Giao S-300 cho Syria quá nguy hiểm, máy bay Nga lại “ăn đạn nhầm” như Il-20?
Nga có thể không lường trước được rằng chính hệ thống S-300 mà họ giao cho Syria sẽ lại là “thủ phạm” bắn nhầm thêm một vài máy bay của nước này trong tương lai.
S-300 đến Syria có thể là một rủi ro dành cho Nga.
Nỗi lo “gậy ông đập lưng ông”
Mặc dù động thái cung cấp S-300 là phản ứng của Bộ Quốc phòng Nga trước Israel sau vụ việc trinh sát cơ Il-20 bị bắn nhầm, tờ Asia Times cho rằng Moscow có thể sẽ gặp rủi ro nhiều hơn những gì họ tưởng tượng, bao gồm cả việc mất thêm nhiều máy bay nữa vì lý do tương tự.
Theo Asia Times, S-300 là hệ thống phòng không tầm xa được thiết kế để triển khai ở châu Âu và không thực sự phù hợp với không phận Syria, nơi tiếp giáp Iraq, Jordan và Israel.
Sau khi chuyển giao, người Nga sẽ phải huấn luyện cho quân đội Syria về cách sử dụng hệ thống S-300. Điều này sẽ mất khá nhiều thời gian và công sức, vì rõ ràng sự cố bắn nhầm máy bay vừa qua đã cho thấy, quá trình huấn luyện từ năm 2007 cho người Syria về sử dụng các hệ thống phòng không hiện vẫn chưa hề đủ.
Quân đội đào tạo kém
Cây bút Stephen Bryen của Asia Times đánh giá, quân đội Syria không chỉ được tổ chức kém mà còn yếu cả trong khâu hoạt động, lý do là bởi sự tiêu hao sinh lực rất lớn trong cuộc nội chiến Syria. Càng về sau này lực lượng rường cột chủ yếu là tân binh.
Quân đội và cảnh sát Syria đã mất 99.868 binh sĩ, bên cạnh con số chiến binh dân quân ủng hộ chính phủ thiệt mạng cũng lên đến 64.041. Syria trong quá khứ có khoảng 304.000 quân và một nửa trong số đó là quân dự bị. Đây mới chỉ là tổn thất tổng thể, chưa bao gồm cả các trường hợp tử vong không do chiến đấu và đào ngũ.
Theo nghiên cứu gần đây, “ước tính 100.000 binh sĩ và sĩ quan Syria đã rời bỏ vị trí của mình kể từ đầu cuộc khủng hoảng vào năm 2011. Trong khi nhiều người bỏ trốn để sang tị nạn ở nước ngoài, một số lượng nhỏ khác lại đào ngũ để sang phe đối lập”.
Video đang HOT
Điều này đồng nghĩa với việc quân đội giờ đây không còn người tài và việc chiêu mộ quân mới cũng là thách thức lớn. Về cơ bản các tân binh đều là những người thiếu kinh nghiệm và thậm chí là ít học thức.
Quy mô hiện tại của quân đội Syria, sau năm 2015 là không quá 100.000 người. Nhà bình luận Mihail Khodarenok từng mô tả: “Trong khi các dân quân, tình nguyện viên Iran, Hezbollah và PMC chiến đấu thay cho quân đội Syria, binh sĩ chính quyền Bashar Assad lại đang bận rộn với việc nhận hối lộ tại các trạm kiểm soát”.
Điều hành một hệ thống phòng không hiện đại là một thách thức không hề đơn giản. Chiến thuật của quân đội Syria cho đến nay đã chứng minh rằng họ thực sự không biết họ đang làm gì và thường khai hỏa hệ thống phòng không của mình một cách vu vơ để tránh những lời chỉ trích từ cấp trên, đó là lý do tại sao họ vẫn cứ nhắm bắn mãi một mục tiêu dù cho thực tế mối đe dọa đã rời đi từ lâu.
Người Nga có thể làm cho thực trạng đó càng trở nên tồi tệ hơn với việc “chiều chuộng” quân Syria bằng thứ vũ khí tân tiến hơn như S-300, bởi phạm vi của hệ thống này lớn hơn rất nhiều so với các vũ khí phòng thủ hiện tại. Về mặt lý thuyết, radar của S-300 có khả năng che phủ cả vùng không phận phía Bắc Israel.
