Giáo sư Mỹ: ‘Có khả năng chúng ta đang sống trong giả lập’
Theo giáo sư làm việc tại Đại học Columbia, có 50% khả năng nhân loại chỉ là một môi trường giả lập của nền văn minh tiên tiến hơn.
Ý tưởng thế giới giả lập xuất hiện trong series phim điện ảnh The Matrix được một số nhà khoa học nghiên cứu nghiêm túc. Theo bài viết trên Scientific American, Giáo sư thiên văn học David Kipping của Đại học Columbia cho rằng có đến 50% khả năng con người đang sống trong môi trường ảo.
Giả thuyết này khởi nguồn vào năm 2003, trong bài báo khoa học nổi tiếng của triết gia Nick Bostrom đến từ Đại học Oxford. Ông cho rằng thực tại của chúng ta chỉ là một mô phỏng trên máy tính của nền văn minh tiên tiến nào đó.
Có phải toàn bộ cuộc sống của chúng ta chỉ là một mô hình giả lập? Ảnh: Futurism.
Theo Nick Bostrom, có ít nhất một trong 3 mệnh đề sau đây đúng: các nền văn minh thường tuyệt chủng trước khi có khả năng phát triển được mô phỏng thực tế; các nền văn minh tiên tiến thường không quan tâm đến việc tạo ra các mô phỏng thực tế; gần như chắc chắn chúng ta đang sống bên trong một mô phỏng máy tính.
Video đang HOT
Giờ đây, nhà thiên văn học David Kipping đã xem xét kỹ những mệnh đề này – còn được gọi là “bộ ba bất khả thi” của Bostrom – và cho rằng về cơ bản có 50% khả năng chúng ta đang sống trong một thế giới mô phỏng.
Kipping đã thu gọn 2 mệnh đề đầu tiên thành một. Ông lập luận rằng cả 2 đều dẫn đến cùng một kết quả: chúng ta không sống trong mô phỏng.
Sử dụng phương pháp Suy luận Bayes, là một kiểu suy luận thống kê, trong đó các quan sát hay bằng chứng được dùng để cập nhật hoặc suy luận ra xác suất đúng của giả thuyết.
“Bạn chỉ cần gán một xác suất tiên nghiệm cho mỗi mô hình này”, Kipping nói với Scientific American. “Chúng tôi dùng nguyên tắc trung lập, đây là giả định mặc định khi bạn không có bất kỳ dữ liệu nào hoặc khuynh hướng nào”.
Kipping cho rằng càng nhiều lớp thực tế được ghép nối trong một mô phỏng (như nhiều lớp vỏ của búp bê Nga) thì càng cần ít tài nguyên của máy tính khổng lồ dùng để giả lập.
Sau khi tính toán, nhà thiên văn học này kết luận có khoảng 50% khả năng một trong 2 giả thuyết là đúng. Tức cơ hội thế giới chúng ta đang sống là mô hình giả lập của nền văn minh tiên tiến nào đó là 50-50.
Nếu con người tạo ra được một mô phỏng như vậy thì viễn cảnh sẽ thay đổi hoàn toàn. “Ngày chúng tôi phát minh ra công nghệ đó, tỷ lệ cược sẽ tăng từ 50% lên đến gần như chắc chắn chúng ta không có thật”, Kipping cho biết.
Không chỉ có các nhà khoa học, một số nhân vật nổi tiếng cũng từng nghi ngờ thực tại của con người. Trong hội nghị Recode 2016, Elon Musk – nhà sáng lập Tesla và SpaceX – cho rằng “xác suất chúng ta đang sống trong thế giới nguyên bản là một trên một tỷ”.
Vòng tròn kỳ lạ của cỏ sa mạc
Vòng tròn cổ tích là dạng phát triển kỳ lạ của thực vật. Có thể giải thích sự tồn tại của vòng tròn cổ tích bằng giả thuyết của nhà toán học người Anh Alan Turing từ năm 1952.
Những vòng tròn cổ tích trên sa mạc Namib.
Vào năm 1952, Alan Turing đề xuất khái niệm hình mẫu Turing. Ông đưa ra quan điểm rằng, động lực học của một số hệ thống đồng nhất có thể dẫn đến sự hình thành các hình mẫu ổn định, nếu như các hệ thống ấy bị rối nhiễu, chẳng hạn như các vạch trên da ngựa vằn. Thứ "trật tự từ rối nhiễu" ấy trở thành cơ sở lý thuyết cho mọi vẻ bên ngoài lạ kỳ, lặp đi lặp lại trong thế giới tự nhiên.
Nhiều thập kỷ sau, các nhà khoa học vẫn luôn phát hiện những ví dụ của hiện tượng này tại những địa điểm khác thường. Một ví dụ mới nhất về hình mẫu Turing là cái gọi là vòng tròn cổ tích - dạng phát triển kỳ lạ của cỏ sa mạc, xung quanh những khoảng đất trống hình tròn. Lần đầu tiên người ta quan sát thấy những vòng tròn cổ tích trên sa mạc Namib ở phía Nam châu Phi.
Từ lâu, các nhà khoa học đã thử tìm lời giải thích cho những cấu trúc khác thường này. Lúc ban đầu, xuất hiện quan điểm cho rằng, những vòng tròn kỳ lạ này là kết quả hoạt động của các đàn mối sống dưới đất sa mạc.
Tuy nhiên sau này, việc phát hiện thêm những cấu trúc tương tự ở những khu vực vắng người tại Australia đã khiến quan điểm này không còn đứng vững. Một số ý kiến khác cũng cho rằng, các vòng tròn cổ tích là kết quả của sự thích nghi của thực vật, nhằm sử dụng tối ưu nhất trữ lượng nước hạn chế trong môi trường khô cằn.
Tuy nhiên hóa ra, đây dường như là một trong những ví dụ về hình mẫu Turing. Mặc dù, không có nhiều chứng cớ thực nghiệm khẳng định giả thuyết này, nhưng đây là sự giải thích thực tế.
"Có sự mất cân bằng lớn giữa các mô hình lý thuyết về thực vật, giả thiết tiên nghiệm cho các mô hình đó và sự thiếu vắng các chứng cớ thực nghiệm cho rằng các quá trình được mô hình hóa là đúng đắn từ góc nhìn môi trường" - nhà khoa học Stephan Getzin ở ĐH Gottingen (Đức) cho biết.
Nhóm của Stephan Getzin đã sử dụng thiết bị bay tự động (drone) để nghiên cứu các vòng tròn cổ tích ở gần thành phố Newman (Australia). Theo như giả thiết ban đầu, cỏ thuộc hệ thống các vòng tròn cổ tích dựa trên các hình mẫu Turing lưu giữ được độ ẩm nhiều hơn và sống khỏe hơn so với các loại cỏ khác.
Các nhà khoa học cho rằng, các loại cỏ tạo thành vòng tròn cổ tích phát triển cùng nhau trong phương thức hợp tác, điều chỉnh môi trường xung quanh để tồn tại tốt hơn trong hệ sinh thái khô cằn.
Vẻ đẹp kỳ lạ của Thổ tinh Kính viễn vọng Hubble cung cấp những bức ảnh tuyệt đẹp về Thổ tinh khi nó nằm ở vị trí quan sát rõ ràng nhất trong năm. NASA vừa công bố những bức ảnh tuyệt đẹp về sao Thổ và vành đai, được chụp bằng kính viễn vọng Hubble. Đây là một phần dự án Di sản ngoài hành tinh (OPAL) của cơ...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Cơ trưởng sơ tán hành khách khẩn cấp khi đọc tờ ghi chú trong nhà vệ sinh

