Giao dịch vốn, thoáng nhưng đừng hở
Một thông tin đáng chú ý tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2016 diễn ra trong ngày 1-2/6 là Chính phủ bàn thảo về Đề án lộ trình tự do hóa giao dịch vốn tại Việt Nam.
Thông tin chi tiết về đề án này đến nay chưa được công khai. Tuy nhiên, nguồn tin của ĐTCK cho hay, Ngân hàng Nhà nước phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng đề án này và có tham khảo Đề án đầu tư vốn gián tiếp trong lĩnh vực chứng khoán.
Theo giới chuyên gia, tự do hóa giao dịch vốn là quá trình dỡ bỏ dần các hạn chế áp dụng đối với những giao dịch này. Một khi các giao dịch vốn tại Việt Nam được điều chỉnh bởi hệ thống pháp lý thông thoáng hơn, thì sẽ góp phần thu hút các dòng vốn nước ngoài, trong đó có dòng vốn đầu tư gián tiếp chảy vào TTCK Việt Nam mạnh hơn.
Theo phản ánh của giới đầu tư nước ngoài, khi đầu tư vào TTCK Việt Nam, họ vừa phải chịu điều chỉnh bởi hệ thống pháp luật chứng khoán, vừa phải tuân thủ các quy định trong lĩnh vực ngân hàng.
Trong khi đó, giới đầu tư cho rằng, một số quy định trong lĩnh vực chứng khoán đã có những bước cải cách đáng ghi nhận, điển hình như đến nay đã cấp mã số giao dịch trực tuyến cho NĐT nước ngoài. Tuy nhiên, không ít quy định trong lĩnh vực ngân hàng đang “làm khó” NĐT ngoại. Cụ thể như các thủ tục về mở tài khoản thanh toán, tài khoản góp vốn áp dụng đối với NĐT nước ngoài tại ngân hàng thương mại Việt Nam vẫn chưa có những cải cách tương thích với mức độ cải cách trong lĩnh vực chứng khoán. Điều này khiến cho các cải cách về cơ chế trong ngành chứng khoán khó phát huy hiệu quả trên thực tế trong cải thiện khả năng hút vốn ngoại của TTCK.
Từ thực tế trên, giới đầu tư đang chờ đợi, khi Đề án lộ trình tự do hóa giao dịch vốn được áp dụng, sẽ không chỉ gỡ bỏ những hạn chế hiện tại, mà quan trọng hơn là các tư tưởng cải cách mới trong thúc đẩy tự do hóa các giao dịch vốn sẽ đi vào thực thi. Điều này cùng với các cải cách về cơ chế trong lĩnh vực chứng khoán tiếp tục được thúc đẩy, sẽ tạo ra môi trường đồng bộ, tương thích trong cải thiện khả năng huy động vốn ngoại cho thị trường vốn.
Video đang HOT
Vốn đầu tư gián tiếp (FII) được nhìn nhận là “dòng vốn nóng”, bởi động thái vào – ra của nó ở một thị trường cụ thể có tính linh hoạt cao, nhất là dòng vốn chảy ra nhanh khi kinh tế trong và ngoài nước có những biến động lớn. Bài học mà Thái Lan, cùng nhiều quốc gia khác phải đối mặt cách đây 10 năm khi xảy ra khủng hoảng tài chính châu Á, khiến NĐT ngoại rút vốn ồ ạt vẫn còn giá trị.
Nói như vậy để thấy cùng với nỗ lực “thông thoáng” hoạt động giao dịch vốn, qua đó góp phần gia tăng sức hấp dẫn và khả năng cạnh tranh của thị trường vốn Việt Nam, cần có hệ thống giải pháp đi kèm đủ hiệu quả và linh hoạt, với nhiều lớp bảo vệ rủi ro để “giảm sốc” cho nền kinh tế, cũng như thị trường khi dòng vốn ngoại đảo chiều. Sẽ là rủi ro đáng quan ngại nếu độ mở của TTCK, cũng như hoạt động giao dịch vốn gia tăng, nhưng các giải pháp ứng phó khi dòng vốn ngoại đảo chiều thiếu độ sâu và chắc chắn nhằm đảm bảo hóa giải hiệu quả các rủi ro, giảm thiểu tác động không mong muốn khi dòng vốn ngoại rút ra khỏi Việt Nam.
Người quan sát
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 2/6
Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 2/6 về các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán.
* TRA: Ngày 10/6 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức năm 2015 của CTCP Traphaco (TRA - HOSE), ngày đăng ký cuối cùng là 13/6. Cổ tức được chi trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 10%, thanh toán bắt đầu từ 8/7.
* KSB: CTCP Đầu tư Căn Nhà Mơ Ước, cổ đông lớn của CTCP Khoáng sản và Xây dựng Bình Dương (KSB - HOSE), đã mua 1,17 triệu cổ phiếu KSB theo phương thức thỏa thuận trong ngày 30/5. Sau giao dịch, tổ chức này đã nâng sở hữu tại KSB từ 2,33 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 9,98% lên 3,5 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 15%.
