Giáo sĩ Nimr al-Nimr là ai?
Saudi Arabia có đa số dân theo Hồi giáo Sunni trong khi cộng đồng Hồi giáo Shiite chỉ chiếm thiểu số (10%-15% dân số).
Tại Saudi Arabia, cộng đồng Shiite đã xem giáo sĩ Nimr al-Nimr như người phát ngôn của họ. Ông đã từng sang Iran nghiên cứu thần học và quyết liệt chống đối triều đại Al Saud cầm quyền ở Saudi Arabia.
Chính quyền Saudi Arabia cho rằng giáo sĩ Nimr al-Nimr là tình báo Iran. Thật ra ông không những chỉ trích dòng Sunni cầm quyền ở Saudi Arabia và Bahrain mà còn tố cả chính quyền Syria cho dù Tổng thống Syria Bashar al-Assad theo Hồi giáo Alawite, chi nhánh thiểu số của dòng Shiite được Iran ủng hộ, tức đồng đạo của ông.
Kênh truyền hình Al Jazeera (Qatar) cho biết năm 2009, giáo sĩ Nimr al-Nimr đã hăm dọa sẽ phát động nổi dậy nếu chính phủ không trả tự do cho tù chính trị, chấm dứt phân biệt đối xử với cộng đồng dòng Shiite và tiêu diệt tham nhũng.
Hai năm sau, trong bối cảnh mùa xuân Ả Rập bùng nổ ở Trung Đông, biểu tình đã xảy ra ở Bahrain. Saudi Arabia đưa 1.000 quân sang Bahrain cùng 500 quân của Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất dập tắt biểu tình. Lập tức cộng đồng Shiite ở Saudi Arabia đã biểu tình phản đối chính phủ.
Lúc đó giáo sĩ Nimr al-Nimr đã kêu gọi tách miền đông Saudi Arabia để sáp nhập với Bahrain, quốc gia có đông đảo người Shiite cư trú. Năm 2012, một băng video phát trên mạng xã hội cho thấy giáo sĩ Nimr al-Nimr tỏ vẻ hài lòng khi Thái tử-Bộ trưởng Nội vụ Nayef qua đời.
Đến tháng 7-2012, giáo sĩ Nimr al-Nimr bị bắt. Biểu tình bùng nổ. Hai người thiệt mạng. Tháng 10-2014, tòa án kết án tử hình giáo sĩ Nimr al-Nimr về các tội phản loạn, bất tuân với quốc vương và mang vũ khí. Báo The Guardian (Anh) ghi nhận sau khi giáo sĩ Nimr al-Nimr bị bắt, vợ ông qua đời trong bệnh viện ở New York. Điều này càng kích động những người ủng hộ ông biểu tình phản đối.
Sự kiện Saudi Arabia xử tử giáo sĩ Nimr al-Nimr gây chấn động trong thế giới Hồi giáo Shiite vì Saudi Arabia xử tử ông cùng lúc với bọn khủng bố.
Chuyên gia Pháp Romain Caillet nhận định Saudi Arabia đang đánh Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) và Al Qaeda, bởi thế muốn xử tử giáo sĩ Nimr al-Nimr để làm hài lòng cánh quá khích dòng Sunni trong nội bộ Saudi Arabia. Tuy nhiên, giáo sĩ Ahmad Khatami, thành viên Hội đồng chuyên gia Iran, dự báo: “Thế giới Hồi giáo sẽ bày tỏ thái độ giận dữ”.
Video đang HOT
Báo Le Monde nhận định nhiều hệ quả sẽ xảy ra: Xung đột giữa hai dòng Shiite và Sunni sẽ thổi bùng lên, quan hệ Iran-Saudi Arabia căng thẳng hơn và cuộc chiến chống khủng bố ở Syria và Yemen sẽ bị ảnh hưởng. Tại Yemen, vòng đàm phán thứ hai đã được dự kiến vào giữa tháng 1 ở Thụy Sĩ. Còn tại Syria, cuộc tiếp xúc đầu tiên giữa chính phủ Syria và phe đối lập sẽ diễn ra vào ngày 25-1 cũng tại Thụy Sĩ.
TNL
Theo_PLO
Hồi giáo Sunni - Shi'ite và hình ảnh nhà tiên tri Mohammed
Giáo lý của đạo Hồi cho rằng việc vẽ chân dung nhà tiên tri Mohammed, vốn chỉ là một người trần tục chứ không phải thần thánh, có thể chứng tỏ rằng loài người tôn thờ ông, và vì thế ảnh hưởng đến sự độc tôn của Đức Allah.
