Giao tranh leo thang tại miền Bắc Mali
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, quân đội Mali ngày 11/11 đã tiến gần hơn đến thị trấn Kidal, đụng độ với các nhóm nổi dậy và ly khai người Tuareg.
Động thái này báo hiệu khởi đầu cuộc giao tranh nhằm kiểm soát ngã tư chiến lược quan trọng ở miền Bắc Mali.
Binh sĩ Mali tới quảng trường Độc lập ở Bamako. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2020, chính quyền quân sự Mali đã ưu tiên tái lập chủ quyền trên tất cả các khu vực và Kidal có thể trở thành chiến trường then chốt. Một sĩ quan quân đội Mali xác nhận: “Chúng tôi chỉ cách Kidal vài chục km và đang tiếp tục tiến trình bảo vệ toàn bộ lãnh thổ”. Giới chức địa phương cho hay nhiều dân thường đã rời khỏi Kidal do lo ngại xung đột kéo dài.
Khoảng 25.000 người sống ở khu vực sa mạc Kidal, địa điểm quan trọng trên đường tới Algeria và là điểm nóng lịch sử của các cuộc nổi dậy.
Liên hợp quốc đã bày tỏ mối quan ngại về sự leo thang quân sự ở miền Bắc Mali trong bối cảnh Phái bộ gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc – MINUSMA rút khỏi nước này.
Quân đội Mali lên nắm quyền lãnh đạo đất nước bằng vũ lực hồi năm 2020. Hồi tháng 6 năm nay, họ đã yêu cầu MINUSMA rời khỏi nước này sau nhiều tháng quan hệ hai bên xấu đi.
Việc MINUSMA rời khỏi các căn cứ mà họ đóng quân đã làm trầm trọng thêm sự tranh giành quyền kiểm soát lãnh thổ giữa các nhóm vũ trang ở phía Bắc Mali, với việc các nhóm ly khai chủ yếu là người Tuareg nối lại các hành động thù địch chống lại nhà nước ở miền Trung, trong khi nhóm phiến quân “Ủng hộ Đạo Hồi và tín đồ Hồi giáo” (GSIM) có liên kết với tổ chức khủng bố Al-Qaeda gia tăng các cuộc tấn công nhằm vào các vị trí quân sự.
Bùng phát các cuộc đụng độ mới ở Mali
Phóng viên TTXVN tại châu Phi dẫn nguồn tin khu vực cho biết trong ngày 6/10 đã xảy ra giao tranh giữa quân đội Mali và các nhóm phiến quân có vũ trang ở khu vực phía Nam Kidal, nơi cả hai bên đều tuyên bố kiểm soát thị trấn Anefis khi màn đêm buông xuống.
Binh sĩ Mali tới quảng trường Độc lập ở Bamako. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong một tuyên bố, các phong trào vũ trang cho biết đã bắn hạ một máy bay không xác định cùng với 6 thiết bị bay không người lái khác.
Tuy nhiên, quân đội Mali cũng nói họ đã xuyên thủng hàng phòng ngự của phiến quân và gây ra thương vong lớn cho lực lượng này ở gần thị trấn Anefis, cách thị trấn Kidal khoảng 100 km về phía Nam.
Đây là vụ bạo lực mới nhất trong chuỗi các cuộc tấn công ngày càng gia tăng của phiến quân tại Mali. Các nhà phân tích lo ngại điều này sẽ phá vỡ thỏa thuận hòa bình ký năm 2015 giữa chính phủ và phiến quân Tuareg, lực lượng từng đẩy lực lượng an ninh ra khỏi miền Bắc Mali khi họ tìm cách thành lập nhà nước Azawad ở đó.
Mali ngày càng chìm vào hỗn loạn kể từ khi Tổng thống dân cử bị lật đổ trong cuộc đảo chính năm 2020. Kể từ khi lên nắm quyền sau cuộc đảo chính, Đại tá Assifmi Goita đã tách Mali ra khỏi nhiều đối tác quốc tế vốn từ lâu đã hỗ trợ quốc gia Tây Phi này trong cuộc chiến chống những phần tử Hồi giáo cực đoan.
Lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc rút khỏi căn cứ Tessalit ở Mali Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, Phái bộ Gìn giữ Hòa bình Liên hợp quốc tại Mali (MINUSMA) ngày 22/10 thông báo các nhân viên gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc (LHQ) đã rút khỏi căn cứ của họ tại Tessalit, thuộc miền Bắc Mali, với lý do "tính mạng của họ đang gặp nguy hiểm". Binh sĩ thuộc Phái bộ...