Pháo thủ Syria sẽ bắn tên lửa vào Israel hay không? Nếu họ làm vậy, có khả năng một cuộc chiến tranh chung sẽ nổ ra.
Mục tiêu “thân thiện” và “không thân thiện”
Quân đội Syria không được đào tạo tốt trong nhiều năm qua.
Các loại radar được cung cấp cùng với S-300 đến Syria bao gồm “Tin Shield” ST-68U với tầm bắn lên tới 150km và radar 96L6 Cheesboard 3D với phạm vi hoạt động lên tới 300km.
Phiên bản S-300 xuất khẩu sang Syria có lẽ là S-300PMU hoặc có thể là phiên bản cũ nằm trong kho của Nga. Nó có tên lửa đánh chặn 5V554 với tầm bắn 150km nhưng cũng có thể được trang bị thêm các loại tên lửa chặn khác .
Vấn đề lớn nhất mà S-300 không giải quyết được là sự thiếu vắng của hệ thống phân loại mục tiêu thân thiện và không thân thiện ở Syria. Chúng còn được biết đến ngày nay với tên gọi là hệ thống IFF – hệ thống nhận dạng địch ta.
Cho đến gần đây, người Nga đã từng gặp rắc rối nhiều lần với IFF. Vào năm 2008, người Nga đã bắn hạ 4 trên 6 máy bay chiến đấu mà nước này thiệt hại trong cuộc xung đột ở Georgia.
Tướng Vladimir Shamanov khi đó từng thừa nhận: “Ở Nam Ossetia hệ thống IFF trên thực tế đã không hoạt động và rất khó cho các đơn vị của chúng tôi nhận ra rằng máy bay mà họ nhìn thấy là quân mình hay của Gruzia”.
Nga thời điểm đó đã mất máy bay tấn công mặt đất Su-25 và máy bay ném bom tầm xa Tu-22M3. Một số máy bay khác của Nga thì bị hư hỏng nặng.
Quyết định sai lầm
Theo Asia Times, hệ thống IFF chính của Nga được gọi là Kremnij. Nó được nâng cấp lên phiên bản 2M vì tất cả hệ thống IFF của Nga hiện đã bị NATO giả mạo tín hiệu. Kremnij có hai chế độ kích hoạt là – thời bình và thời chiến.
Chế độ thời chiến chỉ được phép sử dụng trong các cuộc chiến tranh liên quan trực tiếp đến lãnh thổ Nga. Một hệ thống IFF khác của Nga được gọi là Parol. Nó được coi là một sự thay thế cho Kremnij-2M, nhưng Kremnij vẫn đang được sử dụng mà chưa bị loại bỏ. Parol có dạng sóng phức tạp hơn và sử dụng mã hóa như hệ thống phương Tây.
Nga đã không cung cấp IFF cho các hệ thống phòng không của Syria và máy bay của Syria, điều này đồng nghĩa với việc người Syria chỉ có thể nhắm bắn mục tiêu của mình ở trong những trường hợp thuận lợi nhất.
Nga ngần ngại đưa IFF cho Syria vì cho rằng việc đưa cho người khác hệ thống IFF của mình sẽ làm suy yếu sự tập trung phòng thủ ở châu Âu. Do đó, cây bút Stephen Bryen cho rằng S-300 được giao cho Syria cũng không khác gì hệ thống phòng thủ cũ ở Syria, tức là sẽ không có chức năng IFF.
Thiếu tướng Bộ Quốc phòng Nga Igor Konashenkov nhấn mạnh: “Nga chưa từng có tiền lệ chuyển hệ thống IFF sang các quốc gia khác, kể cả Syria”.
Từ những phân tích trên, cây bút Bryen kết luận rằng, việc cung cấp S-300 cho Syria là nguy hiểm vì ba lý do: Phạm vi hoạt động của nó có thể dẫn đến chiến tranh với Israel nếu bắn qua biên giới; thiếu IFF, hệ thống này không phân biệt được máy bay đồng minh hay máy bay địch; và nguy cơ thứ ba là tiếp tục bắn nhầm máy bay của Nga, ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của Nga tại Syria.
Ngoài ra, nó cũng có thể là một mối đe dọa hàng không dân sự xung quanh sân bay Damascus. Nếu đặt trong tay tổ đội vận hành kém cỏi, việc bán S-300 cho Syria là một bước đi liều lĩnh của Nga mà có thể sẽ một ngày nào đó họ phải cảm thấy hối tiếc, Bryen nêu quan điểm.
