Giáo sư Hoàng Tụy: Kỳ thi cho ta nhiều hy vọng

Theo dõi VGT trên

GS Hoàng Tụy là người luôn đau đáu quan tâm đến những bước đi đổi mới giáo dục, vậy nên khi đặt vấn đề xin được hỏi những nhận định của ông về kỳ thi THPT quốc gia 2015 được tổ chức vừa qua, câu đầu tiên ông nói: “Tôi vừa gửi thư chúc mừng ông Bộ trưởng về những thắng lợi của kỳ thi.

GS Hoàng Tụy: “Kỳ thi THPT quốc gia năm 2015 chứng tỏ ngành Giáo dục đã đi đúng hướng và thực hiện thành công bước đi đột phá đầu tiên trong tiến trình đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT. Tôi cho rằng kỳ thi THPT quốc gia vừa qua được thiết kế hợp lý, theo hướng đổi mới, tiến bộ. Dù việc thực hiện có một số hạn chế, thiếu sót khó tránh rồi sẽ phải rút kinh nghiệm cho năm sau, nhưng nhìn chung suôn sẻ, có thể coi là bước đầu thắng lợi, trả lại niềm tin và hy vọng cho công cuộc đầy gian nan chấn hưng và cải cách giáo dục.

Kỳ thi THPT quốc gia được thiết kế tốt và diễn ra suôn sẻ, thành công

Để đán.h giá về kỳ thi THPT quốc gia đầu tiên được tổ chức năm 2015, Giáo sư sẽ bắt đầu từ đâu?

- Theo tôi, muốn thấy được đầy đủ các mặt đổi mới, tiến bộ của kỳ thi THPT quốc gia 2015, trước hết phải nhìn lại cách thi cử của chúng ta một thời gian dài trước đây.

Hẳn mọi người còn nhớ những năm trước mỗi mùa thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ không chỉ học sinh mà cả phụ huynh, toàn xã hội đều vất vả lo lắng, y như thể cả nước cùng đi thi vậy. Ở các nước Á Đông như Hàn Quốc, Trung Quốc, cách thi của họ nhẹ nhàng hơn ta mà dân họ còn kêu trời về cái họ gọi là “địa ngục thi cử” thì đủ biết nạn thi cử ở ta khổ sở như thế nào.

Trước đây, thường có quan niệm cho rằng thi tốt nghiệp thì phải thi tất cả các môn. Để tránh học lệch, môn nào có học đều phải thi, cho nên thực tế là thi hầu hết các môn. Số ít những môn không thi thì thay đổi theo năm và chỉ được biết mấy tháng trước ngày thi.

Cho nên hằng năm, sau khi Bộ GD&ĐT công bố danh sách những môn thi tốt nghiệp thì các trường chỉ tập trung dạy và học các môn đó, gần như bỏ hẳn các môn khác, dẫn đến việc học càng lệch hơn. Và lại vì chỉ có mấy ngày thi mà kết quả quyết định cả công lao 12 năm đèn sách, cho nên tính rủi ro cao, học tài thi phận không phải là chuyện quá hiếm, tạo nên áp lực tinh thần và thêm một lý do dẫn đến nhiều cách đối phó tiêu cực của thí sinh (và cả phụ huynh, thầy giáo, trong một số trường hợp).

Cái cảnh gần đến ngày thi các máy sao chụp hoạt động hết công suất để sản xuất các loại phao, rồi thi xong sân trường thi trắng phao vứt lại. Những chuyện đáng xấu hổ đó cứ tái diễn hằng năm. Thi tốn kém, vất vả như vậy mà thường chỉ trượt một số rất ít quá kém, số này thật ra đâu cần thi gì, chỉ dựa vào kết quả học tập năm cuối phổ thông cũng loại ra được ngay. Thật phi lý!

Căng thẳng nữa là một tháng tiếp sau kỳ thi tốt nghiệp THPT lại có mấy đợt thi “3 chung” vào đại học, cao đẳng. Suốt tháng đó, thí sinh các nơi đổ về mấy thành phố lớn, chui vào luyện thi trong những lớp học đông đúc chật chội đến nghẹt thở trong không khí nắng nóng oi bức.

Thi kiểu đó vô tình tạo ra hoặc chí ít cũng khuyến khích cách dạy và học lệch lạc, chỉ cốt học để thi cho đỗ, để có được mảnh bằng. Với tâm lý học vì mảnh bằng là chủ yếu chứ đâu phải học để biết, để hiểu, để rèn luyện nhân cách thì làm sao có thể bảo đảm trung thực, nói gì đến phát triển tư duy phê phán, đầu óc sáng tạo – những phẩm chất tối cần thiết mà mọi nền giáo dục tiến bộ phải hướng tới trong thời đại ngày nay.

Đại khái thi cử nhiều năm trước là vậy. Có thấy rõ tính chất lạc hậu và những sự lãng phí vô lối của cách thi đó mới hiểu hết sự cần thiết cấp bách phải đổi mới thi cử và mới đán.h giá đúng ý nghĩa cuộc đổi mới thi cử năm nay đối với cả tiến trình cải cách giáo dục.

