Giáo sư “quần đùi” Trương Nguyện Thành kể chuyện 2 tuần tự cách ly ở Mỹ vì thấy triệu chứng giống nhiễm Covid-19
Nhận thấy bản thân bị rát họng, sốt, ho khan, Giáo sư Việt Tại Mỹ cho rằng có thể mình bị nhiễm Covid-19 nên ông đã nhanh chóng tìm một nơi để sống cách ly mọi người xung quanh.
GS Trương Nguyện Thành, Phó hiệu trưởng ĐH Văn Lang, TP.HCM, hiện đang sinh sống và làm việc ở Mỹ. Trên trang cá nhân, ông kể lại hành trình 2 tuần đối mặt bệnh cúm. Ông cho rằng rất có thể mình đã nhiễm virus SARS-CoV-2 trong kỳ nghỉ tại Mỹ.
Ngày 28/3, khi đi siêu thị cùng vợ, ông đã phòng bị cho bản thân rất cẩn thận: “Hai tuần trước tôi có đăng một tấm hình mang găng tay, đeo khẩu trang đi chợ. Nghĩ rằng mình cẩn thận như thế là đủ nhưng những gì đã xảy ra trong hai tuần qua chứng minh tôi cũng có điểm mù. Hai ngày sau thì siêu thị ấy đóng cửa vì có nhân viên bị nhiễm Covid-19 và tôi cũng ngã bệnh.”
Tuy nhiên, ông cũng thông tin thêm: “Ở Mỹ không có khu cách ly tập trung, không ép phải sống cách ly, nhưng tôi cũng tìm một nơi sống cách ly để không ảnh hưởng đến gia đình và người xung quanh.
Bắt đầu tôi cảm giác cổ họng mình bị rát rất khó chịu, kế đến là sốt suốt hơn một ngày và rồi ho khan. Tất cả những triệu chứng về cúm Covid-19 tôi trải qua nhưng may mắn là khá nhanh chóng. Chỉ có đờm trong phổi, nó có sức bám khá lạ so với các cúm thường. Do đó chất nhờn này sẽ làm người rất khó thở.
Tôi hiểu được Covid-19 giết người không trực tiếp mà nó tấn công phổi tạo ra chất nhờn làm phổi mất dần khả năng hô hấp khí oxy cần thiết đến một mức nào đó thì cơ thể không thể duy trì sự sống. Nó như chết chìm từ bên trong. Vì thế những người phổi yếu có nguy cơ tử vong cao nhất với căn bệnh này.”
Sau 4-5 ngày thì sức khỏe của GS Trương Nguyện Thành hồi phục từ từ. Khi thấy bản thân khỏe lên nhiều, ông mới tự lái xe đi xét nghiệm và kết quả âm tính virus SARS-CoV-2.
Video đang HOT
Ảnh chụp màn hình.
Dù ở độ tuổi U60 nhưng GS. Trương Nguyện Thành vẫn luôn luyện tập thể thao chăm chỉ và có một sức khoẻ dẻo dai. Ông từng đạp xe xuyên Việt cùng con trai và tham gia một thử thách chống đẩy trên truyền hình. Thế nhưng, trong những ngày chống chọi với cúm, ông dễ dàng cảm nhận sức khỏe và sự tập trung của mình kém đi nhiều bởi ông không thể đọc sách hay tập thể dục:
“Với lượng oxy không như bình thường, khả năng tập trung cũng như sức khỏe của tôi kém đi nhiều. Tôi có muốn đọc sách cũng không đọc được. Tôi có muốn tập thể dục cũng không có sức để tập. Cũng may tôi nhận thức được nếu không có tiêu cực (làm biếng) thì không có tích cực (siêng năng), nếu không có mềm dẻo thì sẽ không có cứng rắn, nếu không vô vọng thì làm sao tìm thấy tia sáng của hy vọng. Thế là tôi cứ thoải mái làm biếng, thoải mái ăn rồi ngủ, coi phim, không làm gì cả. Không phải suy nghĩ gì hay làm công việc gì mà chỉ lắng nghe cơ thể mình nói chuyện với mình. Có lẽ nhờ thế mà tôi hồi phục khá nhanh! Giờ thì tôi khỏe rồi.”
Trong giai đoạn dịch bệnh hoành hành, bản thân ông cũng nhận ra một bài học nữa: “Hiện tại cho dù trong người miễn nhiễm nhưng tôi cũng phải sống cách ly xã hội vì không muốn mang nguy cơ nhiễm bệnh cho người thân. Covid-19 giúp tôi nhận thức mình không sống chỉ cho mình mà cho những người xung quanh.
Chấp nhận bóng tối thì sẽ tìm thấy ánh sáng. Chấp nhận đau khổ thì sẽ tìm thấy hạnh phúc. Chấp nhận thất bại sẽ tìm thấy thành công. Chấp nhận vô vọng để tìm thấy tia sáng hy vọng.”
PV
Cách ly xã hội: Bạn trẻ 'yêu bếp' chỉ cách nấu mâm cơm ngon mùa dịch
Để có mâm cơm chất lượng mà lại hợp túi tiền trong những ngày cách ly xã hội, bạn trẻ 'yêu bếp' đã chia sẻ bí quyết cách nấu bữa ăn cho 2 người một cách đơn giản và tiết kiệm.
