Giao tranh tại Sudan: LHQ quan ngại tình trạng vượt ngục khiến bạo lực leo thang
Ngày 28/4, Liên hợp quốc ( LHQ) đã bày tỏ quan ngại về tình trạng vượt ngục tại các nhà tù ở Sudan trong bối cảnh bạo lực leo thang ở quốc gia Bắc Phi này.
Đoàn xe chở người sơ tán rời thủ đô Khartoum tới thành phố Port Sudan nhằm tránh xung đột giữa quân đội Sudan và Các lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) bán quân sự, ngày 23/4/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu với báo giới ở Geneva (Thụy Sĩ), người phát ngôn của Văn phòng Cao ủy LHQ về Nhân quyền, bà Ravina Shamdasani, cho biết LHQ lo ngại rằng các vụ vượt ngục ở Sudan khiến những kẻ tình nghi phạm tội ác chiến tranh trốn thoát và không bị đưa ra xét xử có thể làm trầm trọng thêm tình hình bạo lực ở nước này. LHQ đồng thời cảnh báo cuộc xung đột ở Sudan đang khơi lại các vụ đụng độ sắc tộc ở tỉnh miền Tây Darfur khiến gần 100 người thiệt mạng chỉ trong vài ngày qua.
Phát biểu của quan chức trên được đưa ra trong bối cảnh tại Sudan liên tiếp xảy ra các vụ vượt ngục sau khi bạo lực nổ ra, trong đó có vụ vượt ngục tại một nhà tù an ninh cao đang giam giữ những đối tượng tình nghi phạm tội ác chiến tranh.
Giao tranh dữ dội giữa quân đội Sudan và Các lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) đã bắt đầu từ giữa tháng 4. Bộ Y tế Sudan cho biết ít nhất 512 người đã thiệt mạng và gần 4.200 người bị thương trong cuộc giao tranh này và con số thương vong thực tế có thể còn cao hơn nhiều. Trong khi đó, hàng trăm nghìn người đã phải rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn, hàng chục nghìn người chạy sang các nước láng giềng.
Video đang HOT
Do lo ngại xung đột quân sự leo thang ở Sudan, ngày 28/4, Hàn Quốc đã cấm công dân nước này đến Sudan. Theo hãng tin Yonhap, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc đã ban hành cảnh báo đi lại cấp độ 4, mức cao nhất trong thang cảnh báo gồm 4 cấp, có hiệu lực từ nửa đêm cùng ngày. Những người vi phạm có thể bị phạt hình sự.
Liên quan đến tình hình ở Sudan, giao tranh vẫn diễn ra ác liệt trong ngày 28/4, bất chấp thỏa thuận ngừng bắn đạt được giữa các bên đối địch. Hiệp hội Luật sư tỉnh Darfur cho biết thành phố El Geneina cách thủ đô Khartoum khoảng 1.100 km về phía Tây đang chứng kiến các vụ bắn rocket vào nhà dân, khiến ít nhất 74 người thiệt mạng chỉ trong 2 ngày qua.
Theo tổ chức này, giao tranh đã lan rộng gần như khắp thành phố này, trong khi tình trạng phóng hỏa và cướp bóc tại các khu chợ, tòa nhà công cộng, kho viện trợ và ngân hàng ngày càng gia tăng.
Giao tranh tại Sudan: Hàng nghìn người nước ngoài sơ tán
Trong ngày 23/4, sân bay chính tại thủ đô Khartoum là điểm nóng giao tranh giữa quân đội Sudan và nhóm bán quân sự Lực lượng Hỗ trợ nhanh (RFS).
Sân bay này đang nằm dưới sự kiểm soát của RSF.
Các công dân nước ngoài chuẩn bị đáp máy bay sơ tán tránh xung đột tại căn cứ không quân của Pháp ở Khartoum, Sudan, ngày 23/4/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Hiện một số hoạt động sơ tán đang được tiến hành gấp rút tại thành phố Port Sudan trên Biển Đỏ, cách Khartoum khoảng 850 km.
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngoài các quốc gia thông báo sơ tán công dân trong những đợt đầu tiên gồm Saudi Arabia (hơn 150 người), Mỹ (hơn 100 người), Pháp (khoảng 100), Anh, Italy.., mới đây Ai Cập tuyên bố đã đưa 436 công dân về nước an toàn bằng đường bộ. Giới chức quốc gia Bắc Phi này xác nhận đã triển khai lực lượng an ninh tới biên giới giáp Sudan và phối hợp với chính quyền sở tại để đảm bảo cho hoạt động sơ tán công dân. Đức, Tây Ban Nha cũng thông báo mỗi quốc gia đã sơ tán được khoảng 100 người.
Cùng ngày, Thổ Nhĩ Kỳ xác nhận bắt đầu triển khai chiến dịch tương tự, đưa khoảng 600 công dân về nước bằng đường bộ. Tuy nhiên, kế hoạch đã phải hoãn lại tại một khu vực ở Khartoum sau khi xảy ra nhiều vụ nổ gần một nhà thờ Hồi giáo được chỉ định là điểm tập trung những người cần sơ tán. Trong khi đó, Liên minh châu Âu (EU) cho biết nhiều quốc gia đang nỗ lực phối hợp sơ tán công dân. Hiện có 7 quốc gia thành viên của khối có phái bộ ngoại giao tại Sudan.
