Giao dịch với bên liên quan, cổ đông đòi hỏi minh bạch
Để đảm bảo tính minh bạch, tính không vụ lợi, cổ đông lớn của một số công ty đã yêu cầu thành viên hội đồng quản trị không được biểu quyết trong các giao dịch với bên liên quan hoặc phải tiến hành đấu thầu rộng rãi, thay vì mua chỉ định từ bên liên quan.
Mâu thuẫn giữa các nhóm cổ đông lớn tại Coteccons đang thu hút sự chú ý của nhà đầu tư trên thị trường. Căn nguyên của mâu thuẫn đến từ giao dịch với các bên liên quan. ây vốn là vấn đề tồn tại ở nhiều công ty niêm yết, chứ không riêng Coteccons.
Chẳng hạn câu chuyện tại Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn ( Sawaco). Tổng công ty này hiện nắm giữ trên 51% vốn điều lệ tại 8 công ty con chuyên cung cấp nước trên địa bàn TP.HCM như CTCP Cấp nước Bến Thành, CTCP Cấp nước Chợ Lớn, CTCP Cấp nước Gia ịnh… Các công ty con mua sỉ nước sạch, thuê mạng lưới cấp nước từ Sawaco và bán lại cho người dân.
Cổ đông lớn tại một số công ty con đã phản ứng với việc Sawaco đưa ra giá bán nước cho các công ty này và người đại diện phần vốn của Sawaco tại các công ty này lại bỏ phiếu thông qua giá bán nước.
Cho rằng đây là giao dịch với bên liên quan, các nhóm cổ đông này yêu cầu người đại diện vốn góp của Sawaco trong Hội đồng quản trị không được biểu quyết quyết định đối với các loại hợp đồng có liên quan nước sạch.
Cổ đông tại các công ty con của Sawaco viện dẫn iều 162, Luật Doanh nghiệp quy định về hợp đồng, giao dịch với bên liên quan, trong đó có quy định trường hợp hợp đồng phải được hội đồng quản trị chấp thuận thì “thành viên có lợi ích liên quan không có quyền biểu quyết”.
Vẫn trong ngành nước, vài năm nay, một số cổ đông của CTCP Cấp nước Nhơn Trạch nhiều lần phản ánh với Báo ầu tư Chứng khoán về tình trạng sụt giảm lợi nhuận của Công ty.
Năm 2018, NTW đạt hơn 162 tỷ đồng doanh thu, tăng so với con số 153 tỷ đồng năm 2017, nhưng do giá vốn hàng bán tăng nên lãi ròng chỉ còn 16 tỷ đồng, giảm 24% so với kết quả năm 2017.
Tỷ suất lợi nhuận/vốn điều lệ năm 2018 chỉ đạt 16%, giảm mạnh so với mức 21% của năm 2017, cũng như các năm trước đây. Năm 2019, Công ty đạt doanh thu 163 tỷ đồng, nhưng lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 12,4 tỷ đồng.
Theo giải thích từ NTW, do chính sách không khai thác nước ngầm ở các khu vực đã sản xuất nước mặt nên Công ty đã phải ngừng khai thác và mua lại nước từ Công ty mẹ – CTCP Cấp nước ồng Nai (Dowaco) và CTCP Cấp nước Hồ Cầu Mới.
Việc mua lại nước từ Dowaco khiến cổ đông băn khoăn vì một mặt công ty mẹ bán nước, mặt khác người đại diện vốn tại công ty con lại biểu quyết thông qua các hợp đồng.
Có thể do đặc thù của sản phẩm thiết yếu nước sạch, các giao dịch giữa công ty mẹ – công ty con còn nhiều vấn đề cần bàn thêm.
Video đang HOT
Nhưng thực tế, ở các công ty cổ phần, tình trạng công ty mẹ bán hàng – công ty con mua hàng rất phổ biến. iều này khiến cho hoạt động của doanh nghiệp kém tính minh bạch.
Tại CTCP Xi măng La Hiên, năm ngoái, một nhóm cổ đông đã yêu cầu Công ty cung cấp thông tin về các giao dịch với bên liên quan.