Khi đặt vấn đề đổi mới căn bản, toàn diện GD – ĐT, Giáo sư thường phê phán cách thi tốt nghiệp trước đây. Vậy nên quan niệm học và thi, nhất là thi tốt nghiệp, như thế nào mới đúng, mới thích hợp?

- Đây đúng là vấn đề cơ bản. Nếu sai ngay từ quan niệm thì thất bại là khó tránh khỏi. Cho nên trước hết phải có quan niệm đúng đắn về học và thi, hay nói trang trọng một chút là triết lý thi cử trong triết lý giáo dục.

Thi tức là kiểm tra chất lượng học tập, thi tốt nghiệp là kiểm tra chất lượng đào tạo lần cuối trước khi ra trường. Cũng giống như kiểm tra sản phẩm của xí nghiệp trước khi xuất xưởng.

Sản phẩm của một xí nghiệp gồm có nhiều chi tiết, bộ phận, mỗi cái được làm ra trong phân xưởng tương ứng rồi tập hợp lại, lắp ráp thành sản phẩm hoàn chỉnh để xuất xưởng. Mỗi chi tiết, mỗi bộ phận sau khi làm ra ở phân xưởng nào đều phải kiểm tra chất lượng ngay ở đó. Đến khi lắp ráp thành sản phẩm cuối cùng, chỉ cần xem việc lắp ráp có vấn đề gì không, chứ không ai đến lúc đó còn nhặt riêng từng chi tiết, bộ phận ra để kiểm tra lại chất lượng lần nữa.

Việc học tập trong nhà trường cũng tương tự như vậy. Một cấp học hay một quy trình đào tạo gồm nhiều nội dung, nhiều học phần. Mỗi học phần học đến đâu phải kiểm tra nghiêm túc đến đấy. Đến khi xét tốt nghiệp để cho ra trường, nếu có thi thì cũng chỉ cần một cuộc thi để kiểm tra tổng quát giống như kiểm tra khâu lắp ráp khi cho xuất xưởng. Nếu thi tốt nghiệp mà phải thi tất cả hay hầu hết các môn như ta trước đây thì có khác gì khi lắp ráp thành phẩm mà nhặt lại từng chi tiết, bộ phận để kiểm tra chất lượng lần nữa.

Video đang HOT

Cho nên giải pháp đúng đắn là: Kiểm tra, thi từng học phần nghiêm túc trong suốt quá trình học. Khi kết thúc, nếu đã đạt yêu cầu với từng học phần thì được tốt nghiệp, không phải thi tốt nghiệp; hoặc chỉ cần một kỳ thi tốt nghiệp nhẹ nhàng để kiểm tra thu nhận tổng hợp qua cả quá trình học tập 12 năm (ví dụ bảo vệ một tiểu luận nhỏ, như tại nhiều trường phổ thông ở các nước phát triển). Khác hẳn cách học ở ta: trong suốt quá trình học thì coi nhẹ kiểm tra, đến cuối quá trình thì thi dồn dập, căng thẳng, thi từng học phần đã học trong một thời gian ngắn.

Vậy Giáo sư đán.h giá như thế nào về kỳ thi THPT quốc gia năm 2015?

- Theo tôi Kỳ thi THPT quốc gia năm nay đã thật sự đổi mới. Nhờ dựa trên quan niệm đúng đắn về thi cử nên tổ chức kỳ thi gọn nhẹ, tiết kiệm, giảm thiểu rủi ro cho thí sinh và tạo điều kiện thúc đẩy việc dạy và học theo hướng lành mạnh, tiến bộ, tích cực.

Một thay đổi lớn là thay cho hai kỳ thi riêng biệt cách nhau một tháng, nay gộp lại chỉ còn một kỳ thi duy nhất, vừa để xét tốt nghiệp THPT vừa để xét tuyển vào đại học, cao đẳng. Chỉ riêng điều này đã tiết kiệm được một khối lượng lớn công sức, tiề.n của cho xã hội và Nhà nước. Bớt một kỳ thi là bớt biết bao công việc căng thẳng và tốn kém từ khâu ra đề thi, tổ chức thi, chấm thi, rồi công bố kết quả cho hàng triệu thí sinh. Chỉ nguyên cái việc ra đề thi và đảm bảo bí mật cũng đã quá vất vả, chưa nói việc di chuyển của hàng triệu con người trong một thời gian ngắn ở từng địa bàn hẹp. Cho nên việc rút gọn chỉ còn một kỳ thi là một cải tiến lớn.

Thật ra cái ý tưởng rút gọn này đã có từ nhiều năm trước, nhưng bây giờ mới thực hiện được. Vấn đề phức tạp ở chỗ thi tốt nghiệp và thi tuyển vào đại học có những yêu cầu rất khác nhau, không dễ kết hợp được trong một kỳ thi duy nhất. Nếu làm không tốt, không đúng, sẽ còn tai hại hơn là cứ để hai kỳ thi như cũ.