Ngoại trưởng Hà Lan Wopke Hoekstra xác nhận công dân nước này đã được phía Pháp hỗ trợ sơ tán bằng máy bay. Một nhóm khác rời Khartoum bằng đường bộ trên một đoàn xe của Liên hợp quốc (LHQ).
Bộ Quốc phòng Thụy Điển cho biết đã điều động khoảng 140-150 binh sĩ sơ tán các nhân viên ngoại giao và công dân của nước này rời Sudan. Về phần mình, Ngoại trưởng Italy Antonio Tajani thông báo trong khoảng 200 người mà Rome lên kế hoạch sơ tán, ngoài công dân Italy, còn có công dân Thụy Sĩ và các đại diện của Tòa thánh Vatican. Phía Hy Lạp cho biết nhóm người sơ tán đầu tiên của nước này đã rời Sudan nhờ sự hỗ trợ của Pháp. Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Ireland nêu rõ chính phủ nước này đang triển khai 12 nhân viên quốc phòng tới Djibouti để hỗ trợ 150 công dân rời khỏi Sudan.
Cũng trong ngày 23/4, Bộ Ngoại giao Ghana thông báo Đại sứ quán Ghana tại Ai Cập kiêm nhiệm Sudan, cùng Lãnh sự quán danh dự Ghana tại Khartoum đang sắp xếp sơ tán công dân về nước. Thông báo cho biết thêm một số công dân Ghana, đặc biệt là sinh viên, dù chịu ảnh hưởng của cuộc xung đột, nhưng tất cả các công dân nước này ở Sudan đều an toàn.
Bộ Ngoại giao Jordan thông báo nước này cũng đang phối hợp với Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) và Saudi Arabia triển khai hoạt động sơ tán khoảng 300 người.
Liban cho biết 60 công dân nước này đã rời Khartoum bằng đường bộ trước khi được sơ tán về nước bằng đường biển. Trong khi đó, Đại sứ quán Libya tại Khartoum cho biết đã đưa 83 công dân rời khỏi thủ đô của Sudan và tới thành phố Port Sudan. Phía Tunisia thông báo vào ngày 24/4 sẽ triển khai kế hoạch sơ tán những công dân nước này hiện còn ở Sudan.
Những quốc gia khác đang chuẩn bị kế hoạch sơ tán gồm có Hàn Quốc và Nhật Bản. Hai nước Đông Bắc Á này đã triển khai các lực lượng tới các quốc gia lân cận Sudan.
Trong khi đó, Ấn Độ đã chỉ thị 2 máy bay của lực lượng không quân nước này tại Saudi Arabia luôn trong trạng thái sẵn sàng làm nhiệm vụ. Một tàu hải quân Ấn Độ cũng đã tới thành phố Port Sudan và kế hoạch sơ tán sẽ được triển khai tùy thuộc vào tình hình an ninh trên thực tế.
Quân đội Sudan cho biết đang phối hợp hỗ trợ sơ tán các nhà ngoại giao Trung Quốc. Trong khi đó, Indonesia thông báo 43 công dân đang trú ẩn trong khuôn viên Đại sứ quán Indonesia ở Khartoum.
* Trong diễn biến liên quan cùng ngày, người đứng đầu Cơ quan Phát triển Quốc tế của Mỹ (USAID), bà Samantha Power, thông báo cơ quan này đã triển khai một nhóm chuyên gia ứng phó thảm họa trong khu vực để điều phối hoạt động ứng phó nhân đạo khi giao tranh tại Sudan leo thang tuần thứ 2 liên tiếp.
Hiện các chuyên gia đang làm việc với cộng đồng quốc tế và đối tác để xác định những nhu cầu ưu tiên và cung cấp hỗ trợ nhân đạo một cách an toàn.
Quan chức USAID cũng kêu gọi các bên tuân thủ lệnh ngừng bắn trong ngày lễ Eid al-Fitr của người Hồi giáo, chấm dứt giao tranh và tuân thủ luật nhân đạo quốc tế, bao gồm cả việc tạo điều kiện tiếp cận an toàn cũng như không cản trở các nhân viên y tế và nhân đạo.
Giao tranh giữa quân đội Sudan và nhóm bán quân sự RSF từ ngày 15/4 đến nay đã gây ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo, khiến khoảng 420 người thiệt mạng, hơn 3.700 người bị thương và hàng triệu người Sudan mắc kẹt, không được tiếp cận các dịch vụ cơ bản.
Các cuộc không kích mới phá vỡ thỏa thuận ngừng bắn tại Sudan Ngày 27/4, tại thủ đô Khartoum của Sudan đã xảy ra các cuộc không kích, bất chấp thỏa thuận ngừng bắn đạt được trước đó giữa quân đội Sudan và nhóm bán vũ trang Các Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) với sự trung gian của Mỹ. Khói bốc lên từ một tòa nhà trong cuộc giao tranh giữa quân đội Sudan và...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