Một người Hồi giáo dòng Shi'ite trong cuộc biểu tình ở Karachi (Pakistan) - Ảnh: Reuters
Ngay khi tẩu thoát khỏi hiện trường, Said và Cherif Kouachi, hai tay súng Hồi giáo thực hiện vụ thảm sát tại tòa soạn tạp chí châm biếm Charlie Hebdo (thủ đô Paris, Pháp) hôm 7.1, hét lớn: "Chúng ta đã rửa hận cho Đấng Tiên tri!". Cần lưu ý rằng, Charlie Hebdo từng mang nhiều "tiền án" gây tranh cãi về các bức biếm họa Nhà tiên tri Mohammed, thường dưới góc nhìn không mấy thiện cảm.
Lý giải cho những hành động bạo lực của các phần tử Hồi giáo cực đoan tại châu Âu nói chung, ông Hussein Rashid, giáo sư Hồi giáo học thuộc Đại học Hofstra, New York nhận xét: "Ở châu Âu, cộng đồng Hồi giáo thường cảm thấy bị cô lập. Do đó, họ coi những hình ảnh châm biếm về nhà tiên tri Mohammed là một sự bắt nạt. Họ đáp trả lại bằng bạo lực, mặc cho điều đó có sai trái và bất hợp lý. Dù thế, các cuộc tấn công chủ yếu nhằm mục đích trả đũa hơn là giải quyết mâu thuẫn về tôn giáo".
Ông Rashid cũng cho rằng thật trớ trêu khi các phần tử Hồi giáo cực đoan ra sức bảo vệ, thậm chí giết chóc bừa bãi, để hình ảnh của người mà họ tôn thờ (ở đây là nhà tiên tri Mohammed) không bao giờ được xuất hiện một cách công khai.
Bên trong bảo tàng Hagia Sophia, trước đây vốn là một thánh đường Hồi giáo - Ảnh: AFP
Tranh ảnh liên quan đến nhà tiên tri Mohammed dường như là điều tối kỵ trong cộng đồng Hồi giáo, đặc biệt ở các quốc gia Ả Rập, theo ông Omid Safi, giáo sư Tôn giáo học thuộc Đại học Duke (Bắc Carolina, Mỹ). Trong thánh đường của người dòng Sunni (chiếm khoảng 75 - 90% dân số cộng đồng Hồi giáo trên toàn thế giới) thường không có bất cứ hình vẽ hay biểu tượng nào liên quan đến con người, thay vào đó là những đoạn rao giảng trích từ kinh Koran, văn bản tôn giáo quan trọng nhất, được coi là "kinh thánh" của đạo Hồi.
Quan niệm Hồi giáo cho rằng mục đích của sự tồn tại là thờ phụng Thiên chúa (hay Allah), đấng tối cao duy nhất. Theo giáo lý đó, việc vẽ chân dung Mohammed, vốn chỉ là một người trần tục chứ không phải thần thánh, có thể chứng tỏ rằng loài người tôn thờ ông, và vì thế ảnh hưởng đến sự độc tôn của đức Allah.
Cảnh trong Noah, bộ phim bị cấm trình chiếu tại nhiều quốc gia theo đạo Hồi vì "dám" khai thác hình tượng các nhà tiên tri người Do thái - Ảnh: AFP
"Tất cả bắt nguồn từ quan niệm về sự tôn thờ dành cho thần linh. Đối với đạo Hồi, ý thức về Thiên chúa có ý nghĩa hơn nhiều so với bất cứ bản mô tả hoặc biểu tượng linh thiêng nào", Akbar Ahmed, người đứng đầu khoa Hồi giáo học thuộc Trường đại học Hoa Kỳ chia sẻ với CNN.
Mặt khác, luật Hồi giáo còn cấm minh họa hình ảnh một số nhân vật được coi là sứ giả của thần linh như Noah, Moses và Jesus... CNN dẫn lời Mohammed Magid, cựu lãnh đạo Cộng đồng Hồi giáo Bắc Mỹ. Đơn cử, các bộ phim Noah và Exodus (tên tiếng Việt: Cuộc chiến chống Pharaoh) đã bị cấm trình chiếu tại nhiều quốc gia theo đạo Hồi vì "dám" khai thác hình tượng các nhà tiên tri người Do thái, theo CNN.
