Giáo dục đạo đức, lối sống, phòng chống xâm hại tại các trường học
Sáng nay (9/11) tại trường Trung học phổ thông Trần Hưng Đạo ( quận Thanh Xuân, Hà Nội) đã diễn ra buổi sinh hoạt chuyên đề “Giáo dục đạo đức, lối sống, phòng chống xâm hại, bạo lực học đường tại các trường trung học phổ thông” do Cụm trường Trung học phổ thông Thanh Xuân – Cầu Giấy phối hợp Công an Thành phố Hà Nội tổ chức.
Buổi sinh hoạt chuyên đề nhằm tuyên truyền, trao đổi với các em học sinh về các vấn đề bạo lực học đường, xâm hại tình dục trẻ em và lối sống văn hóa học đường cho các học sinh trung học phổ thông và trung học cơ sở thành phố Hà Nội.
Trung tá Khổng Ngọc Oanh hướng dẫn kỹ năng phòng chống bạo lực học đường và xâm hại tình dục cho học sinh Hà Nội
Tại buổi sinh hoạt chuyên đề, Trung Tá Khổng Ngọc Oanh – Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an) đã trao đổi, hướng dẫn cho học sinh các kiến thức về phòng chống bạo lực học đường, phòng, chống xâm hại tình dục và trang bị cho các em các kiến thức pháp luật liên quan đến bạo lực học đường và xâm hại tình dục ở lứa tuổi vị thành niên, thanh thiếu niên và trẻ em.
Qua các hoạt động tương tác liên quan đến các tình huống thiết thực, Trung tá Khổng Ngọc Oanh đã giúp các em có cái nhìn sáng tỏ và toàn diện hơn đối với những hành vi bạo lực học đường, các dấu hiệu nhận biết xâm hại tình dục, cách xử trí khi sự việc xảy ra, đồng thời khuyến khích các em mạnh dạn trao đổi và đặt câu hỏi liên quan đến những vấn đề này.
Video đang HOT
Học sinh thể hiện tình huống bạo lực học đường qua tiểu phẩm
Đặc biệt Trung tá Khổng Ngọc Oanh nhấn mạnh sự tác động của mạng xã hội đối với các hành vi bạo lực học đường và các thủ đoạn tinh vi của đối tượng có ý đồ xâm hại tình dục; khuyến cáo cách phòng tránh và loại bỏ những hành vi tiêu cực khi bị xâm hại.
“Khi sự việc xảy ra, các em phải tìm đến người lớn, các tổ chức xã hội, các tổ chức hỗ trợ trẻ em để tố giác tội phạm và đề nghị sự chia sẻ”, Trung tá Khổng Ngọc Oanh đưa ra lời khuyên.
Trong buổi sinh hoạt chuyên đề, vấn đề bạo lực học đường cũng được học sinh Cụm trường dàn dựng và thể hiện qua các tiểu phẩm rất chân thực, ý nghĩa và mang thông điệp nhân văn.
Thầy Vũ Đình Hà – Hiệu trưởng trường Trung học phổ thông Trần Hưng Đạo cũng nhắc nhở các em học sinh, ngoài việc nghe lời bố mẹ, thầy cô thì mỗi học sinh cần tự trang bị cho mình những kỹ năng trong cuộc sống, nhất là kỹ năng về văn hóa học đường, kỹ năng phòng chống xâm hại và bạo lực học đường.
Tin và ảnh: Bảo Thoa
Theo laodongthudo
Ngành Giáo dục "bắt tay" Đoàn Thanh niên giáo dục đạo đức, lối sống học sinh
Ngành Giáo dục Phú Thọ và Đoàn THCS Hồ Chí Minh tỉnh Phú Thọ đã ký kết chương trình phối hợp năm học 2019-2020.
Ảnh minh họa/internet
Ông Lê Bá Việt Hùng - Phó Trưởng phòng, phụ trách phòng Giáo dục Trung học (Sở GD&ĐT Phú Thọ) (Sở GD&ĐT Phú Thọ) thông tin: Nội dung phối hợp được đưa ra cụ thể ở khối tiểu học, THCS và THPT, giáo dục thường xuyên.
Theo đó, một trong những nội dung ở khối tiểu học, THCS là triển khai phong trào Kế hoạch nhỏ, chương trình "Nâng bước em đến trường" giúp đỡ thiếu nhi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Triển khai Chương trình "Rèn luyện đội viên" giai đoạn 2018 - 2022; phong trào "Thiếu nhi Đất Tổ noi gương anh bộ đội cụ Hồ". Tăng cường tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho đội viên thiếu niên nhi đồng...
Đối với khối THPT, trung tâm GDNN-GDTX, nội dung phối hợp gồm tổ chức các hoạt động giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa, kỹ năng thực hành xã hội, kỹ năng sống cho đoàn viên thanh niên trường học; các hoạt động thúc đẩy tinh thần học tập, sáng tạo nghiên cứu khoa học trong đoàn viên thanh niên, học sinh, giáo viên trẻ...
Mục đích chương trình phối hợp nhằm nâng cao trách nhiệm, vai trò, sự phối hợp hiệu quả của ngành Giáo dục và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong công tác giáo dục và đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ.
Đồng thời, đẩy mạnh các hoạt động giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, văn hóa ứng xử; triển khai có hiệu quả việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và các hoạt động giáo dục cho đoàn viên, thanh thiếu nhi, học sinh, sinh viên trong trường học thông qua các hoạt động Đoàn, Hội, Đội.
Phát huy vai trò và tiềm năng của học sinh, sinh viên, học viên, cán bộ, giáo viên, giảng viên trẻ trong các nhà trường, tổ chức Đoàn, Hội, Đội trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát triển kinh tế, xã hội.
Hoạt động phối hợp được yêu cầu thực hiện thường xuyên, đảm bảo thiết thực, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm, tránh hình thức. Định kỳ kiểm tra sơ kết, tổng kết việc thực hiện chương trình, kịp thời đề ra phương hướng, nhiệm vụ phù hợp với yêu cầu thực tiễn...
Hải Bình
Theo GDTĐ
Nền giáo dục tiên tiến là nền giáo dục phải chăm lo, ưu tiên cho học sinh khó khăn Chia sẻ tại Hội thảo "30 năm mô hình giáo dục Đinh Tiên Hoàng và giải pháp giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh phổ thông hiện nay", Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm (Chủ tịch Hội đồng giáo dục Trường Trung học phổ thông Đinh Tiên Hoàng) cho rằng: Một nền giáo dục văn minh, tiên tiến trước hết phải chăm...