Giao thông nên cười hay khóc!
Muôn kiểu giao thông thì đâu cũng có, không chỉ riêng ở Việt Nam. Từ những tình huống đi đứng bất ngờ cho đến những “tư thế” kịch tính trên đường phố, ít cái nào giống cái nào…
Ở Việt Nam, khi phương tiện đi lại thông dụng là xe máy, thì những thế lái kì dị cũng xuất phát từ đây. Quy lại, có chung một tính chất: mất an toàn cho bản thân và người xung quanh.
Loại ra những trường hợp cố tình mắc phải của mấy cậu choai choai mà thiên hạ nói kháy là “biểu diễn”, đa phần còn lại đều vì lí do mưu sinh mà ra nông nỗi!
Một chiếc xe thông thường được quy định chở 2, nhưng bất thường ở chỗ nó biến thành cái xe đầu kéo, xe chở thịt, hay xe buýt 2 bánh… Không ai muốn như vậy, thế nhưng, để khắc phục lại không phải chuyện dễ!
Một chiếc xe đầu kéo.
Một em nhỏ phải ngồi tư thế này khi mẹ nhường yên sau cho thùng hàng.
Cơ man ô che nắng.
Bám chặt kẻo ngã.
Video đang HOT
Ngồi trên xi măng dễ bao quát đường phố hơn ngồi yên xe.
Một kiểu ngồi thụt xuống phía trước người cầm lái đang rất phổ biến.
Ngồi ké.
Ước sao chiếc xe có yên dài hơn.
“Sáng kiến” của những người bán than tổ ong.
Để trẻ ngồi thế này chưa chắc đã an toàn hơn ngồi sau.
Chiếc mũ bảo hiểm đằng sau rất dễ gây giật mình.
Một em bé đang bấu chặt vào chiếc xe vì người bố mải vào quán mua hàng.
Đầu hươu lừng lững trên đường phố dịp Noel.
Một “rào chắn” đang di động qua ngã tư.
Theo Dantri
Việt Nam: Người già ở nhà hay ở đâu thì vẫn cứ "mồ côi" con cái!
Ở Tây khi về già vào viện dưỡng lão là chuyện bình thường nhưng ở ta lại không thế...
Ở các nước phương Tây, người ta không ngạc nhiên nhiều nếu một người coi viện dưỡng lão là nhà của mình khi về già. Vì viện dưỡng lão vốn là một địa điểm bình thường của văn hóa phương Tây.
Nhưng ở ta lại khác, hầu hết các cụ già vào viện dưỡng lão đều mang theo câu chuyện buồn về gia đình con cái. Việt Nam một đất nước nằm trong khu vực văn hóa phương Đông, vốn coi việc phụng dưỡng cha mẹ lúc cuối đời như một biểu hiện cụ thể của chữ Hiếu, biểu hiện rõ ràng nhất của việc phụng dưỡng là được ở bên cạnh, chăm sóc các cụ.
Với tốc độ phát triển chóng mặt và chịu ảnh hưởng của các luồng văn hóa trên thế giới, nhiều viện dưỡng lão đã được xây dựng trên khắp đất nước. Các cụ vào viện không hẳn hoàn toàn là những người không có con cháu, không nơi nương tựa lúc cuối đời. Với nhiều cụ kể từ khi sinh ra các viện dưỡng lão này, họ trở nên "mồ côi" con cái.
Đến Trung tâm chăm sóc sức khỏe người cao tuổi Thiên Đức (Từ Liêm, Hà Nội) một ngày cuối tháng tám, tôi không khỏi đắng lòng khi lắng nghe tâm sự của cụ Thới nhà ở phố Hàng Bạc. Con cái của cụ đều thành đạt vương trưởng nhưng đứa nào cũng bận tối mắt tối mũi. Cụ ông đã mất hơn chục năm nên cụ ở với anh con cả.
