Giáo sư Trung Quốc cảnh báo thù địch Mỹ – Trung gia tăng
Giáo sư về quan hệ quốc tế Yan Xuetong cho rằng thù địch Mỹ – Trung sẽ gia tăng trong thời gian tới và thế giới sẽ hỗn loạn hơn.
“Khó lường và bất trắc sẽ vẫn là tính chất chủ đạo trong những năm tới. Thế giới chắc chắn sẽ trở lên hỗn loạn hơn”, Giáo sư Yan Xuetong, Hiệu trưởng Học viện Quan hệ Quốc tế, Đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh nói tại Diễn đàn Hương Sơn, Bắc Kinh – sự kiện thảo luận về an ninh và quốc phòng châu Á -Thái Bình Dương ngày 2/12. Ông dự đoán thập niên tới sẽ là giai đoạn “hòa bình không dễ dàng”.
Giáo sư Yan Xuetong. Ảnh: SCMP
Giáo sư Yan không lạc quan về chính sách của Tổng thống Mỹ đắc cử Joe Biden đối với Trung Quốc, được dự đoán sẽ dịch chuyển từ chiến tranh thương mại sang những xung đột về chính trị và không giảm về quy mô, cường độ đụng độ.
“Biden sẽ có cách tiếp cận đa phương và áp lực lên Trung Quốc sẽ gia tăng chứ không giảm đi”, Giáo sư Yan nói. Vấn đề nhân quyền và các giá trị ý thức hệ khác sẽ là một phần trong những mục tiêu chính trị Biden và đảng Dân chủ theo đuổi.
“Ông ấy sẽ theo đuổi chính sách cứng rắn hơn và đầu tư nhiều nguồn lực vào những vấn đề đó khiến xung đột trở nên nghiêm trọng hơn”, ông nói.
Tuy nhiên, Giáo sư Yan cho rằng một vài quan chức Trung Quốc không muốn thừa nhận căng thăng Mỹ – Trung vẫn tiếp diễn và đang nói quá nhiều về hợp tác. “Tôi nghĩ nhiều người vẫn ảo tưởng rằng chỉ cần đừng nói tới cạnh tranh là nó sẽ tự biến mất”.
Giáo sư Yan khuyến nghị Trung Quốc cần đạt được đồng thuận với Mỹ, rằng cạnh tranh là điểm cốt lõi trong quan hệ Mỹ – Trung. Đồng thuận này giúp hai nước có được tiếng nói chung trong đàm phán nhằm kiểm soát và ngăn ngừa cạnh tranh leo thang thành chiến tranh.
“Khi không thể kiểm soát được cạnh tranh thì đề cập đến hợp tác là vô nghĩa”, Giáo sư Yan nói.
Thù địch Mỹ – Trung hiện nay rấtkhác so với thù địch giữa Mỹ và Liên Xô thời Chiến tranh Lạnh. Nó khiến thế giới trở nên kém an toàn hơn dù năng lực răn đe hạt nhân của hai bên vẫn đủ hiệu quả để ngăn ngừa chiến tranh nổ ra.
Giáo sư Yan cho rằng Trung Quốc và Mỹ đều không thể thống trị khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Cả hai cũng không đủ nguồn lực và năng lực để duy trì trật tự hiện nay.
“Mỹ không chấp nhận Trung Quốc ở thế ngang hàng nhưng Trung Quốc lại đòi hỏi như vậy. Mỹ – Trung cùng lãnh đạo thế giới như Pháp – Đức cùng lãnh đạo châu Âu là bất khả thi”, ông Yan nói.
Video đang HOT
Trong thế giới lưỡng cực đó các bên thứ ba sẽ phải theo đuổi chiến lược mạo hiểm là chọn bên, làm gia tăng bất ổn và thách thức niềm tin giữa những đồng minh truyền thống.
“Các chuẩn mực quốc tế sẽ bị vi phạm rất nhiều”, Giáo sư Yan cảnh báo.
Ông Biden sẽ làm gì trong 100 ngày đầu tiên tại Nhà Trắng
Ông Joe Biden dự kiến tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Mỹ vào ngày 20/1/2021 và kể từ thời điểm đó, ông sẽ có rất nhiều việc phải bắt tay ngay trong 100 ngày đầu tiên.
Ông Joe Biden đã lên kế hoạch cho một loạt hành động bắt đầu ngay từ ngày nhậm chức. Ảnh: AP
100 ngày đầu tiên của một vị tân tổng thống Mỹ đã trở thành một dấu mốc quan trọng đánh dấu những gì chính quyền mới làm được kể từ khi Tổng thống Franklin Roosevelt đặt ra tiêu chuẩn này khi ông nhậm chức vào năm 1933.