Rất may là kỳ thi THPT quốc gia vừa qua đã giải quyết được mắc mứu đó, để có một kỳ thi “hai trong một” thành công. Mấu chốt của sự cải tiến này là dựa vào tư duy đổi mới về thi tốt nghiệp THPT như đã nói ở trên. Nếu cứ thi tốt nghiệp kiểu cũ, nghĩa là thi hầu hết các môn và hoàn toàn không chú ý gì đến thành tích học tập của thí sinh ở trường, thì đúng là không cách nào vừa thi như thế lại vừa kết hợp phục vụ sự tuyển chọn vào đại học, cao đẳng. Nhưng nhờ thay đổi quan niệm, coi thành tích học tập ở phổ thông cũng là một căn cứ khi xét tốt nghiệp, và thi tốt nghiệp chỉ cần kiểm tra một số môn cơ bản.

Do đó, để cuộc thi có thể giúp các đại học có thông tin phục vụ việc tuyển chọn thì ngoài các môn cơ bản, cho thí sinh được tự chọn nhiều môn thi phù hợp với năng lực sở trường để tổ hợp thành các nhóm môn theo yêu cầu xét tuyển của từng khối ngành đại học.

Cách thiết kế kỳ thi THPT quốc gia như thế rất hợp lý. Khâu tổ chức thực hiện cũng khá suôn sẻ, tuy không tránh khỏi một số hạn chế, thiếu sót mà rồi đây Bộ GD&ĐT sẽ phải rút kinh nghiệm cho năm sau. Nhưng cơ bản đây là một thành công đáng kể, một thắng lợi quan trọng bước đầu trong trận đán.h lớn của ngành Giáo dục, như lời ông Bộ trưởng đã nói khi phát động cuộc đổi mới toàn diện, cơ bản nền giáo dục.

Nhiều người cho rằng khâu sử dụng kết quả kỳ thi THPT Quốc gia để tuyển sinh ĐH-CĐ rắc rối quá. Tôi nghĩ đối với các đại học thì kiểu thi cũ với mấy đợt thi 3 chung có thể dễ hơn cho việc sử dụng để tuyển sinh, nhưng đối với thí sinh và xã hội lại căng thẳng và tốn kém quá mức cần thiết. Nay tất cả gộp lại trong một kỳ thi duy nhất, đương nhiên cách sử dụng để tuyển sinh ĐH-CĐ phải phức tạp hơn, nhưng thí sinh và xã hội đỡ căng thẳng và tiết kiệm được nhiều công sức, tiề.n của. Thế thì cái giá phải trả để đỡ cho thí sinh và xã hội một gánh nặng như vậy chẳng có gì quá đáng.

Khâu đột phá thi cử bước đầu thắng lợi

Giáo sư Hoàng Tụy: Kỳ thi cho ta nhiều hy vọng - Hình 1

GS Hoàng Tụy: Bộ trưởng Phạm Vũ Luận từng ví đổi mới giáo dục giống như một trận đán.h lớn. Tôi cho rằng, kỳ thi này là thắng lợi đáng kể, tuy chỉ mới là bước đầu. Dù sao, khâu đột phá đã tạo được niềm tin.

Kết thúc kỳ thi THPT quốc gia, vẫn có những quan điểm khác nhau về cụm thi địa phương và cụm thi do trường ĐH chủ trì. Giáo sư có thể cho biết quan điểm của mình về vấn đề này?

- Nếu tôi hiểu đúng thì các cụm thi địa phương là dành cho các thí sinh chỉ cần thi tốt nghiệp chứ không định dự thi tuyển ĐH, CĐ. Các thí sinh định dự tuyển ĐH, CĐ thì phải thi ở các cụm thi do các ĐH chủ trì.

Việc này không phải không có lý vì kinh nghiêm trước đây cho thấy các hội đồng thi ở địa phương thường chịu áp lực chạy theo thành tích nhiều hơn các đại học.

Tuy nhiên quy định chỉ điểm thi ở các Hội đồng thi do ĐH chủ trì mới có giá trị xét tuyển đai học thì quá cứng nhắc, dễ đưa đến suy diễn không đúng là các hội đồng do các địa phương phụ trách không đáng tin cậy bằng các hội đồng do các đại học chủ trì.

Đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT chọn thi cử là khâu đột phá, theo Giáo sư, kỳ thi này đã thực hiện được sứ mệnh “đột phá” của mình?

- Sau nhiều năm rút kinh nghiệm, thu nhận ý kiến đóng góp của toàn xã hội, Đề án đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT đã chọn lấy cải cách thi cử làm khâu đột phá. Nếu cải cách thi cử thành công sẽ tác động tích cực tới việc việc giảng dạy, học tập, khắc phục dần xu hướng học vẹt, học chỉ cốt để thi và có bằng.