* CCL: Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển đô thị Dầu khí Cửu Long (CCL - HOSE) thông qua phương án chào bán 9,25 triệu cổ phiếu riêng lẻ để hoán đổi các khoản nợ. Giá hoán đổi của cổ phiếu CCL là 10.000 đồng/CP. Tỷ lệ hoán đổi là 1:10000, tương ứng 1 cổ phiếu sẽ hoán đổi 10.000 đồng nợ. Thời gian chào bán dự kiến trong tháng 6 năm nay.
* CSV: CTCP Hóa chất cơ bản Miền Nam (CSV - HOSE) thông báo sẽ thành lập Nhà máy hóa chất Nhơn Trạch - Chi nhánh Công ty tại Khu công nghiệp Nhơn Trạch 6, tỉnh Đồng Nai, đồng thời, cử ông Trần Văn Trách làm người đại diện chi nhánh.
* TDH: CTCP Phát triển Nhà Thủ Đức (TDH - HOSE) thông báo sẽ phát hành 9,26 triệu cổ phiếu theo tỷ lệ 100:15, để tăng vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu. Ngày đăng ký cuối cùng chốt danh sách cổ đông là 14/6.
* TMS: Ông Bùi Minh Tuấn, em trai ông Bùi Tuấn Ngọc, Chủ tịch HĐQT CTCP Transimex (TMS - HOSE) đăng ký mua 500.000 cổ phiếu TMS, nhưng chỉ mua được 115.000 cổ phiếu. Sau giao dịch, ông Tuấn nắm giữ 2,58 triệu cổ phiếu TMS, tỷ lệ 9,71%.
* VHC: Ngày 14/6 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức năm 2015 và tạm ứng cổ tức năm 2016 của CTCP Vĩnh Hoàn (VHC - HOSE), ngày đăng ký cuối cùng là 15/6. Cổ tức được trả bằng tiền mặt với tỷ lệ 5% của năm 2015 và 10% của năm 2016. Thời gian thanh toán bắt đầu từ ngày 8/7.
* STG: HĐQT CTCP Kho vận Miền Nam (STG - HOSE) thông qua các phương án để tăng vốn điều lệ từ 275,6 tỷ đồng lên 854,4 tỷ đồng. Theo đó, STG sẽ phát hành 1,1 triệu cổ phiếu để trả cổ tức; 1,6 triệu cổ phiếu để tăng vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu và 55,1 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu.
* TIC: CTCP Đầu tư Điện Tây Nguyên (TIC - HOSE) thống nhất dừng đầu tư vào cụm dự án Thủy điện Alin và chuyển nhượng toàn bộ 1 triệu cổ phần sở hữu tại CTCP Thủy điện Trường Phú, với giá chuyển nhượng không thấp hơn 11.000 đồng/cổ phần.
* PTC: CTCP Đầu tư và Xây dựng Bưu Điện (PTC - HOSE) thông báo, Đại hội cổ đông thường niên 2016 của Công ty sẽ được tổ chức vào 8h30 ngày 14/6, tại Trụ sở của Công ty, tầng 3, tháp C, tòa nhà Golden Place, đường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Tp. Hà Nội.
* KSS: Sở giao dịch Chứng khoán Tp. HCM quyết định đưa cổ phiếu của CTCP Khoáng sản Na Rì Hamico (KSS - HOSE) vào diện tạm ngừng giao dịch kể từ ngày 8/6. Nguyên nhận do KSS liên tục vi phạm về công bố thông tin trên thị trường.
* HSG: CTCP Tập đoàn Hoa Sen (HSG - HOSE) thông báo góp thêm 100 tỷ đồng bằng tiền mặt, để tăng vốn điều lệ cho Công ty con là Công ty TNHH MTV Hoa Sen Nghệ An từ 200 tỷ đồng lên 300 tỷ đồng.
* TDN: CTCP Than Đèo Nai - Vinacomin (TDN - HNX) quyết định phát hành thêm 13,44 triệu cổ phiếu để tăng vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu, tỷ lệ phát hành được biết sẽ là 100:84. Thời gian thực hiện dự kiến trong quý II hoặc quý III năm 2016.
* MNC: CTCP Mai Linh Miền Trung (MNC - HNX) thống nhất nhận chuyển nhượng một phần vốn góp của ông Hồ Văn Dũng tại Công ty TNHH Mai Linh - Quảng Bình. Cụ thể, MNC sẽ mua phần vốn góp trị giá 8,38 tỷ đồng tại Mai Linh Quảng Bình. Thời gian nhận chuyển nhượng là 1/6.
* SLS: CTCP Mía đường Sơn La (SLS - HNX) công bố báo cáo tài chính riêng quý I/2016, với tổng doanh thu 266,6 tỷ đồng, tăng 29,6% so với cùng kỳ năm ngoái; lợi nhuận sau thuế đạt hơn 47,6 tỷ đồng, tăng gần gấp 4 lần so với cùng kỳ.
Lạc Nhạn
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Khối ngoại bán ròng hơn 100 tỷ đồng cổ phiếu HPG trong phiên 1/6 Cùng với số lượng cổ phiếu bị bán ròng trải rộng, nhà đầu tư nước ngoài đã hãm mạnh giá trị mua ròng trong phiên 1/6, với tổng giá trị mua ròng chỉ đạt hơn 20 tỷ đồng. Đáng chú ý, khối này đã bán ròng hơn 100 tỷ đồng cổ phiếu HPG. Trên HOSE, nhà đầu tư nước ngoài mua vào 8,21...