Nữ bác sĩ tiêm botox nửa khuôn mặt để chứng minh tác hại của cách làm đẹp này

30 bức ảnh đường phố tuyệt đẹp khiến bạn thấy cuộc sống này thật phi thường

Cảnh 'lạ' ở Quảng Ninh: Nhiều người lái xe tiền tỷ đi bán hàng rong

Tranh cãi quán cà phê 'vườn thú người' ở Thái Lan

Mở cốp xe máy, người phụ nữ sốc nặng khi thấy thứ đáng sợ

Chật vật cảnh vợ chồng già U80 nuôi con gái 5 tuổi

Đang đi bộ, người dân có phát hiện rùng rợn chưa từng thấy dưới giếng sâu

Không phải đà điểu, đây mới là loài chim sở hữu đôi chân dài so với tỷ lệ cơ thể

Tìm thấy chó thất lạc hơn 500 ngày trên đảo Úc

'Rồng biển' khổng lồ lộ diện từ lòng suối ở Mississippi

Nhặt được cá thể cu li cực kỳ quý hiếm ở ven đường
Có thể bạn quan tâm

Con gái minh tinh Hollywood công khai gia nhập 'giới cầu vồng', visual cỡ nào?
Sao âu mỹ
23:20:55 30/04/2025
Nữ nghệ sĩ cực viral sau lễ diễu binh, diễu hành 30/4, xem video xong ai cũng rưng rưng nghẹn ngào
Sao việt
23:06:00 30/04/2025
Nam ca sĩ tuổi 52 tái hôn với tình trẻ
Sao châu á
22:57:10 30/04/2025
Cận cảnh sedan hạng sang Hongqi H9 thế hệ mới vừa ra mắt
Ôtô
22:30:33 30/04/2025
Hàng 'hot' Yamaha 135LC Fi 2025 nhập khẩu về Việt Nam, giá không rẻ
Xe máy
22:21:47 30/04/2025
3 con giáp ôm trọn 300 tỷ vào ngày 30/4/2025, bản mệnh dát vàng, mua nhà sắm xe, làm gì cũng thuận, sung túc đủ đầy
Trắc nghiệm
22:17:33 30/04/2025
Microsoft cảnh báo sẽ khởi kiện nếu bị yêu cầu ngừng dịch vụ đám mây tại châu Âu
Thế giới
22:16:08 30/04/2025
Biển người đổ về phố đi bộ Nguyễn Huệ vui chơi trong tối 30/4
Tin nổi bật
21:31:47 30/04/2025
Họa tiết hoa lá trong tủ đồ mùa hè
Thời trang
21:18:32 30/04/2025
Na tra 2 thu 53k tỷ, hé lộ thời điểm ra mắt phần 3, danh tính đạo diễn gây sốt
Phim châu á
20:55:58 30/04/2025