Giáo hoàng Francis, Thủ tướng Đức được đề cử Nobel Hòa bình
Giáo hoàng Francis, Thủ tướng Đức Angela Merkel và những nhà hoạt động chống chương trình hạt nhân nằm trong số ứng viên tiềm năng cho giải thưởng Nobel Hòa bình năm 2015.
Giáo hoàng Francis và Thủ tướng Đức Angela Merkel được coi là những ứng viên tiềm năng cho giải Nobel Hòa bình 2015 – Ảnh: Reuters
Đài phát thanh quốc gia Na Uy (NRK) và trang web chuyên theo dõi các giải thưởng Nobeliana dự đoán Chương trình quốc tế nhằm loại bỏ vũ khí hạt nhân (ICAN) có trụ sở tại Geneva (Thụy Sĩ) được coi là ứng cử viên hàng đâu cho giải Nobel Hòa bình năm nay, theo Reuters ngày 8.10.
Theo NRK, Giáo hoàng cũng có nhiều khả năng đoạt giải thưởng này do ông mạnh mẽ phản đối vũ khí hạt nhân, đồng thời góp phần hàn gắn mối quan hệ giữa Mỹ và Cuba. Ngoài ra, Giáo hoàng còn có những chỉ trích về việc biến đổi khí hậu và công bằng xã hội.
Các nhân chứng sống sót sau các vụ ném bom hạt nhân ở Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản là bà Setsuko Thurlow và ông Sumitero Taniguchi cũng được xếp hạng tiềm năng.
NRK cũng nhắc đến 2 nhà đàm phán hạt nhân là Ngoại trưởng Iran, ông Mohammad Javad Zarif và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry. Hai người này được xem là ứng cử viên cho giải Nobel Hòa bình vì giúp đạt được thỏa thuận về chương trình hạt nhân Iran.
Video đang HOT
Giới chuyên gia cũng liệt kê những ứng viên khác như Tổng thống Juan Manuel Santos của Colombia và lãnh đạo phe nổi dậy Rodrigo Londono với nỗ lực chấm dứt cuộc chiến trong 5 thập kỷ tại Colombia; các nhà hoạt động vì người tị nạn như Thủ tướng Đức Angela Merkel, cơ quan Liên Hiệp Quốc về người tị nạn (UNHCR), giáo sĩ Mussie Zerai (Eritrea), thị trưởng Giusi Nicolini tại đảo Lampedusa của Ý.
Khoảng 273 cá nhân và tổ chức đã được đề cử cho giải Nobel Hòa bình năm 2015. Giải thưởng sẽ được công bố vào 9 giờ ngày 9.10 giờ GMT (16 giờ, giờ Việt Nam). Người nhận giải sẽ nhận được 972.000 USD.
Bảo Vinh
Theo Thanhnien
Triển vọng đàm phán hạt nhân Iran nhạt dần
Cuộc đàm phán hạt nhân giữa ngoại trưởng Iran và nhóm P5 1, gồm Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc và Đức, diễn ra ngày 30/3 đã kéo dài tới nửa đêm do các bên không tìm được tiếng nói chung trong những "vấn đề phức tạp" khi mà thời hạn chót sắp tới gần.
Cuộc đàm phán tại Lausanne (Ảnh: AFP)
Phát biểu trước các phóng viên bên ngoài một khách sạn ở thị trấn Lausanne của Thụy Sĩ, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry thừa nhận: "Vẫn có những vấn đề khó khăn. Chúng tôi đang rất nỗ lực để tìm sự đồng thuận. Chúng tôi sẽ thảo luận tới đêm muộn hôm nay và dĩ nhiên là cả ngày mai".
Hiện các cường quốc đang chạy đua với thời gian để tìm cách đạt được thỏa thuận hạt nhân toàn diện với Iran, qua đó kiểm soát không để quốc gia Cộng hòa Hồi giáo này sở hữu vũ khí hạt nhân.
Liên quan tới cuộc đàm phán nêu trên, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã rời cuộc đàm phán sau nhiều cuộc gặp với các đối tác liên quan. Người phát ngôn của ông cho biết Ngoại trưởng Lavrov sẽ chỉ quay trở lại nếu có một cơ hội "thực tế" về việc các bên đạt được thỏa thuận.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier cho biết những điẻm chính trong khi tranh luận chính là những yêu cầu "rất tham vọng" của Iran một khi "giai đoạn đầu" của thỏa thuận có thời hạn 10 năm hết hiệu lực.
"Chúng ta phải có những biện pháp để bảo đảm rằng những gì diễn ra sau 10 năm nữa là minh bạch và rõ ràng. Chúng ta không để nguy cơ họ phát triển bùng nổ sau 10 năm nữa", Ngoại trưởng Đức khẳng định.
Hiện các cường quốc đang cố gắng đưa ra một thỏa thuận khung để đảm bảo rằng Iran sẽ không sở hữu được bom hạt nhân với chương trình hạt nhân mà nước này đang phát triển.
Một nhà ngoại giao phương Tây cho biết hiện là thời điểm "có hoặc không" giữa ngoại trưởng các nước. Ông cũng cho biết thêm bất đồng giữa các bên hiện nay nằm ở ba vấn đề chính: Thời gian thỏa thuận có hiệu lực, thời điểm Liên hợp quốc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt và cơ chế để bảo đảm các bên phải tuân thủ thỏa thuận.
Trưởng đoàn đàm phán hạt nhân của Iran, ông Abbas Araghchi cho biết: "Chúng tôi đã có cuộc gặp rất quan trọng và quá trình thảo luận đã đề cập tới nhiều chi tiết. Tất nhiên, chúng tôi có giải pháp cho mọi vấn đề còn vướng mắc hiện nay".
Theo kế hoạch trước đây, các bên phải ký được thỏa thuận khung trước thời hạn chót 31/3, qua đó mở đường cho việc kéo dài thêm 90 ngày để đàm phán theo hướng tiến tới một thỏa thuận toàn diện nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng hạt nhân Iran kéo dài hơn 10 năm qua.
Tuy nhiên, trên thực tế, "thời hạn chót" cho thỏa thuận cuối cùng giữa Iran và nhóm P5 1 đã được ấn định tới lần thứ ba, sau hai lần lỡ hẹn kể từ khi đạt được thỏa thuận sơ bộ ngày 24/11/2013.
Theo giới phân tích, các bên khó có thể gia hạn thêm thời điểm chốt thỏa thuận vì sức ép mà Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tổng thống Iran Hassan Rouhani đang phải đối mặt ở trong nước.
Ngọc Anh
Tổng hợp
Theo Dantri
Nữ nhà báo, nhà văn Belarus được trao Nobel Văn học 2015 Nữ nhà báo điều tra, nhà văn Belarus, bà Svetlana Alexievich ngày 8.10 được trao giải Nobel Văn học 2015 nhờ vào những tác phẩm nổi tiếng đầy cảm xúc về thảm họa hạt nhân Chernobyl và chiến tranh thế giới lần 2 dựa trên lời kể các nhân chứng. Nữ nhà báo điều tra, nhà văn Belarus, bà Svetlana Alexievich được trao...