Giao quyền tự quyết cho người nghèo
Tỷ lệ hộ nghèo của Việt Nam đã giảm mạnh nhưng được đánh giá là chưa bền vững. Thêm vào đó, thiên tai, hạn hán lại đang tạo ra những hộ nghèo đói cùng cực ở những địa bàn đặc thù.
4 năm 6 triệu người thoát nghèo
Công bố giảm nghèo đa chiều vừa được Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), Bộ LĐTBXH, Ủy ban Dân tộc và Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam công bố cho thấy, tỷ lệ hộ nghèo Việt Nam đã giảm đáng kể, từ 15,9% năm 2012 xuống còn 9,1% năm 2016. Điều này đồng nghĩa với việc có khoảng 6 triệu người đã thoát nghèo. Thành tích về giảm nghèo đã giúp Việt Nam đứng thứ 57 trong tổng số 193 nước thành viên của Liên Hợp Quốc về chỉ số mục tiêu phát triển bền vững năm 2018, tăng 9 bậc so với xếp hạng năm 2017.
Lãnh đạo Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo đi kiểm tra, giám sát về thực hiện chính sách giảm nghèo ở Phú Thọ. Ảnh: Minh Nguyệt
Tuy nhiên, những đánh giá độc lập của các chuyên gia giảm nghèo cho thấy, tỷ lệ giảm nghèo này vẫn chưa bền vững. Theo số liệu được công bố, tỷ lệ nghèo thu nhập cũng như nghèo đa chiều giảm mạnh. Tỷ lệ nghèo đa chiều giảm từ 18,1% xuống còn 10,9% trong thời kỳ 2012 – 2016. Ngoại trừ trình độ giáo dục của người lớn thì tỷ lệ thiếu hụt các chỉ số nghèo đa chiều quốc gia đều giảm xuống trong thời kỳ 2012 – 2016.
“Mặc dù chính sách hỗ trợ của Nhà nước là cần thiết và quan trọng, nhưng chúng ta cũng cần làm cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số nhận thức rõ mình chính là chủ thể của tiến trình giảm nghèo, để có trách nhiệm hơn nữa trong vươn lên thoát nghèo”.
Thứ trưởng Bộ LĐTBXH
Nguyễn Thị Hà
Đặc biệt, tỷ lệ thiếu hụt thông tin giảm mạnh do sự phát triển của điện thoại di động và internet. Nhiều hộ nghèo đồng bào dân tộc đã biết ứng dụng công nghệ số và internet vào sản xuất, buôn bán. Thêm vào đó, điều kiện nhà ở và vệ sinh cũng được cải thiện, nhưng tốc độ khá chậm.
Hiện nay, mức độ thiếu hụt lớn nhất là các chỉ tiêu về nhà tiêu hợp vệ sinh và trình độ giáo dục của người lớn. Năm 2016, cả nước có 36,1% dân số không thiếu hụt bất kỳ chỉ số nghèo đa chiều nào và có 1,3% dân số thiếu hụt trầm trọng từ 5 – 7 chỉ số.
Báo cáo cũng chỉ ra rằng, giáo dục nghề nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm, thu nhập và ảnh hưởng đến tình trạng đói nghèo. Chỉ 1% số hộ nghèo có chủ hộ tốt nghiệp cao đẳng, đại học, trong khi có đến 26,6% hộ nghèo có chủ hộ chưa học xong tiểu học. Các hộ nghèo có chủ hộ làm trong lĩnh vực nông nghiệp có tỷ lệ nghèo cao nhất, tiếp đến là các hộ có chủ hộ làm việc trong các ngành nghề không có kỹ năng.
Mặc dù tỷ lệ nghèo giảm nhưng vẫn có tình trạng tái nghèo hoặc các hộ dễ bị tổn thương rơi vào nghèo. Trong giai đoạn 2012 – 2020, có 6,7% dân số nghèo cả hai năm, 2,6% dân số rơi vào nghèo và 9,4% dân số thoát nghèo. Một trong những nguyên nhân quan trọng của tái nghèo và phát sinh nghèo mới là mức độ thiệt hại do thiên tai ngày càng trầm trọng, nhất là năm 2013 thiệt hại hơn 19,6 nghìn tỷ đồng và năm 2016 thiệt hại lên đến hơn 39,7 nghìn tỷ đồng.
