Giao tranh tại Sudan: Các nước tiếp tục sơ tán công dân
Ngày 26/4, Bộ Ngoại giao Saudi Arabia thông báo nước này đã triển khai một đợt sơ tán quy mô lớn, đưa 1.687 công dân của 50 quốc gia rời Sudan bằng đường biển, trong bối cảnh giao tranh tại đây đã bước sang tuần thứ 2.
Đây cũng được xem là chiến dịch sơ tán lớn nhất mà Saudi Arabia từng thực hiện.
Công dân các nước sơ tán tránh chiến sự ở Sudan tới căn cứ Hải quân King Faisal ở thành phố Jeddah, Saudi Arabia ngày 24/4/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong thông báo chính thức, bộ trên cho biết Saudi Arabia đã huy động một chiếc phà để chở những người sơ tán, đồng thời cũng đảm bảo đáp ứng nhu cầu thiết yếu của những người này trong chuyến đi.
Trước đó, nước này tiếp nhận nhiều đợt sơ tán bằng đường hàng không và đường biển, trong đó chuyến sơ tán đầu tiên đưa 150 người rời khỏi Sudan bằng đường biển, cập bến thành phố Jeddah ngày 22/4.
Ngày 23/4, Saudi Arabia đã tiếp nhận hàng chục công dân Hàn Quốc sơ tán bằng trực thăng quân sự và một chiếc thuyền chở gần 200 người từ 14 quốc gia. Trong hơn 10 ngày leo thang xung đột tại Sudan, Saudi Arabia đã tiếp nhận 2.148 người sơ tán, trong đó có trên 2.000 người là người nước ngoài.
Video đang HOT
Cùng ngày, Đức thông báo đã hoàn tất chiến dịch sơ tán tại Sudan, với chuyến bay cuối đưa 700 người rời đất nước Bắc Phi, trong đó gần 200 người là công dân Đức.
Trong khi đó, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Anh Suella Braverman thông báo 200 công dân nước này đã được sơ tán khỏi Sudan. Bà cho biết chiến dịch sơ tán sẽ được gia hạn nhằm đưa các công dân Anh còn mắc kẹt rời đất nước Bắc Phi. Chính phủ Anh ước tính khoảng 4.000 công dân Anh có nhu cầu sơ tán khỏi Sudan. Nhóm sơ tán đầu tiên của Anh (gồm khoảng 40 dân thường) đã di chuyển bằng đường hàng không tới đảo Cyprus ngày 25/4.
Trong một động thái tương tự, ngày 26/4, Thổ Nhĩ Kỳ cho biết đã thực hiện đợt sơ tán đầu tiên, đưa 100 công dân nước này trở về thủ đô Istanbul.
Những người này đã di chuyển từ thủ đô Khartoum của Sudan đến thủ đô Addis Ababa của Ethiopia bằng đường bộ trước khi lên chuyến bay về nước. Nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ cho biết sẽ triển khai thêm chuyến bay trong ngày để sơ tán các công dân nước mình khỏi Sudan.
Ngày 25/4, người phát ngôn Lực lượng Vũ trang Sudan, Chuẩn tướng Nabil Abdullah, đã cáo buộc lực lượng bán quân sự RSF vi phạm thỏa thuận ngừng bắn mới kéo dài 3 ngày do Mỹ và Saudi Arabia làm trung gian, chỉ chưa đầy nửa giờ sau khi thỏa thuận này có hiệu lực trong ngày 24/4. Đặc phái viên Liên hợp quốc (LHQ) về Sudan Volker Perthes đánh giá lệnh ngừng bắn “dường như vẫn được duy trì ở một số khu vực”, nhưng không có dấu hiệu cho thấy các bên tham chiến sẵn sàng đàm phán nghiêm túc.
Theo LHQ, giao tranh giữa quân đội Sudan và nhóm bán quân sự RSF từ ngày 15/4 đến nay đã gây ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo, khiến ít nhất 459 người thiệt mạng và trên 4.000 người bị thương, trong khi hàng triệu người Sudan mắc kẹt, không được tiếp cận các dịch vụ thiết yếu. Nhiều quốc gia đã triển khai chiến dịch sơ tán công dân khỏi Sudan.
