Giáo sư bị tố oan tội cưỡng bức được bồi thường 1,2 triệu USD
Một giáo sư dạy môn luật của Đại học Minnesota (Mỹ) vừa nhận được gần 1,2 triệu USD (28 tỉ đồng) tiền bồi thường trong vụ bị đổ oan tội cưỡng bức một phụ nữ, khiến ông phải ngồi tù và không gặp được mẹ lần cuối.
Giáo sư Francesco Parisi – STAR TRIBUNE
Giáo sư Francesco Parisi đã chiến thắng trong phiên tòa hồi đầu tuần diễn ra tại tòa án quận của hạt Hennepin, bang Minnesota, theo báo Star Tribune hôm 22.5.
Thẩm phán Daniel Moreno tuyên bố vị giáo sư được bồi thường tổng cộng gần 1,2 triệu USD sau khi ông được rửa sạch oan khuất trong vụ bị tố cáo cưỡng bức một phụ nữ, tên Morgan Wright, vào năm 2015.
Văn phòng công tố hạt Hennepin đã hủy bỏ đơn kiện ông Parisi vào tháng 3.2017 sau khi kết luận không có chứng cứ khép tội ông.
Trước đó, bà Wright tố ông đã cưỡng bức mình một cách tàn tệ đến nỗi bà này bị gẫy 3 cái răng và phải được phẫu thuật vá ruột kết.
Giáo sư Parisi cũng nhận được khoản tiền bồi thường lớn nhất trong lịch sử tiểu bang Mỹ. Đây là số tiền nhằm bồi thường cho những tổn thất về kinh tế cũng như tinh thần xảy ra đối với ông trong thời gian bị điều tra.
Theo hồ sơ của tòa án và cảnh sát, vị giáo sư đã bị tạm giam suốt 3 tuần và không thể gặp mẹ lần cuối trước khi bà qua đời.
Giữa tâm dịch Covid-19 ở New York, thầy trò ĐH Brooklyn làm gì để vượt khó?
Điều làm nên sự vững mạnh của một tập thể là các thành viên có tâm huyết, trách nhiệm. Trường Đại học Brooklyn quyết tâm vượt qua được những khó khăn trong đại dịch Covid-19 là nhờ những con người như thế.
Video đang HOT
Ông Hamilton Raymond sắp xếp kho thực phẩm từ thiện cho sinh viên nghèo
Quan tâm đến những người châu Á và da màu
Ông Anthony Brown, Giám đốc văn phòng Bình đẳng Sắc tộc (Diversity and Equity Programs) ở trường Brooklyn luôn làm việc không mệt mỏi để hạn chế những bất bình đẳng đối với người châu Á và da màu. Ông luôn trực tiếp nhận và xử lý các lời than phiền hay các báo cáo từ giáo sư và học sinh về các vấn đề trên một cách chu đáo và nghiêm túc.
Hàng tuần ông đều nhắc nhở mỗi thành viên nên tôn trọng và đối xử bình đẳng với nhau và luôn bảo vệ cũng như nghiêm khắc nhắc nhở nếu có hiện tượng này xảy ra ở trong trường. Nhờ thế, trường đại học của tôi luôn là một ngôi trường an toàn và bình đẳng.
Luật sư Anthony Brown, trường Đại học Brooklyn
Nỗ lực tại trung tâm hỗ trợ việc làm
Dịch Covid-19 đã ảnh hưởng rất nhiều các thị trường việc làm của sinh viên khắp New York. Tuy nhiên, trung tâm việc làm Magner Career Center của trường Đại học Brooklyn đã thành công trong việc tạo điều kiện tốt nhất cho các sinh viên trong tình hình tìm kiếm việc làm khó khăn chưa từng thấy như hiện nay.