Video đang HOT
Người nghèo phải tự quyết
Bà Nguyễn Thị Hà – Thứ trưởng Bộ LĐTBXH khẳng định, hoạt động giảm nghèo là hoạt động thường xuyên, liên tục, huy động sự hợp tác có hiệu quả của các khu vực kinh tế. “Mặc dù chính sách hỗ trợ của Nhà nước là cần thiết và quan trọng, nhưng chúng ta cũng cần làm cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số nhận thức rõ mình chính là chủ thể của tiến trình giảm nghèo, để có trách nhiệm hơn nữa trong vươn lên thoát nghèo” – Thứ trưởng nhấn mạnh.
Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà cũng cho rằng, cần tiếp tục huy động nhiều nguồn lực, ưu tiên đầu tư cho các huyện nghèo, xã nghèo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt là tăng cường phân cấp giao quyền cho các địa phương, chú ý việc giao quyền tự quyết cho người dân. “Thực tế tôi đã đi nhiều vùng và thấy, khi người dân được giao quyền tự quyết, họ có trách nhiệm hơn trong việc lựa chọn phương thức hỗ trợ phù hợp, từ đó có cách thoát nghèo hiệu quả” – bà Hà nói.
Bà Caitlin Wiesen – quyền Đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam đánh giá, những tiến bộ Việt Nam đạt được trong giảm nghèo là “thành công ở tầm thế giới”. Mặc dù vậy, tại Việt Nam, nghèo đói vẫn tồn tại ở nhiều khu vực, đặc biệt là các vùng đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Tỷ lệ nghèo đa chiều ở vùng miền núi phía Bắc và Tây Nguyên cao gấp 2 lần so với mức trung bình của cả nước. Trong khi tỷ lệ nghèo đa chiều năm 2016 của dân tộc Kinh là 6,4% thì tỷ lệ này ở một số nhóm dân tộc thiểu số cao hơn nhiều, ví dụ, tỉ lệ nghèo đa chiều của dân tộc Mông là 76,2%, Dao 37,5%, và Khmer 23,7%…
Khoảng cách nghèo đói tính theo các chiều về chi tiêu, thu nhập, giáo dục và tiếp cận nhà tiêu hợp vệ sinh giữa dân tộc Kinh và các dân tộc thiểu số ngày càng gia tăng trong giai đoạn 2012 – 2016. Thêm vào đó, các nghiên cứu cũng cho thấy, các hộ nghèo đa chiều có người khuyết tật được tiếp cận ít hơn với cơ hội giáo dục và việc làm so với mức trung bình của cả nước.
Theo bà Wiesen, để giảm bớt khoảng cách nghèo giữa các vùng miền và các nhóm dân tộc, ngoài việc mở rộng dịch vụ xã hội và bảo trợ xã hội, Việt Nam cần tăng cường hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh doanh, đặc biệt chú trọng tới vấn đề khởi nghiệp, tiếp cận tài chính và thị trường. “Việt Nam có thể tiếp tục giảm nghèo thành công hay không phụ thuộc vào khả năng đảm bảo tăng trưởng bao trùm tạo công ăn việc làm tốt hơn cho người dân và hỗ trợ hiệu quả những người bị bỏ lại xa nhất” – bà Wiesen nhấn mạnh.
Ông Phan Văn Hùng – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc:
Xã hội hóa giảm nghèo còn hạn chế
“Kết quả giảm nghèo trong thời gian qua của Việt Nam được đánh giá tốt, tuy nhiên tỷ lệ nghèo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn cao. Một số chính sách giảm nghèo chưa phù hợp với đặc điểm, điều kiện của từng vùng; công tác xã hội hóa, huy động sự tham gia đóng góp của khu vực tư nhân còn hạn chế. Cần nhìn nhận những khó khăn này như một thách thức để giải quyết. Đặc biệt, các chính sách đang tiếp cận giảm nghèo theo hướng đa chiều cần chú ý đến việc giao quyền tự chủ, tự quyết cho địa phương và chính người nghèo”.