Khi ngành Giáo dục chọn thi cử là khâu đột phá để cải cách, nhiều người băn khoăn, cho rằng cái chính cần đổi mới trước hết phải là chương trình và SGK.

Đúng là chương trình và SGK là một khâu quan trọng quyết định chất lượng giáo dục. Tuy nhiên đổi mới chương trình và SGK là việc lâu dài, đương nhiên phải xúc tiến nghiên cứu ngay, nhưng phải có thời gian, ít nhất một vài năm nữa mới ra được chương trình và SGK đổi mới có thể áp dụng đại trà, trong khi đó đổi mới thi cử là đòi hỏi cấp bách để thay đổi động cơ, phương pháp dạy và học thì lại có thể tiến hành ngay, không cần đợi đổi mới chương trình và SGK.

Như mọi người đều thấy, kiểu thi cử của ta vừa lạc hậu, vừa rất lãng phí công sức và tiề.n của, cần đổi mới để sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực dành cho phát triển giáo dục. Vả lại, đổi mới thi cử gắn liền với đổi mới tư duy giáo dục về thái độ, phương pháp dạy và học, điều này rất cần để tạo đà cho toàn bộ công cuộc cải cách giáo dục. Có xây dựng được thái độ, phương pháp dạy và học đúng đắn thì mới tiếp thu, sử dụng tốt chương trình và SGK đổi mới sau này.

Vậy theo Giáo sư, sau kỳ thi này, việc tiếp theo cần làm sẽ là gì?

- Trước hết, Bộ cần lắng nghe ý kiến của dư luận về các hạn chế và thiếu sót của kỳ thi đổi mới để rút kinh nghiệm, năm sau có một kỳ thi càng tốt hơn nữa.

Thứ hai, sau thành công đổi mới thi cử điều xã hội đang mong và kỳ vọng là đổi mới chương trình và sách giáo khoa. Khâu này sẽ động chạm rất nhiều vấn đề về tư duy, quan niệm, cách làm, tất cả đều cần suy nghĩ đổi mới.

Theo tôi biết, Bộ GD&ĐT đang tích cực chuẩn bị. Tôi có góp ý kiến là không nên lẳng lặng chuẩn bị, xong hết rồi mới công bố, mà nên có những hình thức khơi gợi các nhà giáo và nhà khoa học tham gia phát biểu, góp ý kiến trong quá trình chuẩn bị. Việc này cần thiết, thậm chí là rất quan trọng. Chẳng hạn vừa rồi tôi có được đọc bộ sách về văn (đến lớp 6) của nhóm Cánh Buồm, gợi ra rất nhiều vấn đề hay và lý thú, bổ ích.

Xin trân trọng cảm ơn Giáo sư về cuộc trao đổi!

Phổ điểm THPT quốc gia 2015 “nói” gì? “Phổ điểm của kỳ thi THPT quốc gia năm nay phù hợp với thực tế. Mức điểm chủ yếu là trung bình và trung bình khá, điểm xuất sắc không nhiều. Phổ điểm này cũng giúp việc xét tuyển của các trường ĐH, CĐ dễ dàng. Nếu phổ điểm không giúp phân loại được học sinh, các trường ĐH, CĐ sẽ rất khó chọn lựa. Qua phân tích phổ điểm của kỳ thi, các trường phổ thông sẽ thấy được chất lượng giảng dạy của mình như thế nào, thấy được những vấn đề gì cần chú ý để cải tiến trong giảng dạy. Điều đó cũng giúp cho việc xây dựng chương trình, sách giáo khoa. Đó cũng là ưu điểm của kỳ thi này” – GS Hoàng Tụy

Theo GD&TĐ

Đại học ngày càng lớn còn sinh viên đang được "thiếu niên hóa"

"Hình như, nhiều người lãnh đạo nhìn sinh viên như những thanh niên mới lớn, không đủ hiểu biết, không đủ điều kiện để tham gia ý kiến và giải quyết các vấn đề như những người lớn khác. Đó là một nghịch lý: Trường đại học ngày càng có vị trí lớn hơn trong đời sống xã hội, còn sinh viên thì đang được "thiếu niên hóa"..."

Đó là bình luận của GS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học VN trước ý kiến của Nhóm đối thoại giáo dục đưa ra hướng cải cách giáo dục đại học ở Việt Nam" với ước vọng về một nền giáo dục đại học nước nhà lành mạnh và tiến bộ do Giáo sư Ngô Bảo Châu và những người tham gia tổng kết khoa học về hiện trạng giáo dục đại học hiện nay đã gửi đến các nhà lãnh đạo có thẩm quyền một Bản kiến nghị 5 điểm có tính định hướng đổi mới giáo dục đại học mà GS Dong cho là hợp lý, các nhà quản lý giáo dục cần suy nghĩ.