Giao tranh tại Sudan: Các phe phái đồng ý ngừng bắn trong 72 giờ
Ngày 24/4, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết các phe phái đối địch ở Sudan đã đồng ý thực hiện lệnh ngừng bắn trên toàn quốc trong 72 giờ.
Đoàn xe chở các công dân nước ngoài sơ tán tránh chiến sự tại Sudan hướng tới thành phố Port Sudan trên Biển Đỏ, ngày 23/4/2023. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, trong một tuyên bố, Ngoại trưởng Blinken nêu rõ, sau 48 giờ đàm phán căng thẳng, Lực lượng vũ trang Sudan (SAF) và Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) đã nhất trí thực hiện ngừng bắn trong 72 giờ, bắt đầu từ nửa đêm 24/4 (giờ địa phương). Ông Blinken kêu gọi các bên ở Sudan ngay lập tức tuân thủ và duy trì lệnh ngừng bắn này.
RSF cùng ngày xác nhận lực lượng này đã đồng ý với thỏa thuận ngừng bắn do Mỹ làm trung gian để tạo điều kiện cho các hoạt động nhân đạo trong thời gian đình chiến.
Thỏa thuận trên đạt được trong bối cảnh giao tranh tại Sudan đã bước sang tuần thứ hai liên tiếp. Trước đó, cùng ngày 24/4, Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres cảnh báo nguy cơ xung đột leo thang tại quốc gia Bắc Phi có thể "nhấn chìm toàn bộ khu vực".
Phát biểu tại một cuộc họp của Hội đồng Bảo an LHQ, ông Guterres nhận định giao tranh tại Sudan đang diễn biến theo chiều hướng xấu, khi ít nhất 427 người đã thiệt mạng và gần 4.000 người bị thương trong 10 ngày qua. Ông kêu gọi chấm dứt bạo lực, nhấn mạnh xung đột tại Sudan tiềm ẩn hệ lụy nghiêm trọng đối với toàn bộ khu vực.
Liên quan chiến dịch sơ tán công dân của các nước, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida ngày 25/4 cho biết tất cả những người Nhật Bản muốn sơ tán đã rời khỏi Sudan. Ngoài những người được sơ tán trên chiếc máy bay của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản, 8 công dân Nhật Bản khác và gia đình của họ đã rời Sudan, hoàn thành công việc sơ tán.
Nhật Bản cũng đã tạm thời đóng cửa đại sứ quán của nước này ở thủ đô Khartoum.
Trong khi đó, một máy bay quân sự của Hàn Quốc đã sơ tán 28 công dân nước này khỏi Sudan, cùng một số công dân Nhật Bản. Phó Giám đốc thứ hai của Văn phòng An ninh quốc gia Hàn Quốc Lim Jong-deuk cho biết những người này được sơ tán trên chiếc máy bay chở hàng C-130 từ Sân bay quốc tế mới ở thành phố Port Sudan - cách thủ đô Khartoum khoảng 850 km về phía Đông, đến Jeddah, Saudi Arabia.
CH Chad cũng thông báo kế hoạch sơ tán 438 công dân khỏi Sudan theo tuyến đường từ Khartoum đến thành phố Port Sudan trên Biển Đỏ, sau đó đưa họ về nước. CH Chad đã đóng cửa biên giới dài 1.000 km với Sudan vào ngày 15/4 sau khi bạo lực bùng phát.
Bộ Ngoại giao Maroc cho biết nước này đã bắt đầu sơ tán 200 công dân khỏi Sudan, theo đó đoàn xe chở công dân Maroc đã đến thành phố Port Sudan vào tối 24/4. Một cầu hàng không phối hợp với hãng hàng không quốc gia Royal Air Maroc đã được lên kế hoạch để chở 200 công dân của nước này về nước.
Algeria cũng bắt đầu sơ tán các nhân viên ngoại giao và công dân nước này khỏi Sudan. Nước này đã thành lập một đội khẩn cấp để theo sát hoạt động sơ tán các nhân viên ngoại giao và công dân muốn trở về nhà.
Giao tranh tại Sudan: Một số quốc gia bắt đầu sơ tán công dân Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 22/4, một số quốc gia bắt đầu sơ tán công dân khỏi Sudan từ một cảng biển, trong khi các cuộc không kích tiếp tục làm rung chuyển thủ đô Khartoum sau một tuần giao tranh giữa quân đội quốc gia và nhóm vũ trang Các lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) khiến hàng trăm...