Những ngày cách ly xã hội, nhiều bạn trẻ ở nhà thường chăm chút cho bữa ăn của mình hơn - Dạ Thảo
Nguyễn Ngân Tuyết (28 tuổi), nhân viên văn phòng làm việc tại đường Phùng Khắc Khoan (P.Đakao, Q.1, TP.HCM), chia sẻ trong những ngày cách ly xã hội bạn hoàn toàn không ra đường nhưng vẫn phải làm việc. Do đó Tuyết có nhiều thời gian khi không làm những việc ở bên ngoài. Khi rảnh rỗi, điều thích nhất khi Tuyết ở nhà là được nấu những món ăn yêu thích.
Một tuần Tuyết chỉ đi siêu thị một lần, mỗi lần đi Tuyết mua rất nhiều đồ ăn để dành cho những ngày tiếp theo. Những ngày cách ly xã hội, Tuyết bổ sung thêm những những món ăn có chứa nhiều vitamin C, chết sơ như cà rốt, hoặc nước cam để uống.
Theo Tuyết món rau luộc là món dễ làm và có nhiều dinh dưỡng
Mùa dịch này nhiều người có thu nhập bị hạn chế nên tiêu chí tiết kiệm chi tiêu trong mỗi bữa ăn được Tuyết tính đến. Ví dụ như Tuyết sẽ chọn những món đơn giản như: rau củ, thịt, cá có thể trữ được lâu hơn và cũng rẻ tiền hơn.
Cá chép chiên sốt cà, thịt luộc
Trong những món ăn đơn giản nấu tại nhà, Tuyết thích nhất là món cá chép chiên sốt cà chua, thịt và rau củ luộc và canh rau mồng tơi. Còn món tráng miệng là cam. Tổng chi phí nguyên liệu cho bữa ăn vào khoảng 100.000 đồng cho 2 người.
Tuyết chia sẻ, cách làm một mâm cơm cũng rất đơn giản, không mất nhiều thời gian. Chỉ cần bắt chảo dầu, bỏ cá chép vào chiên đến khi chín vàng rồi mang ra. Sau đó bằm cà chua để lên nồi, bỏ hành thì là vào, niêm gia vị đến khi cà mềm hơn, có mùi thơm là trở thành món cá sốt cà chua.
Tiếp đến Tuyết luộc thịt, rau cải và cà rốt. Món này chỉ cần một nồi nước đun sôi, sau đó cho rau củ vào trong thời gian vài phút là có thể mang ra đĩa. Ngoài ra, mâm cơm người Việt không thể thiếu món canh để ăn kèm. Do đó Tuyết đã chọn làm món canh nghêu với rau mồng tơi.
Một măm cơm Tuyết có thể chế biến gói gọn trong 30 phút
"Để tiết kiệm thời gian, tôi thường nấu một lúc nhiều món trên bếp như chảo chiên cá, luộc rau hoặc nấu canh nghêu. Trong lúc chờ đợi thì tôi sẽ gọt trái cây để sẵn. Bữa ăn của tôi khi nấu chỉ gói gọn trong 30 phút thôi, dù mùa dịch này tôi có rất nhiều thời gian", Tuyết nói.
Mâm cơm heo quay, canh cà trứng, rau xào
Ngoài ra, một món ăn khác Tuyết cũng thường hay nấu là thịt heo quay bằng nồi chiên không dầu, thịt nạc xào rau cải và cà rốt, canh trứng cà chua. Theo đó chỉ cần mua khoảng 2 lạng thịt heo quay với giá khoảng 40.000 đồng. Thịt nạt với giá khoảng 30.000 đồng, cà chua và trứng khoảng 10.000 đồng và cam khoảng 10.000 đồng.
Món heo quay chiên, canh cà trứng và rau xào cũng rất dễ làm
Tuyết chia sẻ cách chế biến: "Thịt ba chỉ ướp với nước mắm, hạt tiêu, dầu ăn, hành khô 30 phút rồi cho vào nồi chiên không dầu. Để nồi trên lửa khoảng 20 phút rồi lật lại chiên 20 phút tiếp theo. Thịt nạc thái mỏng, ướp với gia vị khoảng 10 phút rồi chảo nóng phi hành khô đập nhỏ xong cho thịt vào đảo chín, đổ ra đĩa. Sau đó cho rau củ đã chần qua nước sôi vào chảo xào, rồi cho phần thịt chiên vào, xào tiếp. Tiếp tục cho hạt tiêu, hành lá vào rồi đổ ra đĩa".
Về canh trứng, khi nấu phải phi hành khô trên nồi nóng, cho cà chua thái múi vào xào rồi cho chút gia vị, đổ nước vừa ăn vào rồi đun sôi. Cuối cùng đập trứng vào và đảo đều. Rồi đổ ra tô, cho hành lá thái nhỏ lên trên. Đó là một số cách chế biến món ăn của bạn trẻ "yêu bếp" trong những ngày cách ly xã hội.
Dạ Thảo
Y tá Mỹ mô phỏng quá trình virus lây nhiễm kể cả khi đã đeo găng tay Virus Corona đang lây lan nhanh chóng tại nhiều quốc gia, khu vực. Người dân đã chủ động trong các biện pháp chòng tránh dịch, tuy nhiên, không phải ai cũng biết phương pháp bảo vệ bản thân đúng cách. Tờ Newshub chia sẻ lại đoạn video khi một y tá người Mỹ đã mô phỏng lại quá trình virus lây lan để...