Đại học ngày càng lớn còn sinh viên đang được thiếu niên hóa - Hình 1

GS Phạm Tất Dong: "Tôi nghĩ rằng, nếu giáo dục đại học ở Việt Nam cứ để lâu trong tình trạng như hiện nay là không ổn".

Hoan nghênh những ý kiến xác đáng của Nhóm đối thoại VED, GS Phạm Tất Dong đã đưa 5 bình luận sâu sắc:

1. Nền giáo dục phổ thông ở nước ta hiện nay còn có quá nhiều điều gây bức xúc trong xã hội, nhưng giả dụ nó được đổi mới và hoàn hảo, thì trong thời đại ngày nay, những tri thức, kỹ năng và thái độ được xây dựng ở các em tốt nghiệp trung học phổ thông cũng chưa thể tạo ra những năng lực sản xuất và sức cạnh tranh của nền kinh tế nước nhà trên thị trường thế giới đầy năng động và đầy biến cố. Học vấn phổ thông không cho phép các em học sinh trực tiếp tham gia vào các lĩnh vực sản xuất. Với học vấn phổ thông, muốn trở thành người lao động, các em học sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở hoặc Trung học phổ thông phải trải qua một quá trình "Nghề nghiệp hóa" tại các hệ thống giáo dục chuyên nghiệp để trở thành những công nhân kỹ thuật, những nhân viên kỹ thuật, những kỹ sư cũng như những chuyên gia ở các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, nghệ thuật, thể dục - thể thao...

2. Trong hệ thống giáo dục chuyên nghiệp, trường đại học phải đóng được vai trò của những "pháo đài" bảo vệ quốc gia, tạo nên lực lượng lao động chất lượng cao trong các lĩnh vực hoạt động của nền kinh tế quốc dân. Muốn sánh vai với các cường quốc về các phương diện khoa học, kỹ thuật, công nghệ, văn hóa... thì phải có trình độ đại học và sau đại học thực sự. Với trình độ hiểu biết phổ thông, không có sự đào tạo chuyên nghiệp thật chất lượng, nhất là đào tạo chuyên nghiệp ở hệ đại học, thì lao động của chúng ta giỏi lắm là đi làm hàng gia công cho nước ngoài. Thiếu lực lượng lao động có trình độ đại học và sau đại học, thiếu một hệ thống trường đại học "lành mạnh và tiến bộ" như Nhóm VED mong muốn thì ta chẳng thể là một nước công nghiệp hiện đại, lại càng không có sức đâu để nói đến một nền kinh tế tri thức mà ta luôn muốn có nó nhằm đẩy nhanh quá trình đi lên của đất nước.

3. Nhóm VED cho rằng, các trường cao đẳng và đại học chưa có lúc nào là "chủ" thực sự trong mọi công việc của mình. Tôi cho là đúng, bởi trường cao đẳng và đại học chưa được tự chịu trách nhiệm về tuyển sinh, về quá trình đào tạo, về sản phẩm đầu ra cũng như về ngân sách của mình.

Tất nhiên, trường học cần được làm chủ thì giáo viên cũng cần được có vai trò làm chủ mà ở đây, VED kiến nghị thành lập NGHỊ TRƯỜNG GIẢNG VIÊN để giảng viên có tiếng nói đối với nhiều vấn đề quan trọng của trường cao đẳng và đại học như đạo đức khoa học, tự do học thuật, tính minh bạch trong tổ chức nghiên cứu khoa học v.v...

Tôi nói rằng, sinh viên cũng cần có nghị trường của mình. Học trong trường, sinh viên không còn là những cô cậu học trò phổ thông, mà là người lớn thực thụ. Mọi vấn đề quan trọng trong xã hội, mọi thông tin mà người lớn cần biết thì sinh viên cũng phải được bình đẳng để tiếp cận.

Ví dụ, nhiều vấn đề chính trị - xã hội cần được đưa vào nhà trường để sinh viên cùng suy nghĩ, cùng trao đổi, bởi rồi trước sau, họ cũng sẽ là người phải tham gia giải quyết những vấn đề ấy. Chẳng hạn, vấn đề biển đảo, vấn đề an ninh con người, vấn đề chủ nghĩa khủn.g b.ố và nhà nước tự xưng IS v.v... Tại sao, những nhà lãnh đạo quốc gia không thể tới trường đại học mà trình bày quan điểm để sinh viên cùng chia sẻ, cùng suy ngẫm. Hình như, nhiều người lãnh đạo nhìn sinh viên như những thanh niên mới lớn, không đủ hiểu biết, không đủ điều kiện để tham gia ý kiến và giải quyết các vấn đề như những người lớn khác. Đó là một nghịch lý: Trường đại học ngày càng có vị trí lớn hơn trong đời sống xã hội, còn sinh viên thì đang được "thiếu niên hóa".