Theo nhóm cổ đông này, Công ty có hai đại lý bán hàng là các công ty liên quan tới Kế toán trưởng. Các đại lý này có thời điểm có công nợ vượt mức quy định của Công ty, trong khi Công ty vẫn phải vay nợ và trả lãi.
Chưa kể, các hợp đồng mua sắm trọng yếu của Công ty như hợp đồng mua bao bì vỏ xi măng được thực hiện chủ yếu dưới hình thức như chào giá cạnh tranh, chào giá rút gọn, chỉ có rất ít hợp đồng được đấu thầu rộng rãi.
Cổ đông của Xi măng La Hiên yêu cầu Công ty phải thực hiện đúng quy định Luật ấu thầu, dừng các hình thức chào giá cạnh tranh, chào giá rút gọn – vốn không được đề cập trong Luật ấu thầu.
Hiện đang là thời điểm các doanh nghiệp tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên sau khoảng thời gian phải thực hiện giãn cách xã hội vì phòng chống dịch bệnh. Các nội dung chất vấn về giao dịch với bên liên quan rất cần các cổ đông lên tiếng chất vấn để thúc đẩy sự minh bạch trong bức tranh tài chính các công ty.
Tăng 116% trong vòng 13 phiên, ITA có gì?
Lợi nhuận ITA tăng mạnh trong giai đoạn 2017-2019 và nợ vay giảm đáng kể.
Cổ phiếu ITA tăng 116% trong vòng 13 phiên sau thời gian dài đi ngang.
Công ty tập trung đầu tư dự án khu công nghiệp Tân Đức giai đoạn 2.
Cổ phiếu ITA của Công ty Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo (HoSE: ITA) sau một thời gian dài đi ngang thì bất ngờ tăng mạnh lên vùng giá 5.670 đồng/cp chốt phiên 10/6, tăng 116% trong vòng 13 phiên giao dịch (12 phiên tăng trần). Mở cửa phiên 11/6, cổ phiếu ITA tiếp tục tăng trần lên 6.060 đồng/cp, đây cũng là mức giá cao nhất của cổ phiếu này kể từ cuối năm 2015.
Đồng thời, khối lượng giao dịch của cổ phiếu ITA cũng rất đột biến, như phiên 10/6 khớp lệnh kỷ lục 52,6 triệu cổ phiếu.
Nguồn: VNDirect
Giao dịch khởi sắc của ITA trong bối cảnh cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên cuối tuần trước có sự xuất hiện của Chủ tịch HĐQT Đặng Thị Hoàng Yến sau 8 năm liên tiếp vắng mặt.
Lợi nhuận cải thiện, từng bước giảm nợ vay
ITA là đơn vị hoạt động trong lĩnh vực bất động sản khu công nghiệp, doanh thu chủ yếu đến từ cho thuê đất, cơ sở hạ tầng, cung cấp dịch vụ và bán đất nền. Lợi nhuận doanh nghiệp cải thiện mạnh trong các năm gần đây. Cụ thể, lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ trong giai đoạn 2017-2019 tăng đáng kể từ 7,9 tỷ đồng lên 203 tỷ đồng.
Riêng quý I công ty ghi nhận 94,3 tỷ đồng, tăng 4%. Biên lợi nhuận gộp tăng từ 44% lên 55% đã giúp lãi gộp tăng 30% đạt 51,7 tỷ đồng. Doanh thu tài chính tăng cùng chi phí tài chính và lỗ hoạt động liên doanh liên kết giảm đã đẩy lợi nhuận ròng của ITA đạt 25 tỷ đồng, gần gấp 5 lần cùng kỳ năm trước.
Đơn vị: tỷ đồng
Năm 2020, công ty đề ra kế hoạch doanh thu và thu nhập 842 tỷ đồng, lợi nhuận thuần đạt 271 tỷ đồng. Trong cơ cấu doanh thu, doanh thu cho thuê đất và nhà chiếm chủ yếu với 707 tỷ đồng, doanh thu cung cấp dịch vụ đạt 127 tỷ đồng; cùng giảm 36% và 5% so với năm trước.
