Giao dịch đột biến, hơn 18.000 tỷ đồng đổ vào thị trường chứng khoán
Chốt phiên giao dịch hôm nay (2/10), thị trường chứng khoán ghi nhận đà tăng trái chiều của các chỉ số. Trong đó, chỉ số Vn-Index tiếp tục ghi thêm gần 6 điểm vào giá trị giao dịch toàn thị trường lên tới gần 18.000 tỷ đồng.
Khởi động phiên làm việc sáng nay, thị trường chứng khoán tiếp tục diễn ra trong thận trọng. Giao dịch diễn ra giằng co, áp lực bán ra theo đó cũng tăng cao. Tuy nhiên, nhờ lực đỡ của các cổ phiếu trong nhóm bluechips, ngân hàng, dầu khí đồng loạt đi lên đã giúp chỉ số duy trì sắc xanh.
Điểm nhấn trong phiên sáng nay là giao dịch thỏa thuận đột biến của cổ phiếu MSN khi đạt gần 110 triệu cổ phiếu, với tổng giá trị tương đương gần 11.000 tỷ đồng.
Chốt phiên, bên sàn TP.HCM, chỉ số Vn-Index đã tăng 6,46 điểm, tương đương 0,64%, lên mức 1.019,34 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 246,47 triệu đơn vị, giá trị 14.316,95 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận đóng góp gần 129,2 triệu đơn vị, giá trị 11.479 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là gần 100 triệu cổ phiếu MSN trị giá gần 11.000 tỷ đồng của khối ngoại.
Bên sàn Hà Nội, chốt phiên sáng nay, chỉ số HNX-Index cũng tăng 0,05 điểm, tương đương 0,04%, lên mức 115,57 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 35,9 triệu đơn vị, giá trị 553,62 tỷ đồng.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Bước sang đợt làm việc buổi chiều, giao dịch diễn ra với nhiều biến động. Các chỉ số theo đó liên tục trồi sụt trước đà bán tháo của cổ phiếu. Bảng điện tử nhuộm sắc đỏ.
Trên sàn TP.HCM, mặc dù hoạt động bán tháo vẫn được nhà đầu tư thực hiện, nhưng thị trường đã duy trì được sắc xanh cho đến cuối buổi làm việc nhờ đà đi lên của các cổ phiếu bluechips và ngân hàng. Điển hình như BHN tăng 3.400 đồng/cổ phiếu; BID tăng 1.450 đồng/cổ phiếu; CTG tăng 50 đồng/cổ phiếu; GAS tăng 1.900 đồng/cổ phiếu; HOT tăng 300 đồng/cổ phiếu; SAB tăng 2.800 đồng/cổ phiếu; VCB tăng 500 đồng/cổ phiếu… Đáng chú ý, cổ phiếu MSN đã tăng 100 đồng/cổ phiếu ( thanh khoản tăng vọt với gần 11.000 tỷ đồng của khối ngoại).
Trong khi đó, bên sàn Hà Nội, chỉ số lại đảo chiều đi xuống. Giao dịch giằng co, số cổ phiếu tăng và giảm giữ ở trạng thái khá cân bằng. Tuy nhiên, nhiều cổ phiếu trụ cột lại quay đầu giảm giá như ACB giảm 400 đồng/cổ phiếu; SHB giảm 100 đồng/cổ phiếu; INN giảm 300 đồng/cổ phiếu…
Khép lại phiên giao dịch, thị trường ghi nhận xu hướng tăng giảm trái chiều của các chỉ số.
Cụ thể, tại sàn TP.HCM, chỉ số Vn-Index giữ ở mức 1.018,79 điểm, tăng 5,91 điểm, tương đương 0,58 %. Khối lượng giao dịch tăng vọt đạt 358,3 triệu đơn vị, giá trị tương đương là 17.315,251 tỷ đồng (trong đó cổ phiếu MSN đóng góp gần 11.000 tỷ đồng). Toàn thị trường có 119 mã tăng giá, 48 mã đứng giá và 180 mã giảm giá.
Chỉ số VN30-INDEX giữ ở mức 987,88 điểm, giảm 2,53 điểm, tương đương 0,26%. Khối lượng giao dịch đạt 66,2 triệu đơn vị, giá trị tương đương là 2.550,062 tỷ đồng. Toàn thị trường có 9 mã tăng giá, 1 mã đứng giá và 20 mã giảm giá.
Bên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-INDEX giữ ở mức 115 điểm, giảm 0,52 điểm, tương đương 0,45%. Khối lượng giao dịch đạt 58,8 triệu đơn vị, giá trị tương đương là 874,385 tỷ đồng. Toàn thị trường có 79 mã tăng giá, 52 mã đứng giá và 76 mã giảm giá.
