Giáo dục giới tính là gì?
Trong quá trình trưởng thành, tuổi mới lớn dần phải đối mặt với những quyết định quan trọng về các mối quan hệ, giới tính, hành vi tình cảm.
Các quyết định này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và cả cuộc đời của bạn sau này. Do đó, việc nắm vững kiến thức giáo dục giới tính là cực kỳ cần thiết.
Tham khảo: Sức khỏe giới tính
Giáo dục giới tính là gì?
Giáo dục giới tính là việc cung cấp các thông tin về sự phát triển của cơ thể, giới tính, tình dục, và các mối quan hệ, cùng với xây dựng kỹ năng để giúp các bạn trẻ giao tiếp và đưa ra quyết định liên quan đến tình dục và sức khỏe tình dục của họ.
Tham khảo: Tuổi dậy thì của con gái
Giáo dục giới tính dành cho học sinh ở mọi cấp học, với các kiến thức thích hợp với nền văn hóa và sự phát triển của học sinh. Giáo dục giới tính sẽ bao gồm thông tin về tuổi dậy thì, biện pháp tránh thai và bao cao su, các mối quan hệ, phòng chống bạo lực tình dục, hình ảnh cơ thể, giới tính và khuynh hướng tình dục. Nó cần phải được giảng dạy bởi các giáo viên được đào tạo chuyên môn.
Giáo dục giới tính cần đến với tuổi mới lớn bằng những bài học đầy đủ nhất về kiến thức ngăn ngừa mang thai ngoài ý muốn và các bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhưng giáo dục giới tính cũng cần phải tôn trọng các quyền lợi cơ bản của giới trẻ và cần truyền đạt một cách trung thực.
Tại sao giáo dục giới tính quan trọng đối với tuổi mới lớn?
Video đang HOT
Giáo dục giới tính toàn diện bao gồm một loạt các chủ đề xuyên suốt các cấp lớp học sinh. Cùng với sự hỗ trợ của cha mẹ và cộng đồng, nó có thể mang lại cho người trẻ những lợi ích sau:
- Tránh các hậu quả tiêu cực: theo Tổng cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình, tại Việt Nam mỗi năm có khoảng 70 nghìn ca phá thai ở lứa tuổi vị thành niên, thanh niên chưa có gia đình. Vì vậy, việc cung cấp những kiến thức giáo dục giới tính về sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, biện pháp tránh thai là điều hết sức cần thiết.
- Giảm độ tuổi quan hệ tình dục lần đầu: Những bài học giáo dục giới tính giúp teen nhận thức rằng không quan hệ là cách mang lại 100% hiệu quả trong việc ngăn ngừa mang thai ngoài ý muốn, HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Do đó, các chương trình giáo dục giới tính sẽ phát huy tác dụng trong việc giúp đỡ những người trẻ trì hoãn quan hệ tình dục hoặc quan hệ tình dục ít hơn bình thường.
- Biết cách phân biệt mối quan hệ lành mạnh và không lành mạnh: Duy trì một mối quan hệ lành mạnh đòi hỏi kỹ năng mà nhiều người trẻ không bao giờ được dạy – như giao tiếp tích cực, kiểm soát mâu thuẫn, và quyết định đàm phán xung quanh hoạt động tình dục, ý thức và tìm hiểu các cách quan hệ tình dục an toàn. Thiếu sót những kỹ năng này có thể dẫn đến các mối quan hệ không lành mạnh và thậm chí bạo lực trong giới trẻ.
- Nhận thức được giá trị của bản thân: Giáo dục giới tính không chỉ dạy cho người trẻ những điều cơ bản vể sự phát triển của tuổi dậy thì, mà còn cung cấp nhận thức về quyền quyết định muốn hay không muốn làm điều gì, chẳng hạn từ chối tham gia vào những hoạt động tình dục không mong muốn.
Theo Girlspace
Cách giáo dục giới tính cho trẻ
Có phải dạy con mình kiến thức về giới tính hay không, dạy lúc nào là phù hợp, và nên bắt đầu như thế nào?...Đó là những băn khoăn của không ít bậc phụ huynh.
Giáo dục giới tính là vấn đề mà hiện nay các bậc phụ huynh cũng như xã hội đặc biệt quan tâm. Tuy nhên, đa số các bậc phụ huynh cảm thấy băn khoăn về việc phải có cách nhìn như thế nào mới đúng về việc có phải dạy con mình kiến thức về giới tính hay không, dạy lúc nào là phù hợp, và nên bắt đầu như thế nào?...
Tại nhiều nước khác trên thế giới, giáo dục giới tính thường được tích hợp vào nhiều bài học bắt buộc, chủ yếu như một phần của các bài giảng về sinh học (ở các lớp thấp) và sau đó trong các bài giảng liên quan tới các vấn đề sức khoẻ nói chung, vấn đề quan hệ tình dục. Họ dành nhiều giờ học và thậm chí là cung cấp bao cao su cho các học sinh ở lớp tám và lớp chín.
Riêng Việt Nam thì được đánh giá là một xã hội bảo thủ, tỷ lệ giáo dục giới tính trong trường học rất thấp (chỉ có khoảng 0.3% trường Trung học phổ thông có đưa giáo dục giới tính vào giảng dạy cho học sinh.) Kết quả là trung bình mỗi năm có khoảng 300.000 ca nạo hút thai ở độ tuổi 15-19, trong đó 80-90% là học sinh, sinh viên, Việt Nam là nước có tỷ lệ nạo phá thai ở tuổi vị thành niên cao nhất Đông Nam Á và xếp thứ I thế giới. Tuy nhiên, không thể đổ lỗi cho hoàn cảnh, cho nhà trường và xã hội, mà mỗi bậc phụ huynh phải tự thân lo cho con mình, nếu không muốn chúng sai lầm và lãnh hậu quả.