Để thực hiện kế hoạch, ban lãnh đạo cho biết sẽ đẩy mạnh các giải pháp thu hút đầu tư; hoàn thiện và bán nhà ở khu Tài Lộc, khu Hạnh Phúc, khu Thiên Nga, khu đô thị E-city Tân Đức để đẩy nhanh doanh thu bán nhà/căn hộ trong năm; hoàn thành 2 block của khu chung cư Tân Đức Plaza hoàn thành trong quý II...
Ngoài ra, HĐQT cũng xin ý kiến cổ đông tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên việc bán 4 ha đất khu An Khang thuộc khu đô thị E-city Tân Đức, dự kiến doanh thu khoảng 650 tỷ đồng.
Công ty kinh doanh có lãi nhưng không chia cổ tức kể từ 2013. Do vậy, tính đến hết quý I, ITA có 883 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối và 307 tỷ đồng thặng dư vốn cổ phần trên vốn điều lệ 9.386 tỷ đồng.
Từ 2016 đến hết quý I năm nay, doanh nghiệp đã giảm đáng kể nợ vay, vay ngắn hạn giảm từ 448 tỷ đồng xuống 95 tỷ đồng và vay dài hạn giảm từ 1.044 tỷ đồng về 324 tỷ đồng. Tổng nợ vay vào khoảng 419 tỷ đồng trong khi tổng nguồn vốn là 13.286 tỷ đồng.
Đơn vị: tỷ đồng
Theo chia sẻ của bà Đặng Thị Hoàng Yến với kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt là thời kỳ suy thoái, chủ trương của doanh nghiệp là không cho phép tỷ lệ vay vượt quá 30%. Hơn nữa, ITA đầu tư vào thời điểm lãi suất rất cao, có lúc lên đến 20%/năm nên việc cơ cấu lại các khoản vay là yêu cầu tất yếu. Năm 2019, doanh nghiệp đã trả 50% nơ vay và đưa tất các khoản vay lãi suất về mức tối ưu, việc này sẽ được tiếp tục thực hiện trong năm 2020.
Tập trung vào khu công nghiệp Tân Đức giai đoạn 2
ITA có 2 khu công nghiệp chính là Tân Tạo và Tân Đức. Tính đến cuối năm 2019, khu công nghiệp Tân Tạo có 243 nhà máy hoạt động (36 nhà đầu tư nước ngoài) và Tân Đức có 187. Trong khi khu công nghiệp Tân Tạo chững lại thì khu công nghiệp Tân Đức ngày càng thu hút nhiều nhà đầu tư hơn, số lượng nhà máy hoạt động đã tăng từ 108 lên 187 giai đoạn 2016-2019. Điểm sáng trong quá trình thu hút đầu tư của Tân Tạo năm vừa qua là khu công nghiệp Tân Đức khi ký hợp đồng thuê đất với Tập đoàn Masan (20 ha), Công ty Boho Decor (3 ha), Tập đoàn Allicance (5 ha).
Đơn vị: nhà máy
Nhiều năm nay, trong báo cáo gửi đến cổ đông trong cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên, HĐQT công ty luôn có chiến lược tập trung đầu tư vào khu công nghiệp Tân Đức giai đoạn 2 để đáp ứng kịp thời nhu cầu và thu hút đầu tư trong tình hình mới; điều chỉnh quy hoạch dự án khu Ecity Tân Đức và hoàn thiện thủ tục pháp lý và thực hiện góp vốn dự án Khu công nghiệp Sài Gòn Mê Kông diện tích 200 ha tại Long An nhằm chuẩn bị quỹ đất cho sự phát triển trong giai đoạn tới. Cho đến năm 2020, ITA cũng không triển khai dự án mới mà tập trung hoàn thiện hạ tầng dự án hiện hữu.
Ngược lại, ITA tiến hành thoái toàn vộ vốn đầu tư vào các dự án khu thương mại - dịch vụ - nghỉ dưỡng tại Bãi Sao - Phú Quốc, Công ty Sài Gòn Đà Lạt và dự án Đô thị Tân Tạo để tập trung vốn trả nợ ngân hàng. Chủ trương thoái vốn các khoản đầu tư trên cũng có từ nhiều năm trước nhưng chưa thực hiện do ban lãnh đạo xác định đó đều là khoản đầu tư đã lâu và cần có mức lợi nhuận hợp lý.
