RSF. Ông tuyên bố sẽ không đàm phán hay đối thoại trước khi giải thể lực lượng do Tướng Mohamed Hamdan Dagalo dẫn đầu. Bộ Tổng tư lệnh cũng công bố lệnh truy nã đối với ông Dagalo.
Giao tranh tại Sudan: Một số quốc gia bắt đầu sơ tán công dân Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 22/4, một số quốc gia bắt đầu sơ tán công dân khỏi Sudan từ một cảng biển, trong khi các cuộc không kích tiếp tục làm rung chuyển thủ đô Khartoum sau một tuần giao tranh giữa quân đội quốc gia và nhóm vũ trang Các lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) khiến hàng trăm...