Kinh Koran, văn bản tôn giáo quan trọng nhất của đạo Hồi - Ảnh: Shutterstock
"Kinh Koran không hề đề cập tới việc nhà tiên tri Mohammed yêu cầu đừng khắc họa hình ảnh của chính mình", Johari Abdul-Malik, lãnh tụ nhóm Hồi giáo Dar Al-Hijrah ở Falls Church (Virginia, Mỹ) khẳng định với CNN. Thay vào đó, luật lệ này được nhắc đến trong Hadith, nơi ghi chép lời nói của nhà tiên tri và các cộng sự thân tín của ông. Theo đó, hành vi cố tình tạo nên một thực thể mới (tức vẽ lại hình ảnh của con người) sẽ phải cam chịu thất bại vì điều đó thể hiện mưu đồ tiếm quyền Chúa trời, theo The Economist.
Hadith được xem là văn bản tôn giáo quan trọng thứ 2 của đạo Hồi, chỉ đứng sau kinh Koran. Tuy vậy, nhiều điểm mâu thuẫn giữa chúng đã gây nên hàng loạt xung đột không đáng có trong nội bộ cộng đồng Hồi giáo, theo CNN.
Tuy nhiên, vẫn có nhiều bằng chứng cho thấy người Hồi giáo khắc họa hình ảnh nhà tiên tri của họ, đặc biệt ở những tín đồ dòng Shi'ite. Nhiều tranh, tiểu họa và mô hình của Mohammed đã được tìm thấy ở Iran, Thổ Nhĩ Kỳ và khu vực Trung Á, theo giáo sư Omid Safi. Tranh ảnh và hình tượng về lời dạy của nhà tiên tri Mohammed còn được sử dụng để truyền bá đạo Hồi cho những người mù chữ, ông Abdul-Malik chia sẻ.
Mặc dù vậy, các họa sĩ Hồi giáo vẫn rất dè dặt trong việc mô tả chi tiết của nhà tiên tri. Vào thế kỷ 15 và 16, tranh ảnh về Mohammed thường tránh vẽ mặt: "Người ta làm như Ngài đang đeo khăn che để các tín đồ chính thống cực đoan không thể bắt bẻ gì nữa", ông Akbar Ahmed cho biết.
Một người thuộc tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS) - Ảnh: Reuters
Sự khác biệt về quan điểm giữa hai dòng chảy Hồi giáo đã khiến những người Sunni, điển hình là tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS), ra sức tiêu diệt các đền thờ và quan điểm Shi'ite, hành động được cho là để thanh tẩy tệ sùng bái ra khỏi tôn giáo mà họ ngưỡng vọng. Trong khi đó, thủ lĩnh phái Shi'ite tại Iraq, Ayatollah Sistani, cho rằng việc minh họa hình ảnh nhà tiên tri Mohammed là hoàn toàn có thể chấp nhận được nếu vẫn đảm bảo sự tôn kính cần thiết.
Ngày nay, quy định cấm minh họa hình ảnh con người của đạo Hồi đang gặp nhiều thách thức khi chúng liên tục xuất hiện trên các phương tiện truyền thông đại chúng, phim ảnh, thậm chí cả poster tuyên truyền chính trị. Mặt khác, nhiều cách "lách luật" khéo léo đã được áp dụng, ngay cả ở các quốc gia Ả Rập vốn khắt khe trong vấn đề này, ví dụ như các biểu tượng người không đầu trên biển báo giao thông, theo The Economist.
Tuy nhiên, một số học giả chuyên nghiên cứu tôn giáo cho rằng nhiều người có ác cảm với đạo Hồi đang lợi dụng sự "dễ dãi" này để tự cho mình quyền thoải mái khắc họa nhà tiên tri Mohammed, kể cả theo những cách xúc phạm nhất, theo CNN.
Hữu Đạt
Theo Thanhnien
Ả Rập Xê Út cắt đứt quan hệ ngoại giao với Iran Ả Rập Xê Út ngày 3.1 bất ngờ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Iran, ra tối hậu thư cho các nhà ngoại giao Iran phải rời khỏi nước này trong vòng 48 giờ. Biểu tình chống vụ xử tử giáo sĩ Nimr al-Nimr lan rộng khắp nơi. Trong ảnh là biểu tình ở London - Ảnh: Reuters Kèm theo tuyên bố...