Giáo hoàng Francis sẽ giúp hòa giải trên bán đảo Triều Tiên?
Ngày 23.5, một quan chức từ văn phòng Tổng thống Hàn Quốc cho biết tân Tổng thống nước này Moon Jae In đã đề nghị Giáo hoàng Francis cùng phối hợp để mang lại hòa bình và hòa giải trên bán đảo Triều Tiên.
Lời đề nghị được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng tại khu vực sau các vụ phóng thử tên lửa đạn đạo liên tiếp của Bình Nhưỡng. Trước đó, Giáo hoàng Francis cũng nhận xét rằng tình hình Triều Tiên ngày càng trở nên căng thẳng, đặc biệt là sau các vụ thử tên lửa của Bình Nhưỡng.
Ông Kim Hee Joong, hiện là người đứng đầu Hội đồng Giám mục Hàn Quốc, đang ở thăm Vatican để chuyển bức thư cá nhân của Tổng thống Moon tới Giáo hoàng Francis, người đứng đầu Nhà thờ Công giáo La mã.
Video đang HOT
Giáo hoàng Francis trước đó cảnh báo rằng “một phần tốt đẹp của nhân loại” sẽ bị hủy hoại nếu vấn đề Triều Tiên tiếp tục leo thang. Theo ABCnews, Giáo hoàng đã chỉ ra cách để giải quyết tốt vấn đề Triều Tiên là nhờ Na Uy giúp đỡ. Theo Giáo hoàng Francis: “Trên thế giới có nhiều quốc gia trung lập và Na Uy là một ví dụ điển hình. Quốc gia này luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác. Nhưng con đường cuối cùng vẫn phải thông qua đàm phán ngoại giao”.
Căng thẳng gia tăng trên bán đảo Triều Tiên trong bối cảnh Bình Nhưỡng liên tiếp tiến hành các vụ phóng thử tên lửa đạn đạo và tuyên bố sẵn sàng thử hạt nhân lần thứ 6, bất chấp cảnh báo của cộng đồng quốc tế.
Theo Danviet
Triều Tiên lên tiếng về lập trường tại hội nghị ASEAN
Các nước tham gia Hội nghị cũng đã trao đổi tình hình Bán đảo Triều Tiên, theo đó nhiều nước kêu gọi CHDCND Triều Tiên dừng các vụ thử tên lửa và vũ khí hạt nhân; đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của giảm căng thẳng, nối lại đối thoại và giải quyết bất đồng một cách hoà bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, tôn trọng và thực hiện đầy đủ các Nghị quyết liên quan của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Các đại biểu tại Hội nghị Quan chức Cao cấp Diễn đàn ASEAN.
Ngày 24.5.2017 tại Manila, Philippines đã diễn ra Hội nghị Quan chức Cao cấp Diễn đàn khu vực ASEAN (SOM ARF) nhằm thảo luận các vấn đề hợp tác và chuẩn bị cho Hội nghị Ngoại trưởng ARF lần thứ 24 vào tháng 8.2017 tại Philippines. Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng, Trưởng SOM ARF của Việt Nam dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị.
Hội nghị ghi nhận những tiến triển tích cực trong thực hiện Kế hoạch hành động Hà Nội triển khai Tầm nhìn ARF 2020 và hợp tác trên các lĩnh vực ưu tiên về an ninh biển, cứu trợ thảm hoạ, chống khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia, chống phổ biến vũ khí và giải trừ quân bị; xem xét các đề xuất hợp tác mới và thống nhất danh mục các hoạt động cho năm giữa kỳ 2017-2018 trình các Bộ trưởng thông qua vào tháng 8.2017.