Họa huần lắm mới có lúc hai mẹ con ngồi lại nói chuyện với nhau. Kể từ khi cô con dâu được điều đi công tác nước ngoài cụ cũng vào ở luôn trong viện dưỡng lão này. Cụ bảo: "Kể từ ngày ấy, chúng nó cũng quên tôi luôn, quà bánh thì vẫn cứ đều đặn, tôi sống trong này chẳng thiếu thứ gì cả vì lúc đưa tôi vào đây cô con dâu đã có lời nhờ một chị hộ lý".
Nhiều cụ con cái đề huề nhưng vì đứa nào cũng bận nên phải vào viện dưỡng lão sống những tháng cuối đời.
"Các cụ ở cùng tôi thi thoảng còn có người vào thăm nhưng tôi thì đã "mồ côi" con cái thật. Nhớ tiếng ho húng hắng của thằng con trai lắm chứ, họa huần lắm vợ chồng nó mớ gọi điện hỏi thăm. Còn các cháu của tôi thì ra nước ngoài du học từ hồi còn nhỏ. Chắc là ở bên Tây có nhiều thứ vui lắm nên chẳng đứa nào còn nhớ đến bà chúng nó nữa", cụ Thới vừa kể vừa khẽ cười - nụ cười méo mó của người mẹ cả đời hết lòng vì con nhưng đến những năm tháng cuối đời lại phải sống cô đơn trong viện dưỡng lão.
Nhưng cụ bảo cụ cũng không trách các con vì tại chúng nó thành đạt quá, giờ là ông to rồi nên phải đi nước ngoài thường xuyên. "Mình ở trong này tuy buồn thật nhưng lại không làm phiền chúng nó".
Cụ Thới tuy phải sống trong viện dưỡng lão, ngày qua ngày nhớ con đến cháy lòng nhưng vẫn không phải chịu nỗi cay đắng, xót xa như nhiều trường hợp khác. Mới đây cả Hà Nội xôn xao vụ con "vứt" cha ra vỉa hè sau khi ông cụ phải nằm viện hai tháng. Được biết trước khi hành động như vậy các con của ông đã gửi cha mình vào viện dưỡng lão.
Ông cụ 87 tuổi bị tai nạn chỉ sau vài ngày vào viện dưỡng lão. Cuối cùng cụ bị con "vứt" ngoài vỉa hè suốt 10 tiếng đồng hồ.
Nếu lẽ đời không bị đảo lộn thì con cái phải tranh nhau việc phụng dưỡng bố mẹ già. Ấy vậy mà sau khi "đá qua đá lại" không ai nhận nuôi, các con đã quyết định gửi cụ vào viện dưỡng lão. Con của cụ bảo rằng dạo gần đây cụ thường có những biểu hiện bất bình thường, thi thoảng lại mê sảng nên còn nơi nào hợp lý hơn là nơi ấy nữa.
Nhưng ở viện dưỡng lão cũng không yên vì sau khi vào đó được vài ngày, ông cụ trượt chân ngã. Điểm dừng chân tiếp theo trong hành trình tuổi già của ông cụ là bệnh viện, tiếp theo nữa là vỉa hè trước ngôi nhà khang trang của chị dâu cả.
Nếu ông cứ yên vị trong viện dưỡng lão thì cũng chẳng có chuyện om sòm như thế.Và dù ở đâu, viện dưỡng lão hay ở nhà người cha 87 tuổi vẫn cứ là người "mồ côi" con cái.
Theo Soha
Nhiều dự án làm khổ dân ở Ninh Thuận - Bài 1: Làm dự án hay gom đất? Khi quy hoạch, triển khai các dự án, không chỉ chủ đầu tư mà cả chính quyền cũng hứa: Người dân trong vùng dự án sẽ được lợi rất nhiều nên họ đồng thuận giao những mảnh đất vốn là nguồn sinh kế của gia đình cho chủ đầu tư. Thực tế, sau khi nhận đất, dự án liên tục thay đổi chủ...