Giống như nhiều vị tiền nhiệm, ông Joe Biden đã cam kết về một loạt thay đổi sau khi lên nắm quyền lãnh đạo đất nước. Dưới đây là những hành động mà ông cam kết sẽ thực hiện ngay, theo ABC News:
Về biến đổi khí hậu
Ông Biden đã tuyên bố rất rõ rằng một trong những hành động đầu tiên của ông tại Nhà Trắng sẽ là đưa nước Mỹ gia nhập trở lại Hiệp ước Paris về biến đổi khí hậu.
Mỹ đã chính thức rời Hiệp ước Paris vào đầu tháng 11 năm nay, sau khi chính quyền Tổng thống Trump tuyên bố trước Liên hợp quốc về ý định rút khỏi Hiệp ước này từ năm 2017.
Ông Biden cho biết sau khi quay trở lại cam kết toàn cầu, ông dự định sẽ tập hợp thế giới nhằm nâng cao các mục tiêu về khí hậu và cam kết nhiều hành động hơn nữa để ngăn chặn biến đổi khí hậu.
Cháy rừng lan tràn kỷ lục ở Mỹ năm 2020. Ảnh: AP
Trong cuộc mít tinh tại Tampa (Florida) ngay trước Ngày Bầu cử, Joe Biden cho biết, bang Florida đã chứng kiến những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nghiêm trọng hơn hầu hết các bang khác. "Thiệt hại kinh tế là ghê gớm và ngày càng tăng mỗi năm, nhưng thiệt hại về con người là tồi tệ nhất. Sinh mạng bị cướp đi, nhà cửa bị mất, các doanh nghiệp nhỏ tan vỡ", ông nói và kêu gọi: "Chúng ta có thể thay đổi con đường đang đi. Chúng ta cần hành động ngay lúc này, thời gian không còn".
Có thể Joe Biden vẫn chưa đạt được thành quả gì trong 100 ngày đầu tiên nhưng mục tiêu đưa lượng phát thải khí xuống mức 0 vào năm 2050 là một điểm then chốt trong chiến dịch của ông, và vị cựu Phó tổng thống cho biết ông sẽ bắt đầu ngày đầu tiên trên cương vị mới với việc ký những sắc lệnh hành pháp mới nhằm khởi động kế hoạch.
Ông Biden cũng cam kết kêu gọi triệu tập một hội nghị thượng đỉnh thế giới về khí hậu và ưu tiên các hiệp ước quốc tế nhằm giảm lượng khí thải trong hoạt động tàu biển và hàng không trong vòng 3-4 tháng sau nhậm chức.
Kiểm soát đại dịch COVID-19
Trong lúc nước Mỹ vẫn đang ghi nhận trên 100.000 ca mắc COVID-19 mới mỗi ngày, ông Biden đã thiết lập một đội ngũ cố vấn khoa học nhằm đưa đại dịch vào tầm kiểm soát. Cựu Tổng y sĩ Mỹ Vivek Murthy và cựu Ủy viên Cơ quan Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ David Kessler được chỉ định là đồng chủ tịch ban cố vấn này.
Các lọ gel sát khuẩn in logo mang tên Biden và liên danh Phó tổng thống Harris. Ảnh: AP
"Công việc của chúng tôi bắt đầu với việc đưa COVID vào tầm kiểm soát", ông Biden phát biểu và cam kết "kế hoạch chống dịch sẽ được xây dựng trên nền tảng khoa học, sự đồng cảm và lòng trắc ẩn".
Ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ cho biết ông sẽ lập tức tìm cách khôi phục quan hệ của Mỹ với Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mối quan hệ đã bị Tổng thống Trump rút bỏ.
Khôi phục kinh tế, giải quyết nạn thất nghiệp
Từ trước khi tuyên bố chiến thắng, ông Biden đã nói rõ khôi phục kinh tế là một trong những ưu tiên đầu tiên trong danh sách việc cần làm của ông.
"Trên 20 triệu người Mỹ đang thất nghiệp. Hàng triệu người lo lắng tìm việc và mang được thức ăn về nhà", ông nói và khẳng định: "Kế hoạch kinh tế của chúng tôi sẽ tập trung vào một cuộc hồi phục mạnh mẽ".
Biden cho biết ông sẽ lập tức đề xuất gói cứu trợ tài chính cho các gia đình lao động và doanh nghiệp nhỏ, cũng như tạo ra thêm việc làm liên quan trực tiếp đến khống chế đại dịch.
Ông cũng cam kết tăng cường ngay lập tức trang bị bảo hộ cá nhân (PPE), cho phép nghỉ ốm có lương và tăng cường xét nghiệm cho người lao động.