USD suy yếu, đồng rúp Nga trở thành đồng tiền có lợi nhuận nhất thế giới

Tổng thống D. Trump ký lệnh hành pháp nhằm giảm giá thuốc

Ngành thiết bị chip Mỹ chuẩn bị gánh thêm chi phí tỉ đô vì thuế quan của Tổng thống Trump

Đại học Harvard bất tuân lệnh, Nhà Trắng 'khai hỏa' mặt trận mới

Phó Tổng thống Mỹ tiết lộ nước đầu tiên có thể đạt thoả thuận thương mại với Washington

Bulgaria bất ngờ từ chối bán lò phản ứng hạt nhân cho Ukraine

Tổng thống Trump ký lệnh mở đường di dời các cơ quan chính phủ ra khỏi Washington DC

Mỹ bất ngờ dỡ bỏ lệnh trừng phạt với quan chức cấp cao thành viên EU

Rủi ro đối với thương mại toàn cầu từ góc nhìn luật quốc tế

Tổng thống Trump gia tăng áp lực, hối thúc Trung Quốc khởi động tiến trình đàm phán

Bộ trưởng Hegseth cảnh báo Trung Quốc đủ sức đánh chìm cả hạm đội Mỹ trong 20 phút

Italy bắt giữ nhiều thành viên băng nhóm mafia khét tiếng
Có thể bạn quan tâm

3 nghệ sĩ rời phố thị về Thạch Thất sống an yên tại nhà vườn rộng lớn, có nữ NSND mới 43 tuổi
Sao việt
13:48:30 16/04/2025
BoA trả lời người hâm mộ sau tranh cãi về việc livestream khi say xỉn
Sao châu á
13:46:12 16/04/2025
TikToker quen mặt quảng cáo sữa không rõ nguồn gốc bị "bế" lên VTV: Tự đặt "dấu chấm hết" khi đang nổi tiếng?
Netizen
12:56:34 16/04/2025
'Dưới đáy hồ': Kay Trần bị rêu nuốt, Karen đối đầu bản sao tà ác ở tầng hồ sâu thẳm
Phim việt
12:53:34 16/04/2025
Nhân viên quán nhậu bị đâm tử vong ở Long An
Pháp luật
12:52:58 16/04/2025
Hãng hàng không bán cả sớ khấn đồ lễ 6,4 triệu đồng cho khách ra Côn Đảo
Tin nổi bật
12:49:04 16/04/2025
Trải nghiệm máy tính bảng Xiaomi Pad 7 kèm bàn phím và bút stylus
Đồ 2-tek
12:45:48 16/04/2025
Bellingham gửi lời cảnh báo tới Arsenal
Sao thể thao
12:41:59 16/04/2025
Khám phá quốc đảo đẹp mê hồn ở Nam Âu
Du lịch
12:38:22 16/04/2025
'Kappa: Ác Linh dưới đáy hồ': Câu chuyện về thủy quái đáng sợ nhất trong truyền thuyết kinh dị xứ Phù Tang
Phim âu mỹ
12:31:19 16/04/2025