Giáo sư Trung Quốc: Sớm muộn Bắc Kinh sẽ phải thay đổi lập trường ở Biển Đông
“Cho Trung Quốc thêm thời gian, họ sẽ phải thay đổi lập trường của mình trong tương lai”, ông Kim Lạn Vinh nói.
Ông Kim Lạn Vinh, giáo sư đại học Nhân Dân Trung Quốc cho rằng sớm muộn rồi Bắc Kinh cũng phải thay đổi lập trường ở Biển Đông.
Tờ Philstar ngày 4/8 đưa tin, trong bài giảng cuối tháng 6 tại đại học De La Salle về tuyên bố yêu sách “chủ quyền lịch sử” của Trung Quốc ở Biển Đông, chuyên viên tư pháp cao cấp thuộc tòa án tối cao Philippines Antonio T. Carpio đã vạch trần 10 điều phi lý trong yêu sách đường lưỡi bò của Trung Quốc, trong đó bao gồm cả sự thừa nhận của một giáo sư Trung Quốc rằng họ sẽ phải thay đổi lập trường.
Trung Quốc luôn khẳng định rằng đường lưỡi bò của họ dựa trên luật pháp quốc tế. Như vậy trong Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) năm 2002, Trung Quốc đã nhất trí rằng các tranh chấp hàng hải ở Biển Đông sẽ được giải quyết phù hợp với những nguyên tắc luật pháp quốc tế thừa nhận, bao gồm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS). Và tất nhiên không có điều khoản nào trong DOC nói rằng “sự kiện lịch sử” là 1 căn cứ yêu sách chủ quyền ở Biển Đông.
Sau khi Philippines đệ đơn khởi kiện đường lưỡi bò Trung Quốc áp dụng và giải thích sai UNCLOS lên Tòa án Quốc tế về Luật Biển, Trung Quốc liên tục nhấn mạnh “sự kiện lịch sử” như căn cứ yêu sách. “Thần chú” hiện nay của Bắc Kinh nói rằng đường lưỡi bò là dựa vào “sự kiện lịch sử và luật pháp quốc tế”, theo như ông Vương Nghị, Ngoại trưởng Trung Quốc.
Phòng Phong Huy, Tổng tham mưu trưởng Trung Quốc khi đi thăm Mỹ đã hùng hồn tuyên bố, “lãnh thổ của cha ông người Trung Quốc để lại sẽ không thể bị lãng quên hay nhượng bộ”. Trong đối thoại Shangri-la năm nay, bà Phó Oánh trưởng đoàn Trung Quốc tiếp tục nói rằng các đảo ở Biển Đông “được người Trung Quốc phát hiện thấy đầu tiên hàng trăm năm trước khi bị Nhật Bản chiếm đóng trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai”. Bà Oánh nhấn mạnh rằng Trung Quốc có một tuyên bố rất rõ ràng với các đảo này, tuy nhiên không một chi tiết nào được Bắc Kinh đưa ra để chứng minh.
Video đang HOT
Chuyên gia pháp lý, thấm phản tòa án tối cao Philippines Justice Antonio Carpio.
4 quan chức Trung Quốc này đều là những công dân nhập học sau năm 1947, năm chính quyền Tưởng Giới Thạch tự vẽ ra và công bố đường lưỡi bò ở Biển Đông. Họ được dạy rằng Trung Quốc có cái gọi là “chủ quyền lịch sử ở Biển Đông”, đó là cách tuyên truyền (mị dân, lừa gạt) của chính quyền Trung Quốc và đã làm cho nhiều người dân nước này tin là thật.
Tất nhiên vẫn có các học giả Trung Quốc nhận ra rằng yêu sách đường lưỡi bò của họ không thể đánh giá khách quan dựa trên những “sự kiện lịch sử”. Kim Lạn Vinh, một giáo sư từ đại học Nhân Dân tham gia đối thoại Shangri-la năm nay nói rằng, Trung Quốc nên dành nhiều thời gian hơn để làm rõ yêu sách đường lưỡi bò của mình bởi bây giờ Bắc Kinh sẽ phải đối mặt với áp lực chính trị trong nước. “Cho Trung Quốc thêm thời gian, họ sẽ phải thay đổi lập trường của mình trong tương lai”, ông Kim Lạn Vinh nói.
Tuy nhiên, sự kiện lịch sử ngay cả khi là sự thật liên quan đến việc phát hiện và khám phá ra các vùng biển, đảo mới cũng không có ý nghĩa gì trong việc giải quyết tranh chấp hàng hải theo UNCLOS. Cả Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha không thể làm sống lại tuyên bố từ thế kỷ 15 rằng họ sở hữu tất cả các biển và đại dương trên hành tinh này. Các chuyến đi biển của Trịnh Hòa, một đô đốc thủy quân nhà Minh từ 1405 – 1433 không bao giờ có thể là cơ sở cho bất kỳ yêu sách nào ở Biển Đông.
