Giao dịch khối ngoại ngày 24/4: Khối ngoại mua vào nhỏ giọt, tiếp tục bán ròng 385 tỷ đồng
Trong khi dòng tiền nội hoạt động tích cực giúp thị trường đảo chiều hồi phục, thì nhà đầu tư nước ngoài vẫn duy trì trạng thái bán ròng mạnh. Trong đó, với việc tập trung xả bán bluechip, khối ngoại đã bán ròng 385 tỷ đồng trong phiên cuối tuần.
Trên sàn giao dịch HOSE, khối ngoại mua vào với khối lượng 13,15 triệu đơn vị, giá trị 339,91 tỷ đồng, giảm 17,43% về khối lượng nhưng tăng 10,3% về giá trị so với phiên trước (23/4).
Ở chiều ngược lại, khối này bán ra 25,81 triệu đơn vị, giá trị 685,12 tỷ đồng, giảm 5,64% về khối lượng nhưng tăng hơn 10% về giá trị so với phiên trước.
Như vậy, khối ngoại đã bán ròng với khối lượng 12,67 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị 345,21 tỷ đồng, tăng 10,78% về lượng và 9,82% về giá trị so với phiên trước.
Trong đó, cổ phiếu HPG tiếp tục được mua ròng mạnh nhất với khối lượng 1,25 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị đạt 27,38 tỷ đồng. Còn lại các cổ phiếu được mua ròng với giá trị chưa tới 10 tỷ đồng.
Trái lại, cổ phiếu VNM tiếp tục bị bán ròng mạnh nhất về giá trị, đạt 96,95 tỷ đồng, tương đương khối lượng 958.760 đơn vị. Còn CRE dẫn đầu về khối lượng khi bị bán ròng 2,5 triệu cổ phiếu, giá trị tương ứng 38,99 tỷ đồng.
Tiếp theo đó, các cổ phiếu ngân hàng vẫn bị bán ròng mạnh như VCB với gần 37 tỷ đồng, HDB với hơn 32 tỷ đồng (1,57 triệu đơn vị), STB với 22,66 tỷ đồng (2,49 triệu đơn vị), VPB với 19,94 tỷ đồng (gần 1 triệu đơn vị).
Trên sàn giao dịch HNX, khối ngoại mua vào với khối lượng 219.910 đơn vị, giá trị 1,5 tỷ đồng, giảm 83,71% về lượng và 69,57% về giá trị so với phiên trước (23/4).
Ngược lại, khối này bán ra với khối lượng 2,52 triệu đơn vị, giá trị 24,17 tỷ đồng, tăng 36,93% về lượng và 47,29% về giá trị so với phiên trước.
Như vậy, khối ngoại đã bán ròng 2,3 triệu đơn vị với tổng giá trị bán ròng tương ứng 22,67 tỷ đồng, tăng gấp gần 3,7 lần về lượng và tăng 97,47% về giá trị so với phiên trước đó.
Phiên hôm nay, khối ngoại mua ròng 22 mã và mạnh nhất là VCS được mua ròng hơn 161 triệu đồng, tương đương khối lượng 2.700 cổ phiếu.
Video đang HOT
Trong khi đó, khối này bán ròng 26 mã và dẫn đầu là PVS bị bán ròng 1,36 triệu cổ phiếu, giá trị 16,06 tỷ đồng. Tiếp theo là LAS bị bán ròng 700.000 cổ phiếu, giá trị 4,2 tỷ đồng.
Giao dịch trên thị trường UPCoM, khối ngoại mua vào với khối lượng 336.530 đơn vị, giá trị tương ứng 4,11 tỷ đồng, giảm 46,9% về lượng và 72,53% về giá trị so với phiên trước đó (23/4).
Ngược lại, khối này bán ra với khối lượng 1,89 triệu đơn vị, giá trị 21,49 tỷ đồng, tăng 93,95% về lượng nhưng giảm 18,6% về giá trị so với phiên trước.
Như vậy, phiên hôm nay, khối ngoại đã bán ròng 1,55 triệu đơn vị với tổng giá trị bán ròng tương ứng 17,38 tỷ đồng, tăng gấp hơn 3,5 lần về lượng và tăng 51,92% về giá trị so với phiên trước.
Trong đó, khối ngoại mua ròng 16 mã và MCH dẫn đầu khi được mua ròng gần 800 triệu đồng, tương đương khối lượng 11.918 cổ phiếu.
Mặt khác, khối này bán ròng 18 mã và LPB bị bán ròng mạnh nhất với khối lượng 990.000 cổ phiếu, giá trị tương ứng 6,83 tỷ đồng. Tiếp theo là ACB bị bán ròng 3,78 tỷ đồng, BSR với hơn 3 tỷ đồng và NTC với 2,51 tỷ đồng.