4. Vấn đề đặt ra cho hệ thống cao đẳng và đại học ở Việt Nam lúc này, theo tôi, trước hết là phải thực sự đổi mới tư duy trong hoạch định chính sách quốc gia đối với giáo dục đại học và khoa học. Không có giáo dục đại học thì không có khoa học. Không có khoa học thì giáo dục đại học luôn luôn tụt hậu. Cặp phạm trù này luôn song hành, gắn kết với nhau, bổ sung cho nhau và thống nhất với nhau.

Kinh nghiệm của những quốc gia đang muốn có ảnh hưởng lớn trên chính trường là họ luôn coi trọng 3 con bài cơ bản trong bộ bài cầm trên tay: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC, NGHIÊN CỨU KHOA HỌC và VỐN CON NGƯỜI. Bộ ba này là công cụ chính trị không thể thiếu được khi muốn có được một năng lực cạnh tranh đủ mạnh trên thị trường và ảnh hưởng quốc gia đối với các nước khác, chí ít là trong khu vực. Muốn xác định một chỗ đứng trong cuộc chiến cạnh tranh và nhất là muốn giành một vị thế cao giữa các quốc gia khác, người Mỹ, Đức, Anh, Nhật... đều dùng chính sách đầu tư mạnh mẽ cho giáo dục đại học và cho nghiên cứu khoa học để có được quyền lực mềm, quyền lực thông minh. Một khi có được chính sách" quyền lực mềm", "quyền lực thông minh" thì đó là điều kiện bảo đảm cho sự tăng trưởng ổn định của nền kinh tế mà không phải tiêu tốn những tài nguyên có giá trị để tăng cường quyền lực "cứng" của quốc gia.

Một sự việc sau đây có thể giúp chúng ta tư duy lại vấn đề giáo dục đại học: Năm 2012, tổ chức OECD có một báo cáo, trong đó nói đến xu hướng tiêu cực của hệ thống giáo dục Đức và sự thua kém của quốc gia này về mấy chỉ số quan trọng so với một số quốc gia khác như tỷ lệ người trong độ tuổ.i lao động có trình học vấn cao. Để khắc phục tình trạng này, nước Đức đã nhanh chóng hoạch định những chính sách giáo dục đại học sau đây:

- Hoàn thiện hệ thống ứng dụng khoa học và sản xuất công nghiệp

- Tăng cường vị thế khoa học của các trường đại học trên trường quốc tế.

- Cải tổ hệ thống giáo dục đại học.

- Cấp kinh phí cho trường đại học hơn nữa, trao quyền tự chủ cho trường đại học hơn nữa và các trường đại học hoàn toàn tự do hoạt động và phát triển, liên kết hoặc thu nạp cán bộ khoa học vào hệ thống khoa học Đức.

- Thu hút các nhà khoa học và sinh viên tài năng từ nước ngoài.

5. Tôi nghĩ rằng, nếu giáo dục đại học ở Việt Nam cứ để lâu trong tình trạng như hiện nay là không ổn. Giáo dục đại học là một hệ giáo dục đòi hỏi một hệ chính sách cởi mở để phát triển, có tác dụng định hướng cho sự phát triển giáo dục phổ thông, đào tạo nhân lực chất lượng cao, góp phần thúc đẩy quá trình hội nhập khoa học quốc tế và thương mại.

Vì lẽ đó, một câu hỏi đặt ra rất nghiêm túc: Cần thiết hay không trong chiến lược phát triển giáo dục sự hình thành một BỘ ĐẠI HỌC ? Xin đừng nghĩ đây là sự bàn lùi, bởi tôi nghĩ rằng, giáo dục đại học phải dẫn dắt giáo dục phổ thông chứ không phải cõng trên lưng giáo dục phổ thông như bây giờ.

Xin có lời bình luận với VED qua tầm nhìn có thể là thiển cận của bản thân tôi.

GS Phạm Tất Dong ( Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam)

Theo Dantri

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Phụ huynh xông vào lớp đán.h học sinh lớp 8 bị xử phạt 8 triệu đồng
14:33:29 04/10/2024
Tiêu hủy 30 cá thể hổ và sư tử chế.t ở Long An
10:26:18 04/10/2024
B.é tra.i, b.é gá.i mất liên lạc gia đình 4 ngày chưa tìm thấy
22:04:58 04/10/2024
Bị cáo Trương Mỹ Lan bị đề nghị mức án chung thân vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2
15:44:49 04/10/2024
Vụ học sinh nhập viện sau uống nước cổng trường: Thấy gì từ kết quả kiểm nghiệm?
06:29:31 05/10/2024
Công an Hà Nội nói về vụ thanh niên vỗ mông cô gái trong thang máy chung cư
07:06:22 04/10/2024
An Giang: Cháy lớn thiêu rụi cửa hàng Điện máy xanh
09:59:43 05/10/2024
Vụ sập cầu Phong Châu: Vận hành 2 phà cơ động phục vụ người dân qua sông Hồng
10:22:35 05/10/2024

