Giao mùa, cẩn trọng với bệnh cúm: Các dấu hiệu cảnh báo bệnh cúm mọi người không được bỏ qua
Cảm cúm có lẽ là căn bệnh không hề xa lạ với tất cả chúng ta và hầu hết mọi người đều từng đối mặt với vấn đề sức khỏe này ít nhất một vài lần trong đời, nhất là trong thời điểm giao mùa.
Khi người mắc cúm ho hoặc hắt hơi, các khuẩn, virus bay vào không khí và có khả năng dễ dàng xâm nhập vào cơ thể nếu bạn hít phải.
Hơn nữa, chạm vào những vật dụng nhiễm virus như bàn phím hoặc tay nắm cửa rồi đưa lên mặt, đặc biệt là mắt, mũi và miệng hoàn toàn có thể khiến bạn phải vật lộn với cúm 1-2 tuần sau đó. Các triệu chứng cơ bản bao gồm sốt, ngạt mũi, chảy nước mũi, đau cơ, ho liên tục, đau đầu và mệt mỏi.
Nhìn chung, cúm không phải là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và hoàn toàn có thể tự biến mất mà không cần tới sự can thiệp của y tế. Tuy nhiên, theo dữ liệu từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), hàng trăm ngàn người phải đối mặt với các biến chứng do virus cúm gây nên mỗi năm. Trên thực tế, tại Mỹ từ tháng 10 năm 2018 đến đầu tháng 5 năm 2019 có 647 người phải nhập viện và khoảng 61200 người tử vong vì biến chứng cúm.
Vấn đề sức khỏe này không xu hướng biến mất nhanh chóng như nhiều người vẫn nghĩ. Các triệu chứng thậm chí có thể chuyển biến xấu nếu bạn nhiễm virus lần hai.
Các dấu hiệu cảnh báo mắc cúm trong giai đoạn đầu
Bạn có thể mắc cúm trước khi các dấu hiệu đầu tiên xuất hiện 4 ngày. Hiển nhiên, khi các triệu chứng diễn ra, bạn sẽ cảm thấy khó chịu, đột nhiên kiệt sức, đau cơ, khớp và lúc nào cũng muốn nằm trên giường nghỉ ngơi.
Gregory, bác sĩ, giáo sư kiêm người điều hành nhóm nghiên cứu vaccine tại phòng khám Mayo Clinic giải thích, đây là các dấu hiệu nhận biết bệnh cúm thay vì cảm lạnh thông thường. Triệu chứng thường xuất hiện nhanh và nghiêm trọng hơn cảm lạnh.
Bạn có thể mắc cúm trước khi các dấu hiệu đầu tiên xuất hiện 4 ngày.
Các dấu hiệu cảnh báo mắc cúm trong giai đoạn đầu thường bao gồm sốt, ớn lạnh, đau cơ và mệt mỏi. Sau đó, bạn có thể nhận thấy các triệu chứng khác như đau họng và ho khan. Lea Ann Chen, thạc sĩ kiêm phó giáo sư y khoa tại trung tâm chăm sóc sức khỏe NYU Langone cho biết, cơn sốt có thể kéo dài hai đến bốn ngày, trong khi các triệu chứng khác có khả năng tồn tại đến một tuần.
Mặc dù có thể được điều trị cúm tại nhà thông qua việc nghỉ ngơi, truyền dịch và uống thuốc, bạn hãy tới khám bác sĩ nếu cơn sốt không có chiều hướng thuyên giảm hoặc bệnh không đỡ trong vòng 3-5 ngày từ khi các triệu chứng đầu tiên xuất hiện. Khó thở và ho ra đờm xanh cũng là dấu hiệu đáng báo động.
Cảm cúm thường kéo dài bao lâu?
Video đang HOT
Như đã đề cập, cúm tấn công trước khi các triệu chứng đầu tiên xuất hiện và mất 5-7 ngày để tự biến mất. Trẻ em có thể bị mắc lâu hơn 1 tuần.
Cúm tấn công trước khi các triệu chứng đầu tiên xuất hiện và mất 5-7 ngày để tự biến mất.
Do mắc bệnh truyền nhiễm, bạn không nên đến những nơi công cộng, trường học hoặc nơi làm việc. Hãy trở lại bình thường khi bạn không còn ho và bị sốt. Ngoài ra, vệ sinh sạch sẽ, rửa tay thường xuyên và hắt hơi vào giấy để tránh nguy cơ nhiễm cảm cúm lần nữa.