Biển Đông trước đây thậm chí còn không có tên của Trung Quốc, nhưng sau này do các nhà hàng hải châu Âu vẽ bản đồ mới thêm vào. Antonio T. Carpio khẳng định, từ nhà Tống đến nhà Minh đều gọi Biển Đông là biển Giao Chỉ (tên gọi Việt Nam thời kỳ bị các thế lực bành trướng Trung Quốc đô hộ). Cho tới thời nhà Thanh cũng như thời kỳ đầu của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vẫn chỉ gọi là biển Nam Hải mà không có từ Trung Quốc. Mặt khác, Ấn Độ không thể khẳng định Ấn Độ Dương là của họ cũng như Mexico tuyên bố vịnh Mexico là của mình chỉ vì có tên gọi đó.
Điển hình nhất, nếu theo logic của Trung Quốc thì Mông Cổ có “chủ quyền” với toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc vì Thành Cát Tư Hãn và Hốt Tất Liệt đã chinh phục toàn bộ quốc gia này và lập ra triều đại nhà Nguyên.
Theo Giáo Dục
Giáo sư Trung Quốc gây sốc: Triều Tiên biến mất sẽ tốt cho Bắc Kinh và Seoul!
Nếu Bắc Triều Tiên biến mất sẽ giúp cho Hàn Quốc và Trung Quốc phát triển quan hệ song phương. Không có Bắc Triều Tiên, chúng tôi sẽ có thêm rất nhiều cơ hội.
Ông Sở Thụ Long, giáo sư đại học Thanh Hoa người có phát ngôn chấn động về Bắc Triều Tiên.
Hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc ngày 24/6 đưa tin, một giáo sư nổi tiếng của Trung Quốc đã công khai tuyên bố, Bắc Triều Tiên gây khó khăn nhiều hơn là mang lại lợi ích cho Bắc Kinh, làm nổi bật sự thất vọng ngày càng tăng của Trung Quốc với Bình Nhưỡng.
"Tôi nghĩ sự tồn tại của Bắc Triều Tiên tạo ra khó khăn cho chúng ta nhiều hơn là mang lại lợi ích", Sở Thụ Long, giáo sư đại học Thanh Hoa phát biểu tại diễn đàn quan hệ Trung - Hàn do trường này và Viện nghiên cứu Chính sách Asan Hàn Quốc đồng tổ chức trước khi Tập Cận Bình đi thăm Hàn Quốc.
"Nếu Bắc Triều Tiên biến mất sẽ giúp cho Hàn Quốc và Trung Quốc phát triển quan hệ song phương. Không có Bắc Triều Tiên, chúng tôi sẽ có thêm rất nhiều cơ hội hơn là những thách thức", Sở Thụ Long phát biểu.
Trung Quốc là đồng minh lớn nhất còn lại của Bắc Triều Tiên, nhưng cuối cùng cũng đã tham gia lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc chống lại Bình Nhưỡng sau khi nước này tiến hành vụ thử hạt nhân lần 3 vào tháng 2 năm ngoái.
Nền kinh tế "què quặt" của Bắc Triều Tiên phụ thuộc vào Trung Quốc, Yonhap nói, nhưng nhiều nhà phân tích đồng ý rằng Bắc Kinh sẽ không gây áp lực quá lớn lên Bình Nhưỡng vì điều đó có thể gây ra sự sụp đổ chế độ ở Bắc Triều Tiên.
Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye đã đi thăm Trung Quốc sau khi nhậm chức.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã công khai tuyên bố thực hiện chuyến thăm chính thức tới Hàn Quốc vào tuần đầu tiên của tháng Bảy này. Đây là lần đầu tiên trong hơn 2 thập kỷ qua, một Chủ tịch nước đương nhiệm Trung Quốc đi thăm Hàn Quốc trước Bắc Triều Tiên.
Trong khi đó nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un vẫn chưa được mời tới thăm Bắc Kinh. Theo bình luận của tờ Đa Chiều ngày 25/6, Tập Cận Bình không giống như Hồ Cẩm Đào hay Giang Trạch Dân chọn thăm Bắc Triều Tiên trước khi đi Hàn Quốc là dấu hiệu cho thấy quan hệ song phương đang xuống dốc.
Tờ Nickei bình luận, chuyến đi Seoul của Tập Cận Bình là nhằm gây áp lực lên Bắc Triều Tiên, đồng thời tăng cường quan hệ với Seoul còn làm tăng áp lực với Nhật Bản đang có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc ở Hoa Đông.
Trước đó hôm 18/6 từ Washington, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách khu vực Đông Á - Thái Bình Dương Daniel Russel bình luận, chuyến đi Seoul của Tập Cận Bình là "cột mốc phi thường", điều này rất hữu ích trong việc thúc đẩy hợp tác về vấn đề Bắc Triều Tiên.
Hoa Kỳ ủng hộ hoàn toàn những nỗ lực của Hàn Quốc để phát triển quan hệ mạnh mẽ hơn với Bắc Kinh và xem đó là lực lượng cho sự ổn định và hội nhập.
Theo Giáo Dục