Giáo sư Nhật 92 tuổ.i vẫn đi làm, tiết lộ loại cá luôn có trong bữa ăn
Chỉ với những thay đổi nhỏ trong lối sống, bạn cũng có thể tạo nên một tuổ.i già khỏe mạnh và ý nghĩa.
Theo EDH, GS Kagawa Yasuhiro, một chuyên gia dinh dưỡng 92 tuổ.i người Nhật, đã chứng minh rằng tuổ.i già không đồng nghĩa với bệnh tật và sống phụ thuộc. Ông vẫn duy trì cuộc sống khỏe mạnh, độc lập nhờ chế độ ăn uống khoa học và 5 thói quen sống.
Giáo sư 92 tuổ.i minh mẫn, tim khỏe nhờ ăn cá mỗi ngày
Dù đã bước qua tuổ.i 92, GS Kagawa Yasuhiro vẫn khiến nhiều người kinh ngạc bởi tinh thần minh mẫn và sức khỏe dẻo dai.
Vị giáo sư Nhật Bản luôn ăn các loại cá giàu omega-3 trong bữa trưa (Ảnh: Getty).
Mỗi tuần, ông vẫn đi làm 3 ngày, tham gia nghiên cứu và hội thảo. Dù phải dùng thuố.c hạ huyết áp theo chỉ định, nhưng các cuộc kiểm tra sức khỏe định kỳ của ông chưa bao giờ ghi nhận dấu hiệu mỡ má.u cao, xơ vữa động mạch hay đột quỵ. Trái tim và trí não của ông vẫn khỏe mạnh như người trung niên.
Bí quyết của ông nằm ở một chế độ ăn uống lành mạnh, trong đó cá là món ăn không thể thiếu trong bữa trưa hàng ngày. Các loại cá giàu omega-3 như: cá thu, cá mòi, cá ngừ, cá trích không chỉ giúp ông bảo vệ sức khỏe tim mạch mà còn duy trì trí não khỏe mạnh.
5 thói quen sống giúp tuổ.i già không bệnh tật
GS Kagawa nhấn mạnh rằng, muốn sống thọ và sống khỏe, không chỉ cần sống lâu mà còn phải tận hưởng tuổ.i già trọn vẹn. Ông chia sẻ 5 thói quen vàng giúp kéo dài tuổ.i thọ khỏe mạnh:
1. Tập thể dục hàng ngày
Tập thể dục đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì cơ bắp và sự linh hoạt, đặc biệt ở người cao tuổ.i. GS Kagawa kết hợp giữa hai loại vận động:
Video đang HOT
- Tập sức bền: Đi bộ, đạp xe để cải thiện sức khỏe tim mạch.
- Tập tăng sức mạnh: Dùng tạ nhẹ để rèn luyện cơ bắp tay.
Trong sinh hoạt hàng ngày, ông luôn tận dụng mọi cơ hội để vận động, như đi cầu thang bộ thay vì thang máy, sử dụng xe đạp để đi chợ và dùng gậy hỗ trợ khi đi bộ đường dài.
2. Sống quy củ, bắt đầu ngày mới đúng cách
Cuộc sống có kỷ luật giúp duy trì sức khỏe tinh thần và thể chất. Mỗi ngày, GS Kagawa thức dậy lúc 6h, tập thể dục nhẹ nhàng trong 10 phút trước khi ăn sáng. Ánh nắng buổi sáng không chỉ giúp cơ thể tổng hợp vitamin D, để tăng cường sức khỏe xương khớp mà còn mang lại tinh thần lạc quan cho cả ngày.
3. Chế độ ăn uống cân bằng
GS Kagawa khuyến khích một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, cân bằng các nhóm chất:
- Protein: thịt, cá, đậu, trứng và sữa.
- Chất xơ: rau xanh và trái cây.
- Tinh bột nguyên cám: yến mạch, gạo lứt.
- Hạn chế: đường, dầu mỡ và muối.
Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của bữa sáng, chiếm khoảng 25% lượng calo trong ngày, giúp khởi động cơ thể và duy trì năng lượng.
4. Tăng cường cá trong bữa ăn
Cá là nguồn thực phẩm yêu thích của GS Kagawa, đặc biệt là trong bữa trưa. Những loại cá giàu DHA và EPA như: cá thu, cá mòi, cá trích giúp cải thiện lưu thông má.u, giảm cholesterol, ngăn ngừa huyết khối và bảo vệ sức khỏe tim mạch. Đây cũng là lý do ông vẫn giữ được trí nhớ tốt và tinh thần minh mẫn.
5. Bổ sung thực phẩm giàu folate
Folate (axit folic) là một dưỡng chất thiết yếu giúp giảm nguy cơ sa sút trí tuệ, đột quỵ và trầm cảm.
GS Kagawa thường xuyên tiêu thụ các loại thực phẩm giàu folate như: rau xanh, yến mạch, đậu gà và các loại hạt. Ông cũng khuyến khích sử dụng rong biển và đậu nành, hai món ăn truyền thống của người Nhật vốn rất giàu folate.