Nếu bạn phải rời khỏi nhà khi bị bệnh, hãy xem xét việc dùng mặt nạ. Tuy không có khả năng chống virus, mặt nạ sẽ giúp bạn luôn luôn nhận thức bản thân đang mắc cúm và cần tránh tiếp xúc với người khác. Hơn nữa, khi vô tình ho hoặc hắt hơi, dụng cụ này cũng cản trở một phần vi khuẩn bay vào không khí gây bệnh cho mọi người.
Tốt hơn hết, mọi người nên tiêm phòng cúm sớm nhất có thể. Đây là cách phòng ngừa tốt nhất, vừa chống lại virus cúm vừa bảo vệ sức khỏe của những người xung quanh. Phương pháp đơn giản khác là rửa tay thường xuyên, tránh chạm tay vào các bộ phận trên mặt trong mùa lạnh và mùa cúm.
Dan Gingold, chuyên gia y khoa kiêm bác sĩ cấp cứu tại Trung tâm y tế Mercy ở Baltimore lưu ý, không ít người có thói quen đặt ngón tay lên mắt, mũi hoặc miệng sau mỗi 15-30 giây. Hãy tránh hành động này càng nhiều càng tốt để bảo vệ bản thân khỏi bệnh cảm cúm.
(Nguồn: Pre)
Theo afamily
Bác sĩ hướng dẫn cách dùng điều hòa qua đêm mà không bị đau họng
Giao mùa, bão, nóng lạnh thất thường rất khó chịu nên nhiều nhà vẫn dùng điều hòa liên tục, để qua đêm. Nếu không biết những cách sau thì ngủ dậy sẽ bị đau họng, khô họng, dẫn tới phải dùng kháng sinh.
Để điều hòa qua đêm hay bị tình trạng đau họng sau khi ngủ dậy
Bà Ngọc Anh (Hà Nội) chia sẻ, từ khi lắp điều hòa, bà ngủ trong phòng máy lạnh cả đêm nên bị đau họng. Có người bảo đặt xô nước nhỏ trong phòng điều hòa, bỏ thêm cái quạt máy thổi vào góc phòng sẽ thấy đỡ đau họng, khô họng. Bà làm theo và quả nhiên đỡ hẳn, cuối tháng còn giảm bớt được ít tiền điện. Chắc do để điều hòa để nhiệt độ cao, lại có thêm quạt và nước ẩm nên máy không phải làm việc hết công suất.
Bác sĩ khuyên bà Ngọc Anh ngày 2 lần súc họng bằng nước muối nên cả đợt giao mùa bà không bị đau họng, viêm họng nữa.
Nhiều người dùng điều hòa qua đêm đã bị đau họng. Ảnh minh họa.
Chị Thùy Chi (Hải Dương) thì kêu mấy ngày mưa nên trời ẩm, phải bật điều hòa nấc hút ẩm nên khô da, con thì cứ nửa đêm về sáng là ho, chị thì liên tục ngủ dậy thấy họng rát và đau họng. Đi khám lần nào hai mẹ con cũng phải dùng kháng sinh. Bác sĩ dặn hai mẹ con về chịu khó uống nhiều nước và ngậm, súc nước muối hàng ngày trước khi đi ngủ. Từ đó cả hai mẹ con đều thấy không đau họng khi ngủ dậy, con cũng không bị ho nữa.
Theo các nhà khoa học, điều hòa làm mát rất tốt, nhưng mặt trái của nó là bị khô da và các bệnh lý đường hô hấp, rất dễ gặp là bị khô họng, đau họng nửa đêm về sáng, dẫn tới viêm họng và sinh bệnh.
Theo các bác sĩ, trong miệng có rất nhiều vi khuẩn gây bệnh, ở điều kiện bình thường chúng khó sinh sôi và phát triển nên không sao. Nhưng ở môi trường có độ ẩm khô và lạnh như dùng điều hòa thì sức đề kháng của cơ thể bị suy giảm, tạo môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi nảy nở - dẫn tới viêm nhiễm đường hô hấp, nhất là bị đau họng.
Những người có bệnh đường hô hấp, xoang nhiều lúc nằm ngủ miệng hay hé ra, mũi phải hoạt động hết công suất nên càng dễ bị đau họng.
Nhiều gia đình sử dụng điều hòa không đúng cách nên người trong nhà hay bị đau họng, thêm việc cửa phòng điều hòa luôn đóng kín nên không khí tù đọng càng làm vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, lây lan sang người khác.
Nên đặt chậu nước, hoặc dùng thêm máy tạo ẩm cho phòng điều hòa. Ảnh minh họa.