Mùa xuân, hoa anh đào nở rộ trong trường Đại học Brooklyn
Bà Natalia Guarin-Klein, bà Sabine Saint-Cyr và ông Michael Sarrao, những người lãnh đạo trung tâm thường xuyên có những sáng kiến mới cho học sinh đi tìm việc, ví dụ có một khóa tự học 5 tuần (Career Readiness Academy) để giúp sinh viên trang bị kỹ năng giao tiếp khi phỏng vấn, cách đặt câu hỏi cho người tuyển dụng, bổ sung kỹ năng cho ngành nghề mình chọn, cách tạo một hồ sơ hoàn hảo...
Các em sinh viên phụ việc bán thời gian (student staffs) như em Samantha Blafford và Clifford Fontera, vừa hoàn thành học kỳ, vừa quản lý mạng xã hội của trung tâm Magner để có thể cập nhật được tin tức mới nhất đến từng sinh viên hàng giờ mỗi ngày.
Mặc dù thêm chương trình và thêm việc nhưng tất cả đều nói: "Niềm vui của chúng tôi là thấy học sinh tìm được việc làm ưng ý".
Ấm áp như một gia đình
Giáo sư Joshua Fogel gọi điện thoại và email hỏi thăm tình hình sức khỏe và sự an toàn của đồng nghiệp cũng như sinh viên thường xuyên. Đặc biệt đối với các giáo sư từ nơi khác đến.
Hoa tulip rực rỡ trong khuôn viên trường
Một mình trong thành phố này mùa dịch, tôi thường xuyên được thăm hỏi và động viên tinh thần từ các bạn đồng nghiệp Laura, Yoshie, Darlene, và Vincent. Thật là một cử chỉ ấm áp tình người.
Ông James Lynch, trưởng khoa của tôi thường gửi các lời cổ vũ cho các thành viên của khoa và kèm với những bài hát lạc quan và tươi vui.
Giáo sư Hersey Friedman và Dov Fischer, những người có thâm niên lâu năm tại trường, luôn sẵn sàng trả lời các câu hỏi liên quan đến công việc trong thời Covid-19.
Giáo sư Claudio Schapsis, người rất giỏi về kỹ thuật công nghệ trở thành chuyên viên tư vấn 24/7 cho đồng nghiệp về những thắc mắc trong lĩnh vực tin học chẳng hạn Zoom, Slack, Blackboard, Provost của nhà trường.
Bà Anne Lopez (Provost) nhắc nhở các giáo sư kiểm tra tình hình sức khỏe của sinh viên để kịp thời giúp đỡ nếu như bị nhiễm bệnh hoặc gặp khó khăn trong cuộc sống.
Trường đại học Brooklyn đầy màu xanh
Bà Carolina Munoz, đại diện công đoàn nhà trường luôn trường trực có mặt để giúp đỡ các giáo sư và nhân viên trong trường gặp khó khăn về mặt hợp đồng và phúc lợi.
Ông Hamilton Raymond, phó chủ tịch bộ phận quản lý hoạt động sinh viên đã chuyển qua hoạt động trực tuyến 100%. Ông đã vận động được 11.000 USD cho chương trình Phát thức ăn từ thiện (BC Food Bank) để giúp đỡ sinh viên nghèo và các sinh viên là mẹ đơn thân của trường.
Tất cả vì "ngôi trường thân yêu của chúng ta" và "mình vì mỗi người, mỗi người sẽ vì mình". Đó là những điều mà tôi đang thấy tại trường Đại học Brooklyn thân thương này.
Thương lắm! Cái tổ ấm thứ hai của tôi tại thành phố New York!
Australia có 50% số ca mắc Covid-19 thuộc chủng đột biến Kết quả nghiên cứu này được cho là có thể sẽ ảnh hưởng đến chương trình phát triển vaccine cũng như liệu trình điều trị các ca mắc Covid-19. Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Australia cho thấy, 50% số ca mắc Covid-19 tại nước này thuộc chủng virus đột biến nhưng không dễ lây lan hơn so với...