Tính chung trên toàn thị trường trong phiên 24/4, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 16,52 triệu đơn vị với tổng giá trị tương ứng 385,26 tỷ đồng, tăng 34,75% về lượng và 14,23% về giá trị so với phiên hôm qua (bán ròng 337,26 tỷ đồng).
T.T
Giao dịch chứng khoán sáng 24/4: HSG bắt đầu bị chốt lời
Áp lực bán gia tăng khiến thị trường nhanh chóng quay đầu trong phiên sáng cuối tuần 24/4. Trong đó, cổ phiếu HSG có dấu hiệu bị chốt lời khiến mã này không giữ được sắc tím, trong khi lượng khớp tăng vọt, dẫn đầu sàn HOSE.
Sau chuỗi ngày dài tăng điểm và liên tiếp dành lại những ngưỡng kháng cự cao hơn khi thị trường chứng kiến tới 12/13 phiên tăng trong nửa đầu tháng 4, chỉ số VN-Index đã gặp áp lực chốt lời và lao dốc mạnh trong phiên 21/4.
Một trong những nguyên nhân tác động mạnh tới thị trường có thể là do việc giá dầu thô rơi xuống mức thấp kỷ lục trong hơn 2 thập kỷ. Tuy nhiên, tâm lý nhà đầu tư nhanh chóng bình ổn trở lại giúp thị trường hồi phục nhẹ, bất chấp áp lực rút ròng mạnh từ nhà đầu tư ngoại vẫn chưa dứt.
Hầu hết các công ty chứng khoán đều cho rằng, phiên tăng điểm vừa qua chỉ là nhịp hồi kỹ thuật. Theo BVSC, VN-Index dự báo sẽ tiếp tục gặp lực cản tại vùng kháng cự 773-780 điểm trong phiên cuối tuần. Về tổng thể, thị trường vẫn đang đối mặt với rủi ro điều chỉnh về vùng hỗ trợ 700-730 điểm trong ngắn hạn.
Mặc dù vậy, thị trường mở cửa phiên cuối tuần 24/4 vẫn duy trì sắc xanh nhạt nhờ sự hỗ trợ của một số bluechip, đặc biệt là VNM sau thông tin Vinamilk dự chi hàng nghìn tỷ đồng để mua vào 17,5 triệu cổ phiếu quỹ.
Tuy nhiên, VN-Index không thể đi quá xa khi lực bán vẫn luôn thường trực trong khi bên mua tỏ ra khá thận trọng. Chỉ sau hơn 20 phút giao dịch, thị trường đã đảo chiều giảm điểm trước áp lực bán dâng cao khiến sắc đỏ bao phủ trên diện rộng bảng điện tử, trong đó hầu hết bluechip cũng đã lui về dưới mốc tham chiếu.
Điểm sáng của thị trường vẫn là cổ phiếu HSG. Trong khi tâm lý thận trọng khiến toàn thị trường giao dịch hạn chế, thì HSG tiếp tục tạo sức hút lớn khi mở cửa tăng trần với khối lượng khớp lệnh không ngừng tăng lên, vượt chục triệu đơn vị.
Mặc dù sau 2 phiên tăng trần vừa qua, một số nhà đầu tư đã bắt đầu muốn chốt lời khiến HSG có chút rung lắc nhẹ nhưng cổ phiếu này đã nhanh chóng thiết lập lại sắc tím nhờ lực cầu tăng mạnh.
Sau khoảng 1 giờ giao dịch, HSG tạm đứng tại mức giá trần 7.260 đồng/CP với khối lượng khớp gần 16,5 triệu đơn vị và dư mua trần hơn 0,15 triệu đơn vị.
Cổ phiếu VNM tăng vọt về cuối phiên nhưng chỉ đủ để giúp VN-Index tiến gần hơn với mốc tham chiếu mà chưa thể thoát khỏi sắc đỏ.
Chốt phiên sáng, sàn HOSE có 154 mã tăng và 169 mã giảm, VN-Index giảm 0,55 điểm (-0,07%), xuống 773,36 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 147,35 triệu đơn vị, giá trị 2.185 tỷ đồng, tăng 16,9% về khối lượng và 8,03% về giá trị so với phiên sáng hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp 18,23 triệu đơn vị, giá trị 370,51 tỷ đồng.
Nhóm cổ phiếu bluechip đã cân bằng hơn với 12 mã tăng và 18 mã giảm. Trong đó, hầu hết các mã tăng chỉ trong biên đô khá hẹp, ngoại trừ điểm sáng là trụ cột VNM.
Bên cạnh thông tin hàng loạt lãnh đạo và quỹ đầu tư đăng ký mua vào cổ phiếu, Công ty đã quyết định sẽ mua 17,5 triệu cổ phiếu quỹ, tương đương với 1% vốn điều lệ, đã tiếp sức giúp cổ phiếu lớn VNM tăng vọt trong phiên sáng nay. Với mức tăng 5%, VNM chốt phiên sáng tại mức giá 100.900 đồng/CP với khối lượng khớp lệnh lên tới 1,96 triệu đơn vị.