Theo nguoiduatin
"Rồng lửa" S-300 giúp Putin thay đổi cán cân quyền lực ở Trung Đông
Nga hoàn tất việc cung cấp hệ thống tên lửa phòng không tối tân S-300 cho chính phủ Assad được đánh giá là có khả năng thay đổi cán cân lực lượng trên bầu trời chiến trường Syria.
Với S-300, Nga đang thay đổi cán cân quyền lực ở Trung Đông?
Nga quyết định chuyển S-300 đến Syria sau vụ trinh sát cơ Il-20 của họ bị quân đội Syria vô tình bắn hạ khiến 15 sĩ quan Nga thiệt mạng. Moscow chỉ trích Tel Aviv gián tiếp gây ra vụ việc, nói rằng các dữ liệu của họ cho thấy chiến đấu cơ F-16 của Israel đã cố tình sử dụng máy may Il-20 làm lá chắn trước hỏa lực của phòng không Syria.
Israel đã bày tỏ sự hối tiếc về tổn thất của các lực lượng không quân Nga đồng thời thể hiện sự lo ngại rằng hệ thống phòng không S-300 có thể đẩy các máy bay của nước này vào vòng nguy hiểm khi Tel Aviv tuyên bố sẽ tiếp tục tấn công các mục tiêu Iran ở Syria. S-300 được nhận xét là có khả năng theo dõi hàng chục mục tiêu ở khoảng cách hàng trăm dặm. Nhà sản xuất Almaz-Antey cho biết, hệ thống phòng không tối tân này cũng có thể bắn hạ các tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo.Theo Counterpunch, sự cố xảy ra với máy bay Nga là một nguy cơ không bất ngờ vì ba trong số các lực lượng không quân mạnh nhất thế giới - bao gồm Nga, Mỹ và Israel - thường xuyên hoạt động ở không phận Syria. Ngoài ra, có máy bay Thổ Nhĩ Kỳ và Syria. Với năm lực lượng không quân cùng hoạt động ở trong hoặc gần không phận Syria, thì khó có thể đảm bảo rủi ro không xảy ra.
Các lực lượng quân sự Mỹ ở Trung Đông - đặc biệt là ở Syria và Iraq - chủ yếu dựa vào sức mạnh hủy diệt đáng gờm của lực lượng không quân và khả năng triển khai máy bay cũng như tên lửa theo ý muốn của mình.Biết rõ sức mạnh đáng gờm của S-300, Israel từ lâu đã tìm cách ngăn chặn việc Nga cung cấp S-300 cho Iran và Syria. Iran đã mua "Rồng lửa" Nga vào năm 2007 nhưng chỉ được giao trong năm 2016. Giờ đây, việc S-300 hiện diện ở Syria không những đe dọa nghiêm trọng tới sự tự do hoạt động của các máy bay Israel mà còn Không quân Mỹ.
Theo đó, một khi khả năng phòng thủ của không quân Syria được tăng cường, nó đương nhiên sẽ làm giảm lựa chọn quân sự của Mỹ.
Như vậy, việc Nga đưa "Rồng lửa" S-300 tới Syria là một dấu hiệu cho thấy cán cân quân sự đang thay đổi theo hướng có lợi cho chính quyền Assad.
Kể từ cuối năm 2016, các lực lượng trung thành với Tổng thống Bashar al-Assad đã chiếm lại được nhiều thành trì quân sự quan trọng bậc nhất ở Đông Aleppo, Đông Ghouta và Deraa. Hiện chỉ còn lại một khu vực đối lập chính ở Idlib. Theo đó, giờ đây, chính quyền Assad có thể dành nhiều thời gian và lực lượng hơn để đẩy lùi các hoạt động quân sự của Israel tại Syria.
Theo Danviet
Pháp lần đầu lên tiếng về việc Nga chuyển giao S-300 cho Syria Không còn thể hiện lập trường trung lập như trước, Pháp gọi bước đi chuyển giao S-300 của Nga tới Syria là hành động làm leo thang căng thẳng. Nga hoàn thành chuyển giao S-300 cho Syria. Việc Nga triển khai hệ thống phòng thủ chống máy bay S-300 ở Syria có nguy cơ thúc đẩy leo thang quân sự, phát ngôn viên...