Giao dịch chứng khoán tuần mới: Vẫn nên canh mua ở nhịp điều chỉnh
Thị trường chứng khoán đang có nhiều cổ phiếu trụ dẫn dắt, đây là biểu hiện bền vững của một xu hướng tăng giá, do đó sức đề kháng của thị trường sẽ rất tốt trong những nhịp va vấp.
Vẫn nên canh mua ở nhịp điều chỉnh
Thị trường vừa có một tuần giao dịch bùng nổ. Chỉ số VN-Index cũng như VN30 có phiên đầu tuần giảm điểm nhưng sau đó nhanh chóng lấy lại đà tăng.
Điểm sáng của nhịp tăng lần này là độ rộng của thị trường được cải thiện đáng kể khi dòng tiền phân bổ ở nhiều nhóm cổ phiếu trong quá trình dìu dắt đi lên của chỉ số chung, từ nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn cho đến các cổ phiếu vốn hóa vừa, thay vì sự phân bổ cục bổ cục bộ trong nhịp tăng giai đoạn tháng 9 – 10/2020.
Diễn biến VN30F, VN30 và mức chênh lệch giá.
Thị trường chứng khoán đang có nhiều cổ phiếu trụ dẫn dắt, đây là biểu hiện bền vững của một xu hướng tăng giá, do đó, sức đề kháng của thị trường sẽ rất tốt trong những nhịp va vấp, như cách mà thị trường đã phản ứng sau phiên giảm mạnh đầu tuần qua. Theo đó, nhiều nhà đầu tư duy trì quan điểm tích cực và có chiến lược nương theo đà tăng hiện tại
Tuy nhiên, đối với thị trường phái sinh, chiến lược giao dịch trong ngắn hạn (tầm nhìn trong tuần từ 23 – 27/11) khả thi là ưu tiên canh mua khi giá VN30F1M xuất hiện nhịp điều chỉnh về khu vực hỗ trợ quanh 935 – 940 điểm.
Chiến lược giao dịch trong trung hạn nên duy trì vị thế mua đang nắm giữ và nâng ngưỡng quản trị rủi ro từ mức 910 điểm lên 925 điểm.
Video đang HOT
Khối ngoại quay lại mua ròng
Một trong những điểm nhấn đáng chú ý trong tuần qua là sự trở lại mua ròng của khối nhà đầu tư nước ngoài sau giai đoạn liên tục bán mạnh kể từ tháng 9/2020. Con số mua ròng trong tuần qua không nhiều, xấp xỉ 450 tỷ đồng, nhưng việc khối ngoại dừng gây sức ép với thị trường được xem là chất xúc tác quan trọng củng cố đà tăng hiện tại của chỉ số chung.
Giá trị mua bán ròng của khối ngoại theo tuần.
Đà tăng của thị trường thời gian qua được dẫn dắt bởi dòng tiền trong nước, nhưng lịch sử đã nhiều lần cho thấy trong các giai đoạn bùng nổ của thị trường hầu như đều có sự góp mặt của dòng vốn ngoại. Do vậy, sự trở lại của khối ngoại kết hợp với sự lạc quan của dòng tiền trong nước sẽ giúp đà tăng của chỉ số chung được củng cố. Không ngoại trừ khả năng thị trường sẽ xuất hiện các phiên bùng nổ khi có sự đồng thuận từ nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Nhật ký giao dịch phái sinh tuần qua
Các vị thế mua nắm giữ qua tuần cả trong ngắn hạn và trung hạn gặp phải thử thách lớn trong phiên đầu tuần, giá trượt rất nhanh và gãy dễ dàng mốc hỗ trợ 930 điểm – là mức quản trị rủi ro cho vị thế giao dịch ngắn hạn, nên nhà đầu tư chấp nhận đóng vị thế một cách bị động. Lúc này, vị thế mua trong trung hạn cũng gặp thử thách không nhỏ khi giá nhúng xuống khu vực 910 – 920 điểm.
Diễn biến và chiến lược giao dịch VN30F1M tuần qua.
Việc giá lao nhanh gây bất ngờ, thậm chí hoảng loạn nhất định, nhưng 910 – 920 điểm được xác định là vùng hỗ trợ mạnh. Nếu giá “thủng” 910 điểm thì vị thế mua trung hạn khó có thể được duy trì. Tuy nhiên, đây cũng là khu vực dành cho các giao dịch mạo hiểm, đáng cân nhắc để mở lại vị thế mua.
Thực tế, kịch bản thị trường tốt nhất đã xảy ra, giá bật nảy lại từ mức 917 điểm, quyết định mở lại vị thế mua ngắn hạn tại 920 điểm và dồn tất cả vị thế (cả ngắn hạn và trung hạn) về cùng một ngưỡng quản trị rủi ro tại 910 điểm đang mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư.
Thị trường sau đó hồi phục mạnh, không khí lạc quan quay trở lại. Các vị thế mua hợp đồng tương lai đáo hạn tháng 11 được duy trì, chốt vị thế ngắn hạn tại giá đóng cửa quanh 944 điểm. Vị thế trung hạn tiếp tục được nắm giữ và chuyển sang kỳ hạn tháng 12 với giá vốn 949,5 điểm (không có giá tốt hơn khi kỳ hạn tháng 12 liên tục có độ lệch 4 – 5 điểm so với kỳ hạn tháng 11).
Kế hoạch giao dịch trong tuần mới (23 – 27/11) là duy trì vị thế mua trung hạn đang nắm giữ, với ngưỡng quản trị rủi ro được dời từ 910 điểm lên 925 điểm. Trong khi đó, chiến lược giao dịch ngắn hạn là canh mua, mở lại vị thế trong các nhịp điều chỉnh, với vùng giá tiềm năng trong khu vực 935 – 940 điểm.