Câu chuyện của GS Kagawa là lời nhắc nhở rằng, tuổ.i già không nhất thiết gắn liền với bệnh tật và sự phụ thuộc. Bí quyết nằm ở việc duy trì thói quen sống lành mạnh, chế độ ăn uống cân bằng và tinh thần lạc quan.
Làm những điều này vào mùa đông, bạn sẽ tránh được nguy cơ đột quỵ
Khi trời lạnh, nhiều người thường ít chú ý đến việc kiểm soát huyết áp vào mùa đông so với mùa hè.
Theo thông tin từ Bệnh viện Tim Hà Nội, khi thời tiết chuyển lạnh, số lượng bệnh nhân đến khám ngoại trú tăng đáng kể, chủ yếu do các bệnh lý như tăng huyết áp và đột quỵ. Nguyên nhân là do trời lạnh gây co mạch, dẫn đến tăng huyết áp. Đáng lưu ý, nhiều người thường ít chú ý đến việc kiểm soát huyết áp vào mùa đông so với mùa hè.
(Ảnh minh họa).
Mặc dù bản thân thời tiết lạnh không phải yếu tố trực tiếp gây đột quỵ, nhưng sự thay đổi nhiệt độ đột ngột và tình trạng nhiễm lạnh lại làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh.
Những người có tiề.n sử bệnh lý như đái tháo đường, tăng huyết áp, mỡ má.u cao, rối loạn nhịp tim, thừa cân béo phì hoặc hút thuố.c l.á cần đặc biệt lưu ý trong mùa đông để tránh đột quỵ. Sự khắc nghiệt của thời tiết kết hợp với việc quên dùng thuố.c có thể làm cho các yếu tố nguy cơ trở nên khó kiểm soát hơn.
Xử lý đúng cách khi có dấu hiệu đột quỵ
Khi nghi ngờ ai đó bị đột quỵ, cần đặt họ vào tư thế an toàn và không cho uống thuố.c hay bất kỳ loại đồ uống nào, vì người bệnh có thể bị rối loạn nuốt, dễ dẫn đến sặc.
Ngay lập tức gọi cấp cứu 115 hoặc đưa người bệnh đến bệnh viện gần nhất để tận dụng "giờ vàng" trong điều trị, giúp giảm thiểu nguy cơ biến chứng nghiêm trọng.
Theo bác sĩ Đoàn Dư Mạnh, Hội Bệnh Mạch má.u Việt Nam, mùa lạnh là thời điểm tỷ lệ đột quỵ tăng từ 20-30% so với các mùa khác, đặc biệt ở người cao tuổ.i và những người có bệnh nền như cao huyết áp, tiểu đường, hoặc bệnh tim mạch.
Cách phòng tránh đột quỵ:
Thời tiết lạnh khiến cơ thể dễ mất nhiệt, kích thích cơ chế co mạch để bảo vệ các cơ quan quan trọng, làm tăng áp lực má.u và nguy cơ đột quỵ.
Mặc đủ ấm: Chú trọng các vùng dễ mất nhiệt như cổ, tay, chân và ngực. Mặc nhiều lớp quần áo giúp giữ nhiệt tốt hơn.
Giữ ấm bàn chân: Đây là nơi dễ mất nhiệt nhất, nên đeo tất khi ngủ để tránh thất thoát nhiệt, giúp ổn định huyết áp vào ban đêm.
Tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột: Khi ra ngoài từ nhà ấm, nên mặc thêm áo khoác hoặc đứng ở nơi trung gian để cơ thể quen với sự thay đổi nhiệt độ, tránh sốc nhiệt.
Kiểm soát huyết áp và đường huyết: Mùa lạnh là thời điểm huyết áp và đường huyết dễ tăng do cơ chế co mạch và sự thay đổi trong chuyển hóa của cơ thể.
Theo dõi sức khỏe thường xuyên: Sử dụng máy đo huyết áp tại nhà, duy trì mức huyết áp dưới 120/80 mmHg.
Chế độ ăn uống lành mạnh: Hạn chế muối, đường và chất béo bão hòa. Những thay đổi nhỏ trong khẩu phần ăn hàng ngày sẽ giúp kiểm soát huyết áp và đường huyết hiệu quả.
Lời khuyên từ bác sĩ: Cẩn thận giữ ấm và theo dõi sức khỏe thường xuyên là cách tốt nhất để bảo vệ tim mạch và hệ thần kinh trong mùa lạnh, đặc biệt với người cao tuổ.i và những người có bệnh nền.
Nên ăn bao nhiêu thịt đỏ mỗi ngày? Ăn quá nhiều thịt đỏ là yếu tố nguy cơ của một số bệnh như mỡ má.u cao, tim mạch, ung thư, đặc biệt là ung thư đại trực tràng. Thịt đỏ giàu chất dinh dưỡng nhưng cũng có thể gây hại nếu sử dụng quá nhiều. Ảnh: Freepik. Theo định nghĩa của Hội Phòng chống Ung thư Quốc tế và Viện Nghiên...