Trước những diễn biến nhanh chóng của tình hình thế giới, khu vực và sự nổi lên của các thách thức an ninh phức tạp, nhiều chiều, các Quan chức cao cấp khẳng định quyết tâm nâng cao vai trò của ARF với tư cách là diễn đàn an ninh quan trọng thúc đẩy đối thoại, hợp tác và xây dựng lòng tin ở khu vực. Các nước nhấn mạnh cần tiếp tục củng cố các nguyên tắc căn bản của Diễn đàn như tham vấn, đồng thuận, phát triển tiệm tiến; đẩy nhanh tiến trình chuyển sang ngoại giao phòng ngừa song song với việc triển khai mạnh mẽ các biện pháp xây dựng lòng tin; nâng cao năng lực ứng phó với các thách thức mới đang nổi lên ở khu vực như an ninh mạng, cướp biển, khủng bố và cực đoan bạo lực, mua bán người, qua đó góp phần bảo đảm hoà bình, an ninh và phát triển chung ở khu vực.
Nhiều nước tiếp tục bày tỏ quan ngại về tình hình Biển Đông, nhất là các hoạt động bồi đắp, tôn tạo và quân sự hoá, ảnh hưởng đến hoà bình, an ninh, an toàn hàng hải và hàng không ở khu vực. Trong bối cảnh này, các nước tiếp tục khẳng định tầm quan trọng của giải quyết các tranh chấp bằng các biện pháp hoà bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982. Các nước hoan nghênh nỗ lực của ASEAN và Trung Quốc thực hiện nghiêm túc, đầy đủ DOC; hướng tới sớm hoàn tất Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC).
Các nước tham gia Hội nghị cũng đã trao đổi tình hình Bán đảo Triều Tiên, theo đó nhiều nước kêu gọi CHDCND Triều Tiên dừng các vụ thử tên lửa và vũ khí hạt nhân; đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của giảm căng thẳng, nối lại đối thoại và giải quyết bất đồng một cách hoà bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, tôn trọng và thực hiện đầy đủ các Nghị quyết liên quan của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Đại diện Triều Tiên phát biểu, trình bày lập trường, cho rằng Triều Tiên buộc phải có hành động nhằm mục đích tự vệ trước những đe doạ an ninh từ bên ngoài.
Đoàn Việt Nam đã tích cực đóng góp ý kiến cho nhiều nghị sự quan trọng của cuộc họp. Phát biểu về tình hình quốc tế và khu vực, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng khẳng định quan điểm nhất quán của Việt Nam về Biển Đông, đề cao tầm quan trọng của giải quyết các tranh chấp bằng các biện pháp hoà bình trên cơ sở tôn trong luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982, tôn trọng các tiến trình ngoại giao và pháp lý. Trong bối cảnh vẫn còn những lo ngại về các hoạt động bồi đắp, tôn tạo và quân sự hoá trên Biển Đông, Thứ trưởng khẳng định các nước cần đẩy mạnh hơn nữa tự kiềm chế, xây dựng lòng tin và các hoạt động ngăn ngừa sự cố trên biển. Bên cạnh đó, Thứ trưởng cũng hoan nghênh nỗ lực thực hiện nghiêm túc, đầy đủ DOC; các kết quả đạt được trong trao đổi giữa ASEAN và Trung Quốc về xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), trong đó có việc gần đây các quan chức cao cấp hai bên đã nhất trí với nội dung dự thảo khung của COC, bước đầu tiến tới COC thực chất, hiệu quả và ràng buộc về pháp lý.
Theo kế hoạch, Việt Nam sẽ cùng các đối tác EU và Australia đồng chủ trì Nhóm giữa kỳ ARF về An ninh biển (ISM-MS) giai đoạn 2018-2020, cùng Nhật Bản đồng chủ trì Nhóm Chuyên gia và các Nhân vật Nổi tiếng ARF (EEPs) năm 2018; và đăng cai các Hội thảo ARF về Tăng cường hợp tác Thực thi pháp luật trên biển và Gìn giữ hoà bình trong năm 2017.
Theo Danviet
Nga có thứ để không bao giờ sợ tên lửa Triều Tiên Mỹ có vẻ như mang vụ phóng tên lửa của Triều Tiên ngày 14.5 ra hù dọa Nga. Hầu như ngay lập tức sau khi rộ tin về vụ phóng đã xuất hiện các bình luận rằng tên lửa rơi cách Vladivostok 95 km và giờ đây rốt cuộc Nga cần phải hiểu tình hình Triều Tiên gây ra mối đe dọa như...