Lưu ý tình thế tiến thoái lưỡng nan của Fed
Cơ chế cho vay khẩn cấp để hỗ trợ các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) qua việc mua các công cụ nợ như trái phiếu đang gặp trở ngại lớn khi chưa nhận được sự đồng thuận từ phía Bộ Tài chính Mỹ – là bên sẽ khỏa lấp được thâm hụt ngân sách do cơ chế cho vay khẩn cấp của Fed. Các công cụ cho vay này dự kiến sẽ hết hạn vào cuối tháng 12/2020, trong khi Fed đang nghiêng về khả năng sẽ gia hạn các công cụ vay để ứng phó để tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp.
Thị trường chứng khoán Mỹ liên tục lập đỉnh mới trong thời gian qua phần lớn là nhờ động thái quyết liệt của Fed trong việc nới lỏng định lượng nhằm phục hồi kinh tế, trong đó việc Fed công bố các cơ chế cho vay khẩn cấp cũng là một trong những biện pháp kích thích kinh tế quan trọng.
Do đó, việc các gói vay kích thích kinh tế có dấu hiệu bị “bóp nghẹt” do những bất đồng quan điểm giữa Fed và Bộ Tài chính Mỹ có thể sẽ khiến thị trường chứng khoán mất đi một động lực.
Hiện tại, giới đầu tư chưa phản ứng quá tiêu cực trước thông tin này, nhưng đây có thể được xem là rủi ro tiềm năng kìm hãm đà tăng của thị trường chứng khoán Mỹ nói riêng và thị trường chứng khoán toàn cầu nói chung từ nay đến cuối năm.
Thị trường chứng khoán "rơi" mạnh ngay từ đầu tuần
Sắc đỏ bao trùm toàn bộ thị trường chứng khoán ngay trong phiên đầu tuần, nhiều bluechips trắng bên mua đến tận cuối phiên.
VN-Index có thể sẽ tiếp tục giảm điểm với ngưỡng hỗ trợ gần nhất quanh 775 điểm. Ảnh Internet.
Chốt phiên giao dịch chứng khoán 27/7, VN-Index giảm 43,99 điểm (tương đương 5,31%) về mốc 785,17 điểm. HNX-Index giảm 6,49 điểm (tương đương 5,93%) về mốc 102,85 điểm. Upcom-Index giảm 2,13% về mốc 53,65 điểm.
Thanh khoản trên sàn chứng khoán ở mức cao với tổng giá trị giao dịch lên tới hơn 8,2 nghìn tỷ đồng, tương đương với hơn 534 triệu cổ phiếu được khớp lệnh.
Số mã giảm giá áp đảo thị trường với 383 mã giảm và tới 245 mã giảm sàn. Ngược lại chỉ có 76 mã tăng giá và 27 mã tăng trần.
Phiên này, VHM là mã cổ phiếu tác động tiêu cực nhất tới thị trường với việc lấy đi của VN-Index 4,72 điểm. Theo sau là VCB và VNM với 4,26 và 3,7 điểm. Trong nhóm VN-30, MWG, PNJ, SAB, SBT, STB, TCB, SSI giảm sàn đồng loạt.
Đà kéo của DAT, NBB, STG, TBC, SGR... không thấm vào đâu so với đà giảm của thị trường.
Theo Công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC), VN-Index dự báo sẽ tiếp tục giảm về vùng hỗ trợ 756-778 điểm trong một vài phiên kế tiếp. Kỳ vọng thị trường sẽ sớm xuất hiện phản ứng hồi phục tăng điểm trở lại khi lùi về vùng hỗ trợ này.
"Trong kịch bản này, chỉ số có thể quay lại thử thách vùng kháng cự 800-820 điểm. Tuy nhiên, về tổng thể, chỉ số vẫn có rủi ro giảm điểm về vùng hỗ trợ 700-720 điểm trong ngắn hạn", BVSC phân tích.
Cũng theo BVSC, diễn biến và tình hình kiểm soát Covid-19 cùng với thông tin kết quả kinh doanh quý II sẽ là các yếu tố chính chi phối đến diễn biến thị trường trong giai đoạn hiện tại. Ngoài ra, hoạt động cơ cấu danh mục của các quỹ đầu tư tham chiếu theo các bộ chỉ số VN30, VNDiamond, VNFinlead... có thể khiến cho thị trường và các cổ phiếu thành phần của các rổ chỉ số trên có biến động mạnh trong những phiên cuối tuần.
Công ty Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS) cũng dự báo, trong phiên giao dịch 28/7, VN-Index có thể sẽ tiếp tục giảm điểm với ngưỡng hỗ trợ gần nhất quanh 775 điểm. Nhà đầu tư sau khi đã giải ngân thăm dò một phần trong phiên 27/7 quanh ngưỡng 800 điểm nên tiếp tục quan sát thị trường và có thể cân nhắc giải ngân thêm một phần nữa nếu thị trường có những nhịp điều chỉnh về 775 điểm trong phiên.
Chứng khoán ngày 27/7: Bán tháo diện rộng, cổ phiếu đua nhau "nằm sàn" Thị trường chứng khoán ngày 27/7: Áp lực bán tháo trên diện rộng khiến hàng loạt cổ phiếu đua nhau giảm sàn qua đó "nhấn chìm" các chỉ số. Chỉ số VN-Index giảm gần 44 điểm sau phiên giao dịch ngày 27/7. Phiên giao dịch đầu tuần ngày 27/7 khép lại với sắc đỏ bao trùm lên các chỉ số. Cụ thể, VN-Index...