Chỉ số HNX30-INDEX giữ ở mức 214,19 điểm, giảm 0,07 điểm, tương đương 0,03%. Khối lượng giao dịch đạt 39,6 triệu đơn vị, giá trị tương đương là 732,875 tỷ đồng. Toàn thị trường có 79 mã tăng giá, 52 mã đứng giá và 76 mã giảm giá.
Trên sàn UPCOM, chỉ số UPCOM-INDEX giữ ở mức 54,21 điểm, tăng 0,07 điểm, tương đương 0,13 %. Khối lượng giao dịch đạt 71,3 triệu đơn vị, giá trị tương đương 1.249,101 tỷ đồng. Toàn thị trường có 75 mã tăng giá, 55 mã đứng giá và 77 mã giảm giá.
Minh Ngọc
Theo vnmedia.vn
Thị trường sẽ tiếp tục phân hóa với rủi ro đang tăng dần trong ngắn hạn
Trong tuần 24 - 28/9/2018, chứng khoán thế giới ghi nhận những diễn biến giằng co trái chiều.
Thị trường chứng khoán
Chỉ số DowJones Index và S&P500 giảm lần lượt -0,39% và -0,18% khi nhà đầu tư bất an trước quyết định tiếp tục tăng lãi suất của FED. Trong khi đó, chứng khoán châu Á duy trì tuần giao dịch trong xu hướng tăng điểm với hai thị trường chính của khu vực là Trung Quốc và Nhật Bản đều có những thông tin tích cực tác động.
Trước những tác động trái chiều từ thị trường tài chính toàn cầu, VnIndex và HNX Index giằng co trong biên độ hẹp với mức tăng nhẹ của hai chỉ số chính lần lượt 0,58% và 0,60% so với phiên đầu tuần. Thông tin FTSE Russell đưa thị trường Việt Nam vào danh sách theo dõi nâng hạng lên thị trường mới nổi là điểm nhấn mang lại hiệu ứng tâm lý khá tích cực cho nhà đầu tư trong nước. Dòng tiền duy trì khá tốt với thanh khoản trung bình đạt mức 7.436 tỷ đồng/phiên, trong đó khối ngoại mua ròng hơn 467 tỷ đồng trên toàn thị trường. Sự vận động luân chuyển của các nhóm ngành khiến chỉ số chung có những phiên tăng giảm đan xen nhưng nhìn chung vẫn trong xu hướng sideway up.
Theo quan sát, một số cổ phiếu lớn đã bắt đầu chững lại và suy giảm nhẹ trong các phiên gần đây bởi động lực xét ở góc độ cơ bản không còn nhiều dư địa cho việc tăng giá như GAS, MSN, VJC, VCB, BID, CTG, PLX, VIC, VNM. Ngược lại, vẫn còn những cổ phiếu còn dư địa cơ bản để tăng giá như MWG, PNJ, CTD, FPT, REE, ACB, MBB. Do đó, Công ty Chứng khoán VNDIRECT cho rằng tuần giao dịch tới sẽ nghiêng về hướng có thể là tuần điều chỉnh của chỉ số nhưng các cổ phiếu sẽ có sự phân hóa. Đặc biệt, nhóm cổ phiếu vốn hóa tầm trung và nhỏ vẫn nhiều cơ hội nổi trội hơn mặt bằng chung.
Trong ngắn hạn, VNDIRECT duy trì quan điểm thận trọng về rủi ro của thị trường trong giai đoạn này khi động lực chốt NAV quý của các quỹ đã kết thúc và thị trường đang trong khoảng trống thông tin để chờ đợi kết quả kinh doanh Quý 3. Bà Nguyễn Phan Cẩm Thúy, Chuyên viên cao cấp Tư vấn Đầu tư, VNDIRECT cho rằng chiến lược hợp lý là giữ lại các cổ phiếu một cách chọn lọc, giảm dần tỷ trọng khi chỉ số tiến về gần vùng kháng cự của VNIndex quanh mức 1.040 điểm, đặc biệt là với các cổ phiếu đã tăng nóng thời gian vừa qua.
Theo baonghean.vn
Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều phiên đầu tiên của tháng 10 Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều trong phiên sáng 01/10 sau thông tin tăng trưởng sản xuất chế tạo của Trung Quốc chững lại trong tháng 9. Tại thị trường Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 tăng thêm 0,54% trong phiên sáng 1/10, ngược lại chỉ số Topix giảm 0,14% sau khi cổ phiếu của các nhà sản xuất ô tô...