Tin đang nóng

Phương Lan xin lỗi vụ ồn ào, tiết lộ mối quan hệ với Minh Dự, Nam Thư
21:21:16 05/10/2024
'Uyên Linh và Quốc Thiên mua vàng, chứng khoán, đến đất cũng đứng tên chung sổ'
23:29:28 05/10/2024
MC Kỳ Duyên gợi cảm tuổ.i U60, Phan Như Thảo sexy hậu giảm cân
23:35:58 05/10/2024
Một nam nghệ sĩ bị hiểu lầm ăn cơm từ thiện: Thà bán tài sản chứ không xin ai một đồng
21:54:03 05/10/2024
'Mỹ nam không tuổ.i' từng bị từ chối vì đẹp lạ: Tuổ.i 42 nổi tiếng, giàu có khó ai sánh kịp
23:25:43 05/10/2024
Phạm Văn Phương bỏ lỡ lễ trao giải vì chăm con đi thi
19:35:26 05/10/2024
Sao Hoa ngữ 5/10: Sao 'Tiếu ngạo giang hồ' đợi bạn gái kém 36 tuổ.i ra tù để cưới
23:47:23 05/10/2024
Em gái Trấn Thành đã chia tay
23:56:38 05/10/2024

Tin mới nhất

Cứu kịp 3 người bị sóng cuốn khi tắm biển Tuy Hòa

12:48:14 05/10/2024
Lúc này biển động mạnh, thấy người bị nạn kêu cứu, nhiều người hô hoán. Cách đó khoảng 2 km, một người đàn ông khoảng hơn 60 tuổ.i cũng chới với khi bị sóng cuốn xa bờ.

Lũ đất đá tương tự làng Nủ: Dấu hiệu nào nhận biết để phòng tránh?

11:46:12 05/10/2024
Nhóm yếu tố thứ hai là các hình thế thời tiết cực đoan thời gian gần đây đã diễn ra ngày càng khốc liệt, trầm trọng hơn và phần nào đó nó liên quan đến những tác động do biến đổi khí hậu.

Xe ô tô 5 chỗ cháy rụi tại huyện Trảng Bom

11:35:25 05/10/2024
Theo thông tin ban đầu, khoảng 10h ngày 4-10, xe ô tô biển số 61A-605.90 đang di chuyển trên tuyến đường thuộc khu dân cư tại ấp 1, xã Sông Trầu thì bất ngờ bốc cháy.

Hàng trăm người tham gia dập tắt cháy rừng ở thành phố Hạ Long

11:18:00 05/10/2024
Các doanh nghiệp xuất khẩu, thu mua, chế biến dăm gỗ huy động nguồn lực khắc phục thiệt hại cơ sở vật chất, máy móc, trang thiết bị, đảm bảo hoạt động tối đa công suất chế biến, xuất khẩu lâm sản.

Lợi dụng thi công đường, nhà thầu tự ý khai thác đá trái phép

21:25:58 04/10/2024
Sau đợt sạt lở kinh hoàng vào cuối tháng 10/2020, các tuyến giao thông ĐH1, ĐH2, ĐH5 của huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam, bị hư hỏng nặng, ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân 5 xã vùng cao tại huyện này.

Hình ảnh công binh dùng phà chở người dân sau vụ sập cầu Phong Châu

21:13:41 04/10/2024
Phà chuyên dụng của quân đội chở phương tiện và người dân qua sông Hồng đã được Lữ đoàn 249, Binh chủng Công binh đưa vào hoạt động.

Bình Thuận: Bắt đầu tháo dỡ 'biệt phủ' xây dựng không phép ở Tánh Linh

20:04:02 03/10/2024
Chủ đầu tư căn biệt phủ xây dựng không phép ở xã Gia An, H.Tánh Linh (Bình Thuận) bắt đầu tự tháo dỡ sau khi báo chí phản ánh.

Cảnh sát truy đuổi ô tô vi phạm nhiều km trên đường phố TPHCM

19:20:51 03/10/2024
Một clip được chia sẻ nhiều trên mạng xã hội trong chiều nay, ghi lại cảnh 1 chiến sĩ cảnh sát giao thông ở TPHCM lái mô tô đặc chủng đuổi theo xe ô tô trên đường phố đông đúc.

Đồng Nai đốt, chôn lấp 21 con hổ và báo chế.t do nhiễm cúm

19:17:17 03/10/2024
Lực lượng chức năng tỉnh Đồng Nai quyết định tiêu huỷ 20 con hổ và 1 con báo chế.t tại khu du lịch Vườn Xoài do nhiễm cúm A/H5N1.

Đại tướng Phan Văn Giang: Nghiên cứu dùng phà thay cầu phao Phong Châu

19:11:41 03/10/2024
Ngày 3/10, tại Hội nghị giao ban Bộ Quốc phòng tháng 9, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Quốc phòng đã yêu cầu lực lượng Quân đội chủ động, kịp thời ứng phó hiệu quả với các tình huống thiên tai khẩn cấp.