Trong khi đó, hầu hết các cổ phiếu ngân hàng đều giao dịch dưới mệnh giá, đáng kể có BID, VCB có mức giảm hơn 1%, còn lại chỉ trên dưới 0,5%.
Ngoài ra, một số mã lớn cũng tạo gánh nặng lên thị trường như VHM -2,4% xuống 65.000 đồng/CP, SAB -1,16% xuống 178.500 đồng/CP, BVH -1,6% xuống 46.550 đồng/CP...
Điểm nóng HSG đã có dấu hiệu hạ nhiệt khi áp lực chốt lời gia tăng ở mức giá trần. Dù mất sắc tím nhưng HSG vẫn giữ mức tăng khá mạnh 6,77% lên sát trần 7.250 đồng/CP với khối lượng khớp lệnh lên tới 19,62 triệu đơn vị, dẫn đầu thanh khoản thị trường.
Mặt khác, QCG cũng chịu áp lực chốt lời sau 2 phiên tăng trần, thậm chí có thời điểm bị đẩy xuống dưới mốc tham chiếu. Tuy nhiên, lực cầu tốt đã giúp QCG giữ được sắc tím khi chốt phiên sáng, tạm đứng tại mức giá 7.210 đồng/CP với khối lượng khớp hơn 1 triệu đơn vị.
HAG cũng có phiên giao dịch tích cực sau khi HOSE thông báo người anh em HNG được giao dịch toàn phiên trở lại từ ngày 27/4 mặc dù vẫn bị kiểm soát. Chốt phiên, HAG 7% lên mức giá trần 3.380 đồng/CP với khối lượng khớp hơn 3 triệu đơn vị và dư mua trần 3,14 triệu đơn vị.
Trên sàn HNX, biên độ giảm cũng thu hẹp đáng kể về cuối phiên giúp HNX-Index tiệm cận mốc tham chiếu.
Chốt phiên sáng, sàn HNX có 35 mã tăng và 51 mã giảm, HNX-Index giảm 0,11 điểm (-0,1%) xuống 106,86 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 30,16 triệu đơn vị, giá trị 184,65 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận đóng góp không đáng kể, chưa tới 1,5 tỷ đồng.
Trong nhóm cổ phiếu ngân hàng, cặp đôi ACB và SHB rung lắc và đều chốt tại mốc tham chiếu, còn NVB quay đầu -2,4% xuống 8.000 đồng/CP.
Bên cạnh đó, nhóm cổ phiếu họ P đồng loạt mất điểm, đáng kể PVB -4,1% xuống 14.200 đồng/CP, PVS -0,9% xuống 11.700 đồng/CP, PLC -2,4% xuống 16.000 đồng/CP, PVC -2% xuống 5.000 đồng/CP...
Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, dù không có thông tin hỗ trợ nhưng KLF đã xác lập phiên tăng trần thứ 5 liên tiếp trong phiên sáng nay. Hiện KLF tạm đứng tại mức giá 1.900 đồng/CP với khối lượng khớp lệnh vượt trội, đạt 11,7 triệu đơn vị và dư mua trần gần 1 triệu đơn vị.
Đứng ở vị trí thứ 2 về thanh khoản là PVS khớp 2,72 triệu đơn vị.
Trên UPCoM, sau nhịp tăng nhẹ đầu phiên thị trường cũng đã quay đầu mất điểm trước áp lực bán chốt lời gia tăng.
Chốt phiên sáng, UpCoM-Index giảm 0,12 điểm (-0,23%), xuống 51,62 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 9,05 triệu đơn vị, giá trị 85,55 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 2,9 tỷ đồng.
Cổ phiếu BSR không còn nóng như phiên hôm qua, nhưng vẫn duy trì sắc xanh với mức tăng 1,7% lên 6.000 đồng/CP và giao dịch sôi động nhất với 3,25 triệu đơn vị được chuyển nhượng thành công.
Các cổ phiếu còn lại trên thị trường đều có khối lượng giao dịch chưa tới 1 triệu đơn vị.
T.Thúy
Giao dịch khối ngoại ngày 23/4: Khối ngoại tập trung bán cổ phiếu ngân hàng Nhà đầu tư nước ngoài vẫn nối dài chuỗi ngày bán ròng mạnh và trong phiên hôm nay 23/4 vẫn duy trì ở mức trên 300 tỷ đồng. Trong đó, tâm điểm bán ra của khối ngoại là nhóm cổ phiếu ngân hàng khi top 7 cổ phiếu trên sàn HOSE bị bán ròng mạnh có tới 5 mã thuộc dòng bank. Trên...