Ông Ngô Trường Thi – Chánh văn phòng quốc gia giảm nghèo:
Không nghèo tiền nhưng nghèo về giáo dục
“Thu nhập tăng cũng chính là yếu tố quan trọng để thúc đẩy giảm nghèo đa chiều. Có thu nhập các hộ sẽ có điều kiện được tham gia giáo dục, tiếp cận thông tin, nhà vệ sinh hay mua bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, thực tế điều này không phải đúng với tất cả các trường hợp, bởi vẫn có những người không hề nghèo về thu nhập nhưng lại không biết cách chi tiêu, sử dụng tiền nên vẫn nghèo về giáo dục và nghèo về nhà vệ sinh… Điều này là vấn đề mà cơ quan giảm nghèo đã nhìn nhận thấy và đang có chính sách để hỗ trợ”.
Nguyệt Tạ (ghi)
Theo Danviet
10 năm lo chuyện hậu sự cho người dưng
"Nghĩa tử là nghĩa tận. Tôi lo hậu sự cho họ là vì tình người".
Cũng là kiếp người nhưng sao họ bi đát quá
Bằng giọng nói trầm ấm và chậm rãi, ông Liêm cho biết ông vốn là thợ may lành nghề. Nhờ có chút tiếng tăm nên cái nghề cũng giúp ông cùng vợ nuôi ba con lớn khôn và thành đạt, cuộc sống ổn định. Đến cuối năm 2008, do tuổi cao không cho phép tiếp tục công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ này, ông quyết định chuyển nghề. Đó là "làm việc thiện" và tham gia công tác xã hội ở địa phương.
"Nhiều lần tôi chứng kiến những người neo đơn, nghèo khó "ra đi" mà không có chiếc hòm khâm liệm hoặc có cũng chỉ là chiếc hòm bằng gỗ tạp rồi đưa đi hỏa táng. Cũng là một kiếp người nhưng số phận họ bi đát quá. Từ suy nghĩ này, tôi cùng Hội Chữ thập đỏ thị trấn Vĩnh Thuận vận động Hội Tương tế người Hoa, bà con tiểu thương ở chợ Vĩnh Thuận, người khá giả mua hòm, hỗ trợ người nghèo" - ông Liêm bộc bạch.
Ông Liêm tận dụng các mối quan hệ quen biết mỗi năm phối hợp với các tổ chức từ thiện tổ chức chăm lo hậu sự cho từ 20 đến 25 trường hợp. Hiện chi phí cho mỗi đám tang từ thiện cho người nghèo trên dưới 10 triệu đồng, trong đó chi phí mua hòm từ thiện khoảng 7-8 triệu đồng, còn lại ông Liêm vận động bà con tiểu thương hỗ trợ các khoản khác như che rạp, trà, bánh và hỗ trợ hỏa táng... "Nghĩa tử là nghĩa tận, không kể thời gian sớm tối, hễ có người thông tin cho ấp, khu phố, sau đó ấp, khu phố gọi xin hòm là mình đi lo" - ông Liêm nói.
Tài trợ
Gầm cầu Vĩnh Thuận, nơi nhiều mảnh đời khốn khó tá túc rồi trút hơi thở sau cùng đã được ông Ngô Thanh Liêm vận động giúp đỡ.
Ông Ngô Thanh Liêm bên cuốn sổ khổ A4 ghi chi tiết lý lịch người nghèo, hoàn cảnh cơ nhỡ khi chết mà chính ông và Hội Chữ thập đỏ thị trấn Vĩnh Thuận hỗ trợ.
Cuốn sổ A4 và hàng trăm phận người
Cuốn sổ khổ A4, trang thứ 137 ghi: "Ngày 28-12-2017, ông Nguyễn Văn Năm qua đời, hưởng thọ 97 tuổi. Ông Năm đã hai lần lấy vợ, cuộc sống nghèo khó nên lúc về già phải tạm trú dưới gầm cầu Vĩnh Thuận. Trước lúc qua đời, ông Năm nằm liệt một chỗ, được bà con thương tình chăm sóc thuốc thang gần hai năm ròng. Sau khi chết, ông được hỏa táng ở chùa Cái Nhum, xã Phong Đông". Nhờ tư liệu quý này, người thân của ông Nguyễn Văn Năm đã tìm được hài cốt và cất bốc về miền Bắc an táng.