Cách chống đau họng, nghẹt mũi khi dùng điều hòa
Theo PSG. TS. BS Phạm Thị Bích Đào (chuyên khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội), khi dùng điều hòa cần biết cách kiểm soát nhiệt độ phòng. Nếu máy lạnh loại tốt thì không nên để nhiệt độ dưới 26 độ C, nhà có trẻ nhỏ dưới 1 tuổi chỉ cần duy trì nhiệt độ 28 độ C.
Cách dùng điều hòa đúng là ngay khi bật điều hòa, 30 phút đầu có thể để chế độ làm lạnh nhanh.
Sau 30 phút phòng đã đủ mát thì nâng nhiệt độ lên 27 - 28 độ C - là ngưỡng được coi là phù hợp với hệ thống biểu mô của niêm mạc đường hô hấp (nhiệt độ của lớp bề mặt của hệ thống này là 30-31 độ).
Theo các bác sĩ, để không bị đau họng khi nằm điều hòa có thể dùng các cách sau:
- Súc họng nước muối trước khi đi ngủ, sáng dậy là cách rẻ tiền và hiệu quả để giảm các triệu chứng đau họng, khô họng, các triệu chứng cúm, cảm lạnh thông thường, viêm xoang... và một số triệu chứng khó chịu ở cổ họng. Các hiệu thuốc có bán nhiều loại nước súc họng, nhưng cách dùng nước muối nhạt súc họng trong dân gian rất hiệu quả để trị đau họng nhẹ, giảm khô, rát họng, đau họng...
- Đắp kín chăn khi ngủ, hoặc bật chế độ hẹn giờ để điều hòa tự ngắt sau khi ngủ 3-4 giờ (hẹn từ 23h đêm đến 3 - 4 giờ sáng hôm sau là được). Như thế vừa ngủ ngon, vừa giảm tần suất đau họng lúc sáng sớm, còn tiết kiệm tiền điện.
- Khi ngắt điều hòa hãy dùng quạt điện, bật ở chết độ nhỏ nhất - để không ảnh hưởng đến giấc ngủ của gia đình mà vẫn an toàn cho đường hô hấp.
Ngoài ra cần tăng độ ẩm bằng cách đặt một chậu nước, 1 cái khăn ẩm, hoặc phòng rộng có thể tận dụng để phơi quần áo ban đêm... Tốt nhất là đầu tư thêm máy tạo ẩm vừa làm sạch không khí, vừa làm mát dịu mũi, họng, giúp loãng chất nhầy trong xoang để mọi người luôn dễ thở.
Hoặc dùng thiết bị xông khuếch tán tinh dầu hơi nước vừa giúp lan tỏa hương thơm tinh dầu dễ chịu, vừa tăng cường độ ẩm và ion âm trong không khí. Nên dùng loại máy lan tỏa tinh dầu, cung cấp độ ẩm nhưng không gầy ồn và tự tắt khi hết nước.
Nếu dùng các biện pháp trên mà triệu chứng khô họng, nghẹt mũi không giảm thì cần đến gặp bác sĩ ngay, kẻo để lâu sẽ tiến triển thành viêm họng, viêm đường hô hấp... sẽ phải dùng thuốc và điều trị lâu hơn.
Để không bị đau họng cần:
- Tránh đồ uống kích thích như coffe, soda... vì khiến cơ thể mất nước nhiều hơn.
- Độ chênh lệch giữa phòng điều hòa và ngoài trời khoảng 8 - 10 độ C để tránh bị choáng khi ra vào.
- Hoặc xông - tắm nước ấm đều đặn giúp tăng cường sức khỏe mà còn giảm khô mũi hiệu quả.
- Hàng ngày mở hết các cửa phòng điều hòa để thông khí, dùng quạt để thổi bay không khí tù đọng ra ngoài.
- Tập thể dục, ăn uống điều độ. Uống nhiều nước (khoảng 1,5 - 2 lít nước/ngày), năng bổ sung vitamin C bằng trái cây, rau quả...để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
- Định kỳ bảo trì - vệ sinh máy điều hòa để vừa tiết kiệm điện, vừa sạch không khí và nâng cao tuổi thọ máy (bảo dưỡng vệ sinh 2 - 3 lần/nằm, tùy dòng máy). Hoặc vệ sinh bảo dưỡng đầu mùa và cuối mùa.
Ngọc Hà
Theo giadinh.net
4 mẹo đơn giản tăng đề kháng cho trẻ thời điểm giao mùa Giao mùa là thời điểm thời tiết thay đổi thất thường tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển, tấn công làm suy yếu hệ miễn dịch của trẻ, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe Mỗi khi giao mùa, thời tiết và độ ẩm không khí thay đổi đột ngột khiến cơ thể bé không kịp thích ứng, sinh ra những...