Tính đến hết quý I, ITA có 4.251 tỷ đồng hàng tồn kho, riêng khu công nghiệp Tân Đức là 963 tỷ đồng, khu E-city Tân Đức 2.524 tỷ, chung cư Tân Đức 118 tỷ đồng, khu dân cư Tân Đức 31 tỷ và nhà xưởng tại khu công nghiệp Tân Đức là 54 tỷ đồng.
Dự án khu công nghiệp Tân Đức nằm trong quần thể khu công nghiệp - dịch vụ - đô thị Tân Đức, Đức Hòa, Long An có quy mô gần 1.142 ha do Công ty Đầu tư Tân Đức - công ty con ITA thực hiện. Quần thể bao bồm khu công nghiệp Tân Đức 545 ha, đô thị E-city 387 ha, khu thể thao giải trí 107 ha và đại học Tân Tạo 103 ha. Dự án có vị trí tiếp giáp với huyện Bình Chánh, phía Tây TP HCM, cách trung tâm TP HCM 26 km, các sân bay Tân Sơn Nhất 28 km và cách cảng Sài Gòn 29 km.
Riêng khu công nghiệp Tân Đức được chia làm 2 giai đoạn với giai đoạn 1 là 273,4 ha đã hoàn chỉnh hạ tầng và giai đoạn 2 là 262,2 ha được chính thức đầu tư mở rộng từ 2008. Theo kế hoạch 2020, dự án sẽ hoàn tất thi công một số tuyến đường vào quý I, hoàn thiện nhựa lớp 1 và lắp đặt đèn chiếu sáng trong quý IV, hoàn thành thi công nhà máy xử lý nước thải vào quý I và san lấp mặt bằng để bàn giao cho khách.
Ngưng đầu tư dự án Nhiệt điện Kiên Lương
Theo BCTC kiểm toán 2019, ITA đã góp vốn tổng cộng 2.170 tỷ đồng vào 2 doanh nghiệp là Công ty cổ phần Phát triển Năng Lượng Tân Tạo (TEDC) và Công ty Năng Lượng Tân Tạo 2 (TEC2).
Chủ tịch HĐQT cho biết khoản đầu tư vào 2 công ty trên chủ yếu là tiền thuê đất của dự án Nhà máy Nhiệt điện Kiên Lương. Dự án khởi công xây dựng vào năm 2009 và theo kế hoạch đi vào hoạt động từ 2014 nhưng đến nay chưa triển khai. ITA đã tiến hành thủ tục khởi kiện ra tòa Trọng tài Quốc tế và tòa đang thụ lý. HĐQT ngưng dự án để theo đuổi vụ kiện với mục đích bồi hoàn thiệt hại chi phí đã bỏ ra.
TEC2 và TEDC đã chi cho dự án khoảng 300 triệu USD vào chi phí đền bù giải tỏa, nạo vét, san lấp, thủ tục pháp lý... Bên cạnh yêu cầu bồi thường thiệt hại về chi phí thì ITA còn yêu cầu được bồi hoàn tiền thiệt hạn do nhà máy không triển khai được. Bà Yến đánh giá trong trường hợp xấu nhất thì doanh nghiệp sẽ được bồi hoàn số chi phí đã bỏ ra 300 triệu USD, còn chi phí cơ hội và lợi nhuận bị mất do dự án ngưng trệ tùy thuộc vào đấu tranh của các bên liên quan.
Ông trùm kem Việt phải 'bán mình' vì lý do này Từng đặt tham vọng vươn đến vị thế số 1 trong ngành kem, thu hút mạnh mẽ dòng vốn ngoại, nhưng COVID-19 đã buộc Công ty cổ phần thực phẩm đông lạnh Kido (KDF) quay trở lại cái nôi sinh ra mình. Đó là KDF sáp nhập với Tập đoàn Kido (KDC), hủy niêm yết trên sàn chứng khoán UpCom. Cụ thể, sáng...