Có một số người chủ trương rằng tình dục là chuyện thoải mái, tự nhiên, thanh niên có thể tự do khám phá, vấn đề là phải biết cách phòng tránh thai và các bệnh lây lan qua đường tình dục. Trong khi đó, một số người dường như cự tuyệt với vấn đề này vì đó là chuyện "phàm trần, tục tĩu, chuyện kín giấu"...Văn hoá của người Việt cũng khiến cho không ít bậc phụ huynh xấu hổ khi mở miệng nói với con những vấn đề về giới tính.
Nếu như quý vị không chịu dạy cho con mình, thì chúng sẽ tự tìm hiểu, và internet, video sex, bạn bè chúng sẽ dạy chúng, và bạn không thể nào kiểm soát được những gì con bạn lĩnh hội, bao nhiêu phần trăm là đúng và bao nhiêu phần trăm là sai, và cách chúng đáp ứng với những gì nghe, thấy là thế nào.
Vậy thì khi nào nên dạy?
Phải dạy rất sớm!
Có thể bắt đầu dạy trẻ về giới tính từ lúc lên 3, 4 tuổi. Bạn có thể cho rằng như thế là quá sớm, nhưng thống kê cho thấy đối tượng bị quấy rối nhiều nhất trong nhóm trẻ dưới 12 tuổi là... trẻ 4 tuổi!
Ở tuổi này trẻ đã biết tiếp thu những gì xảy ra xung quanh, các em hiểu nhiều hơn những gì người lớn nghĩ. Ví dụ khi tắm cho trẻ, hãy chủ động nói với trẻ về "vùng riêng tư" nơi mà ba mẹ em có thể nhìn và chạm khi giúp em tắm, nhưng bất kì ai khác cũng không được phép.
Đây cũng là vấn đề liên quan đến nếp sống của mỗi gia đình, đến giá trị, lòng tin, thái độ và nhất là hành vi, hình thành nhân cách của mỗi con người để có một cuộc sống hạnh phúc về sau. Vì thế phải bắt đầu từ nhỏ, rồi qua thời gian sẽ củng cố thêm dần dần khi trẻ lớn lên. Nhưng tất cả phải theo nguyên tắc và niềm tin của người dạy cho trẻ. Chẳng hạn tính dục là một phần tự nhiên và lành mạnh của đời sống con người. Tính dục không đơn thuần là chuyện giao hợp. Với con người, tính dục bao hàm sinh học, đạo đức, xã hội, tâm linh, tâm lý, cảm xúc... Nói đến tính dục không thể chỉ nói chuyện giao hợp, hay dùng bao cao su, thuốc tránh thai mà phải dạy về thể chất, đạo đức, xã hội, tâm linh, tâm lý, cảm xúc.
Thế thì bắt đầu như thế nào đây?
Nói về các bộ phận riêng tư
Hãy bắt đầu tìm cơ hội nói chuyện với trẻ ở một địa điểm thoải mái với cả bạn và trẻ, một nơi vui vẻ, giàu tình cảm để trẻ lắng nghe bạn tốt hơn. Không cần căng thẳng, hệ trọng.
Ví dụ khi tắm cho trẻ, khi ngủ với nhau,...Hãy nói tên các bộ phận này cho trẻ, tên đúng của chúng chứ không phải các tên ngộ nghĩnh bạn bịa ra.
Khi nói về chuyện này, điều quan trọng nhất là bạn không nên tạo ra cảm xúc kỳ thị, khó chịu, xấu hổ về các bộ phận này. Chỉ cần nhấn mạnh rằng đó là vùng đặc biệt và rất riêng của trẻ, không phải bất cứ ai khác.
Tìm cơ hội gần gũi trò chuyện với con (ảnh minh hoạ)
Nói về những trường hợp trẻ có thể cho phép đụng chạm vào vùng riêng tư của cơ thể
Cần hướng dẫn trẻ nếu gặp những tình huống bị xâm phạm thì phải biết làm gì, nếu vậy, khi có người xâm phạm, trẻ sẽ biết nói: "Dừng lại! Con thấy khó chịu!" và nói lại với cha mẹ mình ngay lập tức.
Chỉ khi cần thiết như khám bệnh và vệ sinh mới cho phép người có trách nhiệm chạm vào. Đây cũng là cách nói giúp từng bước phát triển suy nghĩ khỏe mạnh về giới tính cho trẻ, thích hợp cho việc nói chuyện về tình dục giai đoạn trẻ lớn hơn.
Bên cạnh "nguyên tắc đụng chạm", trẻ cần biết mình cần che vùng riêng tư khi đi bơi nơi công cộng, giữ gìn vùng này vệ sinh, sạch sẽ và khỏe mạnh.
Theo Gotonext
Thắc mắc tuổi mới lớn Thiếu kiến thức chính xác về giáo dục giới tính và về cơ thể là tình hình chung của các teen hôm nay. Điều đó dẫn đến một số suy nghĩ lệch lạc và đôi khi gây ra những hoang mang cho nhiều bạn. Một vài thắc mắc nhỏ sau đây sẽ giúp các teen có câu trả lời chính xác cho những...