Hà Nội tìm chủ đầu tư vụ cây xanh lộ nguyên bầu nilon sau khi gãy đổ vì bão Yagi

19:07:13 03/10/2024
Chiều 3/10, tại cuộc họp báo quý 3 năm 2024 của UBND TP Hà Nội, lãnh đạo Sở Xây dựng nhận được đề nghị làm rõ những vấn đề liên quan đến hàng loạt cây đổ còn nguyên cả bầu nilon sau khi bị gãy đổ vì bão Yagi.

Không chịu làm đám cưới, thiếu nữ 18 tuổ.i bị cô ruột 'xởn tóc'

19:00:34 03/10/2024
Cô gái ở Tiề.n Giang bị cô ruột cắt trụi tóc vì không làm đám cưới như đã dự định trước đó. Cơ quan công an đang làm rõ vụ việc.

Có thể bạn quan tâm

Cận cảnh cơ ngơi đầy hàng hiệu của hoa hậu Nguyễn Cao Kỳ Duyên

Sao việt

23:33:14 05/10/2024
Sau khi đăng quang Hoa hậu Việt Nam 2014 và Miss Universe Vietnam 2024 , Nguyễn Cao Kỳ Duyên gây ấn tượng với khối tài sản gồm căn hộ cao cấp, hàng hiệu và xe sang.

Nhan sắc gâ.y số.c của mỹ nam bị đòi giải nghệ vì gầy trơ xương

Hậu trường phim

23:01:08 05/10/2024
Nhiều người nhận xét La Vân Hi đã tăng cân nên gương mặt đầy đặn hơn hẳn, trạng thái tinh thần khoẻ khoắn và tràn đầy năng lượng.

Dàn mỹ nhân bóng đá Việt Nam, Philippines, Trung Quốc đọ sắc với hoa hậu Ngọc Hân, ai xinh đẹp nhất?

Netizen

22:24:34 05/10/2024
Dàn cầu thủ diện áo dài Việt Nam và chụp ảnh tại các địa điểm đẹp tại Hà Nội. Giải đấu có 4 đội bóng tham dự gồm CLB nữ Thái Nguyên T&T, CLB nữ Hà Nội, Manila Digger FC (Philippines) và Bắc Kinh FC (Trung Quốc)

Trò cưng ông Troussier chật vật ở tuyển Việt Nam mới

Sao thể thao

21:53:37 05/10/2024
Nửa năm sau khi HLV Philippe Troussier ra đi, Nguyễn Thái Sơn không còn là bất khả xâm phạm ở đội tuyển Việt Nam.

Né thuế quan, Trung Quốc đang 'rải' nhà máy khắp thế giới

Thế giới

21:40:37 05/10/2024
Thủ tướng Italy Giorgia Meloni đã ký một biên bản ghi nhớ hợp tác công nghiệp trong chuyến thăm của bà vào tháng 7, liên quan đến cả xe điện và năng lượng tái tạo.

Triệu Lệ Dĩnh che giấu 2 bí mật 'xấu hổ', ngôi Thị hậu sắp 'ngã ngựa"?

Sao châu á

21:31:55 05/10/2024
Triệu Lệ Dĩnh mới giành ngôi Thị hậu Phi Thiên cách đây không lâu nhờ vai Hứa Bán Hạ trong phim truyền hình chính kịch Gió thổi bán hạ . Đây là sự công nhận rất lớn dành cho sự kính nghiệp, cũng như những nỗ lực của cô trong việc chuyển...

Leonardo DiCaprio hạnh phúc bên bạn gái siêu mẫu kém 23 tuổ.i

Sao âu mỹ

21:08:33 05/10/2024
Leonardo DiCaprio được nhìn thấy đang âu yếm bạn gái siêu mẫu Vittoria Ceretti trên một ban công đẹp như tranh vẽ ở Rome.

'Nữ hoàng vai phụ' Thụy Mười tiết lộ bạn diễn nam ăn ý nhất trong nghề

Tv show

20:58:06 05/10/2024
Trong chương trình Kính đa chiều , nghệ sĩ Thụy Mười thẳng thắn chia sẻ quan điểm của mình về vai trò của bạn diễn trên sân khấu.

Lisa bị giễu cợt

Nhạc quốc tế

19:47:14 05/10/2024
Việc chế giễu Lisa vì cô gửi đề cử cho Grammy là hành động độc hại , chỉ nhằm hạ bệ nghệ sĩ. Năm qua, Lisa phá vỡ nhiều kỷ lục âm nhạc ấn tượng, dẫn đầu trong dàn nghệ sĩ nữ solo của Kpop.

Vĩnh Long: Chủ trại hòm livestream, xúc phạm trụ trì bị phạt 15 triệu đồng

Xã hội

19:43:44 05/10/2024
Cho rằng trụ trì ở Vĩnh Long làm ảnh hưởng đến việc kinh doanh của mình, ông L.H.N đã đến chùa tìm để hỏi cho ra lẽ. Không gặp được trụ trì, người này ra cổng livestream với câu từ khó nghe.