Ngoài việc đối phó với các tác động kinh tế và sức khỏe, ông Biden cũng đã đưa ra các kế hoạch lớn về việc làm trong lĩnh vực năng lượng sạch và bền vững. Ông cho biết sẽ ngay lập tức đầu tư vào tạo việc làm bền vững, cam kết hơn 250.000 việc làm nhằm đối phó với ảnh hưởng về mất công ăn việc làm trong ngành khai khoáng.
Ông Biden cũng rất quan tâm đến các công đoàn, nói rằng sẽ có kế hoạch "tăng đáng kể mật độ công đoàn và giải quyết bất bình đẳng kinh tế" trong 100 ngày đầu tiên.
Hoạt động của chính phủ và quan hệ quốc tế
Ông Joe Biden đã cam kết nối lại ngay lập tức các cuộc họp báo hàng ngày tại Nhà Trắng, Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng, cũng như thực hiện "các bước lập tức" để làm mới các liên minh quốc tế thông qua tầm nhìn chính sách đối ngoại của mình.
Kế hoạch này bao gồm trọng tâm cụ thể là thúc đẩy các quốc gia khác giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu: trong đó, việc gây sức ép đòi Trung Quốc ngừng trợ cấp cho xuất khẩu than đá và hoạt động gia công gây ô nhiễm là một trong những việc làm đầu tiên.
Ông Biden cũng sẽ đối mặt với nhiệm vụ hàn gắn mối quan hệ với khắp các lục địa vốn đã bị lỏng lẻo bởi những chính sách thiếu tế nhị của người tiền nhiệm.
Ông Biden đặt mục tiêu khôi phục các mối quan hệ quốc tế căng thẳng dưới thời người tiền nhiệm. Ảnh: Getty Images
Nhà báo Barney Mthombothi cho biết 1,3 tỷ người dân châu Phi đang tìm kiếm sự tôn trọng và "sự trở lại với một tổng thống Mỹ không xúc phạm các nước châu Phi", ám chỉ đến phát biểu của Tổng thống Trump vào năm 2018, ví các nước châu Phi như những nhà vệ sinh bẩn thỉu.
Vấn đề nhập cư
Từ tháng 6/2020, ông Biden đã cam kết thực hiện các thay đổi đối với vấn đề nhập cư và đảo ngược chính sách chia cắt gia đình ở biên giới của ông Trump ngay ngày đầu tiên lãnh đạo nước Mỹ.
Ông nói với NBC News: "Vào ngày đầu tiên, tôi sẽ gửi dự luật cải cách nhập cư tới Quốc hội để đưa ra lộ trình trở thành công dân Mỹ cho 11 triệu người nhập cư không có giấy tờ, những người đóng góp rất nhiều cho đất nước này".
"Chính sách nhập cư của tôi được xây dựng dựa trên việc giữ các gia đình gắn kết với nhau, hiện đại hóa hệ thống nhập cư bằng cách duy trì sự thống nhất và đa dạng của gia đình như là trụ cột của hệ thống nhập cư và chấm dứt chính sách tàn nhẫn, vô nhân đạo ở biên giới khi tách trẻ em khỏi vòng tay mẹ của chúng".
Trong cùng cuộc phỏng vấn, ông Biden cũng nói sẽ ngay lập tức hủy bỏ "lệnh cấm người Hồi giáo không phải người Mỹ" và hành động lập tức để bảo vệ thế hệ "Dreamer" (những người nhập cư không có giấy tờ được đưa đến Mỹ khi còn nhỏ) khỏi bị trục xuất, cũng như khôi phục việc tiếp nhận người tị nạn ngay trong 100 ngày đầu tiên tại Nhà Trắng.
Ông Biden cũng cam kết tạm ngưng trục xuất trong 100 ngày với người nhập cư đang sinh sống và làm việc tại Mỹ, dừng kế hoạch xây dựng bức tường biên giới và thay vào đó dùng tiên để nâng cấp cơ sở hạ tầng giám sát dọc biên giới.
Các vấn đề khác về chủng tộc, giới tính và các vấn đề xã hội khác cũng sẽ được xem xét trong 100 ngày đầu tiên của Joe Biden. Ông đã cam kết ban hành Đạo luật bình đẳng đảo ngược hành động của chính quyền tiền nhiệm cho phép phân biệt đối xử với cộng đồng LGBTQ.
Trung Quốc 'ném đá dò đường' chính quyền Biden Bắc Kinh được cho là sẽ có cách tiếp cận thận trọng với chính quyền mới của Mỹ, nhằm hạn chế những cú sốc có thể gây rạn nứt thêm quan hệ song phương. Khi kỳ vọng tăng lên về khả năng thiết lập lại quan hệ Mỹ - Trung, các cựu quan chức tình báo và giới phân tích chính sách đối...