Giáo sư Nguyễn Tài Thu, bậc thầy châm cứu, qua đời
Giáo sư Nguyễn Tài Thu, Chủ tịch Hội Châm cứu Việt Nam, qua đời sáng 14/2, mùng 3 Tết, hưởng thọ 90 tuổi.
Theo thông tin từ gia đình, Giáo sư Nguyễn Tài Thu, Chủ tịch Hội Châm cứu Việt Nam, đã qua đời sáng 14/2, mùng 3 Tết, hưởng thọ 90 tuổi.
Giáo sư Nguyễn Tài Thu sinh ngày 4/6/1931 tại thôn Kim Hoàng, xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, Hà Nội. Ông là bác sĩ nổi tiếng ở Việt Nam và thế giới trong lĩnh vực đông y, đặc biệt về châm cứu chữa bệnh. Ông được phong tặng danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân và Anh hùng Lao động của Việt Nam.
Đương thời ông giữ chức Phó chủ tịch Hội Châm cứu thế giới, Chủ tịch Hội Châm cứu Việt Nam và Chủ tịch Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam. Ông có quan hệ về khoa học kỹ thuật với 38 nước trên thế giới, là Giáo sư, Tiến sĩ danh dự của 16 trường đại học nước ngoài.
Video đang HOT
GS. Nguyễn Tài Thu là cây đại thu trong lĩnh vực châm cứu tại Việt Nam
Năm 1952 khi ông sang Trung Quốc học châm cứu. Trở về Việt Nam, GS Thu đã góp công lớn làm hưng thịnh lại lĩnh vực châm cứu. Đầu những năm 1980, Bộ Y tế ra quyết định thành lập Viện Châm cứu Việt Nam, đến năm 2003 đổi tên là Bệnh viện Châm cứu trung ương. GS Thu đã làm việc tại đây ở vị trí viện trưởng, sau này là giám đốc bệnh viện đến năm 2007.
Khi còn sống, Giáo sư Nguyễn Tài Thu luôn tâm huyết, châm cứu là phương pháp điều trị y học cổ truyền không tốn kém chi phí, không đòi hỏi trang thiết bị hiện đại, mang đến hiệu quả cao, điều trị nhiều bệnh lý cấp tính và mạn tính. Đó cũng chính là lý do Giáo sư khởi xướng trường phái Tân châm và đi theo y học cổ truyền, ứng dụng tinh hoa dân tộc.
GS Thu và các đồng sự cũng đã đi Pháp, Nga và nhiều nước giảng dạy và thành lập cơ sở điều trị châm cứu, làm rạng danh lĩnh vực châm cứu của Việt Nam.
Đến cuối đời, GS tiếp tục cống hiến thông qua hoạt động tại Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam, ông cũng là phó chủ tịch Liên đoàn Châm cứu thế giới.
Gia đình giáo sư cho biết tang lễ sẽ được tổ chức tại Nhà tang lễ quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội.
Nữ giáo sư cả đời nghiên cứu vaccine
Giáo sư, tiến sĩ Huỳnh Thị Phương Liên là người mang công nghệ sản xuất vaccine viêm não Nhật Bản về Việt Nam, nhận danh hiệu Anh hùng lao động chiều 19/1.
Giáo sư, tiến sĩ Huỳnh Thị Phương Liên, 81 tuổi, đã có 112 công trình khoa học công bố trên các tạp chí khoa học trong và ngoài nước, tham gia 12 đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước. Trong đó, thành tựu nổi bật nhất của giáo sư Liên là sản xuất ba loại vaccine tả, thương hàn (TAB) và vaccine phòng chống đậu mùa trong kháng chiến chống Mỹ.
Gần đây nhất, bà tiếp nhận chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine viêm não Nhật Bản thế hệ một, giúp Việt Nam tự chủ được công nghệ sản xuất và đưa vaccine vào chương trình tiêm chủng mở rộng năm 1997. Viêm não Nhật Bản là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus, là nguyên nhân hàng đầu gây viêm não và tàn tật thần kinh do virus. Nhờ đó, tỷ lệ mắc bệnh giảm, giảm tỷ lệ chết và di chứng thần kinh. Hiện tỷ lệ mắc chỉ còn 5-10%. Đây cũng là vaccine đầu tiên được Việt Nam xuất khẩu ra nước ngoài, trung bình hơn 5,4 triệu liều sang Ấn Độ.
Từ 2006, bà nghiên cứu sản xuất vaccine viêm não Nhật Bản thế hệ thứ hai, sử dụng công nghệ vaccine bất hoạt trên tế bào vero thay thế cho công nghệ cũ đã lạc hậu và bộc lộ nhiều hạn chế. Vaccine bất hoạt được chế tạo từ vi sinh vật đã bị giết chết nhưng vẫn giữ được khả năng gây miễn dịch cho cơ thể. Việt Nam là nước thứ 4 trên thế giới có công nghệ này, sau Áo, Nhật Bản và Trung Quốc. Năm 2018, vaccine viêm não Nhật Bản thế hệ thứ hai đã hoàn thành thử nghiệm lâm sàng ba giai đoạn, sắp được đưa ra thị trường.
Chia sẻ với VnExpress , giáo sư Liên cho biết: "Tôi chưa từng nghĩ phấn đấu trở thành Anh hùng lao động". 54 năm làm nghề, bà chỉ miệt mài với các nghiên cứu về vaccine, virus, các nghiên cứu cứ nối tiếp nhau. Với giáo sư Liên, sự đền đáp lớn nhất là khi vaccine được tiêm chủng rộng rãi trên trẻ em từ một đến năm tuổi, giảm gánh nặng bệnh tật cho đất nước, giá thành rẻ, dễ tiếp cận nhiều người và thậm chí xuất khẩu.
Giáo sư Liên giới thiệu về vaccicne viêm não Nhật Bản thế hệ thứ hai. Ảnh: Minh Quyết.
Giáo sư Liên hiện là chuyên gia cao cấp của Công ty Vabiotech, một trong bốn đơn vị tham gia nghiên cứu vaccine Covid-19. Bà không trực tiếp tham gia quá trình nghiên cứu và sản xuất vaccine, song sẵn sàng tư vấn, chia sẻ các kiến thức về nghiên cứu virus và sản xuất vaccine.
Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Bộ Y tế, đánh giá: "Trong suốt quá trình công tác, thầy thuốc nhân dân, giáo sư, tiến sĩ Huỳnh Thị Phương Liên đã luôn phấn đấu, nỗ lực với sự say mê và tinh thần trách nhiệm".
Xúc cảm đặc biệt của học sinh trường Xuân Phương khi hết cách ly ngày mùng 3 Tết Sáng 14/2, Thúy An cùng 90 người khác trong Trường Tiểu học Xuân Phương trở về nhà, kết thúc 14 ngày cách ly. 6h mùng 3 Tết (14/2), 91 người gồm học sinh, giáo viên, phụ huynh Trường Tiểu học Xuân Phương được trở về nhà sau đúng 14 ngày cách ly chống dịch. Gỡ bỏ cách ly tại Trường Tiểu học Xuân...