Đó còn là những cảnh đời nghèo khổ, không có nhà ở, chèo đò mưu sinh. Khi chết, nơi họ mưu sinh cũng là nơi họ trút hơi thở cuối cùng, như bà Lương Kim Hường (63 tuổi) làm nghề chèo đò, ở bến đò thị trấn Vĩnh Thuận. Bà Hường sống một mình, khi chết không có người thân và nơi làm đám tang. Ông Liêm cùng Hội Chữ thập đỏ thị trấn Vĩnh Thuận đứng ra hỗ trợ hòm, che bạt làm đám ngay tại bến đò, sau đó đưa đi hỏa táng.
Gần 10 năm lo hậu sự cho người nghèo là chừng đó thời gian ông Liêm tỉ mỉ ghi lại từng hoàn cảnh vào hai cuốn sổ khổ giấy A4 với trên dưới 200 trường hợp đã được ông vận động giúp đỡ. "Tôi ghi từng chi tiết như vậy để sau này con cháu hay thân nhân người chết từ nơi xa có thể tìm nhận lại hài cốt một cách dễ dàng. Bởi phần lớn người chết thường không có người thân ở Vĩnh Thuận hoặc sống cô đơn một mình" - ông giải thích.
Éo le nhất của phận người, mà ông Liêm từng gặp là trường hợp của ông Lê Văn Sáu (66 tuổi). Hằng ngày, ông Sáu bán vé số, tối ngủ gầm cầu Vĩnh Thuận rồi ông qua đời tại đây, kiến bu đầy người, đúng vào dịp Tết cổ truyền của đồng bào dân tộc Khmer. Gác lại chuyện vui Tết, chùa Chắc Băng cũ, xã Phong Đông đã giúp đỡ ông Liêm hỏa táng ông Sáu tới tận 22 giờ đêm.
Những năm gần đây, người dân nghèo ở Vĩnh Thuận bỏ quê đi làm ăn ở TP.HCM, tỉnh Bình Dương, tỉnh Đồng Nai rất nhiều. Nhiều trường hợp bị tai nạn lao động, tai nạn giao thông và chết tại xứ người như trường hợp anh Danh Phục (18 tuổi), ấp Cái Nhum, xã Phong Đông là ví dụ. Anh Phục làm thuê ở Bình Dương, bị tai nạn giao thông tử vong. Nhà Phục nghèo quá nên gọi điện thoại nhờ ông Liêm bố trí hòm mua tận TP.HCM đưa về quê lo hậu sự chu toàn. "Nếu không có ông Liêm hỗ trợ, tôi cũng không biết làm sao mới đưa anh Phục về quê an táng" - chị Thị Thơm, vợ anh Phục, bồi hồi nhớ lại...
Gia đình đã khuyên ông nghỉ ngơi vì lớn tuổi nhưng thấy còn nhiệt tình nên địa phương đã vận động ông ở lại đóng góp cho công tác an sinh xã hội, hỗ trợ người nghèo. Không chỉ lo quan tài cho những cảnh đời cơ nhỡ, ông Liêm còn làm tốt công tác vận động hiến máu tình nguyện, vận động tặng quà cho người nghèo vào các dịp lễ, Tết... Hoạt động, phong trào nào có ông Liêm tham gia là đều đạt kết quả.
Ông LÊ VĂN ĐỦ, Bí thư Đảng ủy,
Chủ tịch UBND thị trấn Vĩnh Thuận
LÊ VINH
Theo PLO
Vùng đất dân thoát nghèo nhanh, thành khấm khá nhờ hoa kiểng Xác định nguồn vốn là yếu tố quan trọng tạo điều kiện cho hội viên, nông dân phát triển kinh tế, trong thời gian qua, các cấp Hội Nông dân (ND) ở huyện Chợ Lách (Bến Tre) đã làm tốt công tác nhận ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác thông qua nguồn vốn Ngân hàng Chính...